Trang thơ các nhà báo

09:59 21/06/2009
Những khoảng lặng giữa các bản tin thời sự, giữa các dòng ký sự đôi khi không phải là những cái thở phào nhẹ nhõm của một nhà báo vừa xong phận sự với toà