HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN
Ảnh: internet
Huế tên của nỗi nhớ
Người hỏi rằng xứ Huế bây giờ
Tôi biết làm sao quên được
Giòng sông ấy như ngọc tan thành nước
Vẫn tháng năm lưu luyến đôi bờ
Đêm thì thầm chờ hoài thôn Vỹ
Những mảnh hồn sao rơi ngẩn ngơ
Người hỏi rằng xứ Huế bây giờ
Tôi biết làm sao nói được
Đỉnh núi ấy từ muôn thuở trước
Vẫn cô đơn chờ mảnh trăng gầy
Mùa sim chín trên đồi bát ngát
Vẫn thèm ăn một chút trái hoang sơ
Người hỏi rằng xứ Huế bây giờ
Còn chờ ai trong cơn bơ vơ
Chiều Nam Giao nhớ người Bến Ngự
Thương ai một đời lỡ hẹn trong mơ
Người hỏi rằng xứ Huế bây giờ
Chiếc nón ấy có còn duyên dáng
Tà áo ấy đi qua cầu trắng
Gió xuân thì còn nhớ tóc mây
Sầu khơi đọng nhớ làn mắt ướt
Mưa kinh kỳ nhớ ai đêm nay
Nhiều khi gót mỏi đường đất lạ
Tôi muốn về thăm Huế một ngày
Muốn bỏ lại đằng sau tất cả
Về ngủ trên đồi với cỏ may
Người hỏi rằng xứ Huế bây giờ
Tôi biết thưa làm sao đây
Từng phen gió thổi vào cung lạnh
Vách quế thềm hoa cỏ mọc đầy.
Cảm đề Huyền Trân
Ôi Huyền Trân Huyền Trân
Thương hoài ngàn năm công chúa họ Trần
Có phải trong cuộc tình Ô Lý
Nàng sống với bao nỗi chết trong lòng.
Có phải ngày xưa nàng Huyền Trân
Cành quế thơm chưa luyến bụi trần
Từ lỡ duyên đầu phai tuổi mộng
Trái tim thường khóc những đêm xuân
Có phải ngày xưa Trần Khắc Chung
Một ngựa một gươm đời vẫy vùng
Ai biết tim chàng khô hết máu
Vì thương hương quế, tiếc giai nhân
Ta đốt đèn đêm nhớ sử xanh
Trắng đêm đàn lẻ nghẹn âm thanh
Muốn tìm một khúc Nam Bình mới
Phổ vào cay đắng gửi tri âm.
Ôi Huyền Trân Huyền Trân,
Thương hoài ngàn năm cô gái họ Trần
Hỡi cô gái bên đàn xõa tóc
Em có biết mối tình trúc ngọc
Ta cho nhau trong buổi muộn màng
Vẫn đẹp hoài như nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Trong cuộc tình cờ hối tiếc bâng khuâng.
Tạm biệt
Khi chia tay lần đầu
Em biết yêu là khổ
Hằng ngày đứng bên lầu
Hoa ngày thường vẫn nở
Hoa lựu như giận hờn
Đánh rơi từng ánh lửa
Chùm hoa tím bâng khuâng
Đánh rơi từng nỗi nhớ
Đóa hoa vàng lẻ loi
Nhớ cánh bướm xa xôi
Em cũng nhớ anh ơi
Gọi tên anh thầm lặng
Buổi sáng nhìn mây trắng
Hờ hững bay ngang đầu
Mây ngàn năm lẩn thẩn
Biết trôi đi về đâu
Âm thầm bên song cửa
Con nhện giăng tơ sầu
Buổi chiều nhìn nắng xế
Hoàng hôn xuống bên lầu
Ngày biến thành chiều tím
Mắt em thì thẳm sâu
Nắng xế về bên ấy
Em chỉ còn bóng đêm
Một vừng trăng thao thức
Và lá rụng bên thềm
(SH38/07&08-89)
TRẦN HOÀNG PHỐ
HẢI BẰNG
PHẠM TẤN HẦUKhúc hát nhỏ gởi thành phố của tôi
Võ Quê sinh năm 1948 tại An Truyền, Hương Phú, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Võ Quê làm thơ từ năm 16 tuổi và có thơ in trên các sách báo văn nghệ tiến bộ ở miền Nam từ năm 1968. Nguyên là trưởng ban báo chí Tổng hội sinh viên Huế, anh đã bị ngụy quyền bắt giam ở Côn Đảo năm 72 và năm 73 được thả, thoát ly lên chiến khu. Anh là một nhà thơ được quần chúng yêu mến trong phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh miền Nam.
TRẦN HOÀNG PHỐ Để tưởng nhớ nhà thơ Ngô Kha và Trần Quang Long đã hy sinh
TRẦN VÀNG SAO
LÊ VĂN NGĂN
VĨNH NGUYÊNDòng sông cảm nhận
PHẠM NGUYÊN TƯỜNGCà phê với bạn thơ ở Sài gòn
FAN TUẤN ANHĐoản khúc số 56
LÂM THỊ MỸ DẠThiên thạch
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Kính tặng Hà Nội - Trái tim
THÁI NGỌC SANHà Nội của tôi
HỒNG NHUNhặt được ở sổ tay 1
PHẠM TẤN HẦU Để nhớ TNS“tiếng thét trong bóng đêm mới mẻ, chỉ cần hát và chỉ cần khóc” J.BRODSKY
NGUYỄN KHẮC THẠCHNgón trăng1
LTS: Tại nhà thờ họ Lê của làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, vào tháng 10 năm 1950 đã diễn ra Hội nghị Họp ban thành lập Hội Văn nghệ Thừa Thiên, đánh dấu sự ra đời sớm nhất của một hội văn nghệ địa phương trong cả nước. Kỷ niệm 60 năm sự kiện đầy thiêng liêng và ý nghĩa ấy, những ngày tháng Tám, Trại sáng tác Về Nguồn đã được Hội LH VHNT tổ chức ngay tại mảnh đất Mỹ Lợi.
LTS: Đào Tấn (1845-1907) nhà thơ, nghệ sĩ tuồng xuất sắc. Ông đã ở Huế nhiều năm, viết nhiều vở tuồng có giá trị trong văn học sử Việt Nam. Cảnh sắc thiên nhiên và con người Huế cũng là nguồn cảm hứng của thơ, từ của ông. Chúng tôi xin giới thiệu một số thơ, từ của Đào Tấn viết về miền đất sông Hương qua bản dịch của nhà nghiên cứu tuồng Vũ Ngọc Liễn.
LÊ VĨNH THÁIKhi chúng ta không là của nhau
LTS: Ngô Minh sinh ngày 10-9-1949 tại An Thủy, Quảng Bình. Bắt đầu in thơ từ năm 1975. Được giải thưởng thơ hay báo Nhân dân 1978…Ngô Minh đã từng là bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam nhiều năm, vì thế thơ anh viết về nhiều đề tài cuộc sống, nhưng vẫn mang đầy hơi thở của một người lính: sâu đằm, bỏng cháy…