LGT: Nhà thơ Du An từng có duyên với Sông Hương bằng giải khuyến khích cuộc thi thơ lục bát do Tạp chí Văn nghệ Quân đội và Tạp chí Sông Hương tổ chức trong hai năm 2010 - 2011.
Nhà thơ Du An - Ảnh: vannghequandoi
Trong không gian thơ tự do của anh, những con chữ đột khởi những đỉnh núi để kể những câu chuyện trên rẻo cao, những man mác đại ngàn kéo nhau về trong tâm tưởng hòa vọng nỗi đau tri nhận về sự mất dần những nhân dáng cũ. Sự quánh đặc những thi ảnh từ vùng quê miền núi Tây Bắc ùa vào trong thơ Du An là một dấu hiệu riêng để nhận biết nhà thơ này.
Anh hiện đang công tác tại Tạp chí Văn nghệ Điện Biên. Sông Hương xin giới thiệu chùm thơ của anh.
DU AN
Khi biết quả còn
Quả còn xoay tròn chín vòng trên đầu năm ngón tay
nóng rực lên từ đấy
đôi má, đôi môi có thể là sẽ cháy
hoặc thêm một trận gió Lào
Đôi vú đang rướn cao
và váy phần phật gió
gió có đường của gió
Cái lối mòn mình đi từ bé đến nắm được dây còn
ngôi nhà sàn mình khóc từ khi oe oe
đến khi cả đêm gối đầm nước mắt
con suối tắm truồng lớn bé đều biết
bỗng một ngày theo gió tìm hương
Trời thì cho, đất thì thương
nhưng rộng lắm
những chỗ rơi
vô nghĩa
Khi biết chỉ trời mới sinh ra gió
khi biết chỉ em là tất cả
khi thấy đôi vú đang rướn cao
và váy em phần phật gió...
quả còn.
Những gánh gianh đi trên đường phố
Những gánh gianh biết đi
không thấy người gánh gianh đi trên đường phố
chỉ người xe chợt đổ sang chiều
Những gánh gianh qua cầu
căng mình dàn hàng gió thốc
những gánh gianh thành một cánh buồm
Những gánh gianh vết sẹo đồi hoang
in dấu chân trần, mặt mũi lấm lem không bảo hiểm
ở đâu câu chuyện đi lấy gianh
bố mẹ cộng trừ nhân chia cả tối
Những gánh gianh đi ra phố
đứng im suốt buổi chiều
không ai hỏi mua
lại quay về chốn cũ
cứa lòng tôi trong hộp nhà sắt thép bê - tông!
Khát tre
Chỗ tre ốp bụng vào nhau không có gai
buổi trưa đung đưa tình tự
bụi nhà ai gióng nhà nấy
phăng phắc niềm sung sướng,
hay khổ đau kẽo kẹt?
Cái mấu mắt cận cảnh trên dưới vàng óng
soi vào muốn vứt mo nang
kìa mái tóc chải nắng, nắng chải
nhịp làng bao nhiêu nghìn năm
Khát
rễ bỏ qua cọc đi tìm trâu
thời mẫu hệ lặng lẽ
mùa đất cựa
tre cái nhiều hơn tre đực
cuộc hôn phối ngược qui luật
khi nở hoa là chết
tội đòi trẻ mãi
không đám cưới với mái nhà, giàn bầu...
bài học về cái đẹp gắn liền với thực tế
Bây giờ có những loài tre cảnh
chỉ mắt dùng
mà chiều mắt như chiều vong
hội sinh vật cảnh có nguy cơ giải thể
Nói như thế mở ngoặc những cây tre nền nã
có thể dăm, bảy năm chưa có con dao nào mát thịt
cứ yên tâm nết ăn ở, làm lụng
anh bê - tông, sắt thép phải tìm
Trong nhà có sự thật bằng tre
ít nhất là sáu đôi đũa
ngoài phố điểm hẹn bằng tre
tưng bừng đô thị hóa
Tre thế kỷ 21, 22
con nhiều hơn mẹ
con chẳng biết ò í e
mẹ chẳng dám làm cột cái
Nhìn từ đại dương xa xa quê hương
xanh màu tre xứ sở
(là màu nước hắt lên chân trời,
hay hồn tre chưa siêu thoát)
Khát tre. Tre khát về chốn cũ
cây tre Việt Nam.
(SH305/07-14)
Ngô Thị Hạnh - Vạn Lộc - Nguyễn Thiền Nghi - Lâm Anh - Hoàng Ngọc Quý - Trần Thị Huê - Đường Xuân Sử - Dương Thành Vũ - Nguyễn Thị Liên Tâm - Bùi Đức Vinh - Công Nam - Nguyễn Thanh Tú - Trần Áng Sơn
Nhà thơ mặc áo lính, trưởng thành lên từ dải đất miền Trung gió Lào cát trắng, Nguyễn Hữu Quý là một người thơ lặng lẽ và khiêm nhường - nhưng đấy là sự lặng lẽ đào sâu trong suy tưởng với những khát vọng làm mới thư luôn thôi thúc.Là một tác giả thơ quen thuộc, mùa xuân này anh gửi tới trang thơ Sông Hương một chùm thơ mới nhất, “mở hàng” cho một năm thơ trên Sông Hương.
Vũ Thanh Hoa sinh tại Hà Nội, hiện công tác tại Vũng Tàu. Cử nhân luật. Hội viên Hội Văn Nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thúy Liên - Thạch Thảo - Bạch Diệp - Võ Ngọc Lan - Châu Thu Hà - Nguyễn Thị Thúy Ngoan - Hoàng Bình Trọng - Phạm Việt Thư - Lại Đăng Thiện - Ngô Minh - Quỳnh Như - Trương Đạm Thủy - Phan Thành Minh
Mai Văn Phấn - Nguyễn Việt Tư - Lê Thị Mây - Trịnh Hoài Giang - Nguyễn Hoa - Mai Phương
Nguyễn Văn Hùng - Nguyễn Tấn On - Thiệp Đáng - Nguyễn Bình An - Ngô Cang
HOÀNG VŨ THUẬT Sinh năm Giáp ThânLàng Thạch Xá Ha, Hồng Thuỷ - Lệ Thuỷ - Quảng Bình.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, đã từng qua 15 năm trong nghề dạy học. Biên tập Nhà xuất bản Thuận Hoá. Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Bình.
TRƯƠNG ĐĂNG DUNGSinh ngày 8-5-1955 tại Diễn Trường, Diễn Thành, Nghệ An.Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, đại học Tổng hợp Budapest , Hunggari.Hiện là PGS.TS. Phó Viện trưởng Viện Văn học Việt .Hội viên Hội Nhà văn Việt .Tham gia giảng dạy nghiên cứu sinh và cao học ở các trường đại học.
Hoàng Phủ Ngọc Tường - Phạm Xuân Trường - Văn Hữu Tứ
Phạm Khang - Lê Ngã Lễ - Phan Đình Tiến
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO* Sinh ngày 19-5-1979 tại thị trấn Kỳ Anh - Hà Tĩnh* Cử nhân Ngữ văn - Báo chí trường Đại học Khoa học Huế.* Từng là phóng viên, biên tập viên Ban Văn nghệ Đài Truyền hình Huế.
VĂN LỢILTS: Trong số này, Sông Hương định dành trọn trang thơ cho "phái đẹp". Song có một "đấng mày râu" gửi tới một chùm thơ viết về MẸ khá cảm động nên Toà soạn không nỡ bỏ qua…
Phạm Dạ Thuỷ - Thanh Vân - Lê Mai - Tô Hằng Thanh - Vân Hạ
Thuý Nga - Tôn Nữ Ngọc Hoa - Vi Thuỳ Linh - Lưu Ly - Trần Thị Huê - Ninh Giang Thu Cúc - Kim cúc - Hoàng Thị Bích Thuần - Cao Thị Hiền - Phạm Kim Anh
Ngô Minh - Trần Dzạ Lữ
Lê Tấn Quỳnh - Lê Viết Xuân - Nguyễn Sĩ Cứ - Nguyễn Thị Phước
Nguyễn Hữu Hồng Minh - Nguyễn Thánh Ngã - Trần Thị Thu Huề - Nhất Lâm - Trần Tiễn Cao Đăng - Ngô Thiên Thu
Phan Huyền Thư - Hoàng Hưng - Trịnh Lữ - Inrasara - Trần Tuấn - Nguyễn Thanh Mừng
Phan Trung Thành - Mai Bá Ấn - Nguyễn Thị Phước - Hồng Thị Vinh
Sinh năm 1948 tại Bắc Ninh. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.Nhiều năm sống và gắn bó với vùng Kinh Bắc. Tốt nghiệp khoá 2 Trường Viết văn Nguyễn Du (1983 - 1985). Hiện công tác tại báo Sức khoẻ và Đời sống (Bộ Y tế).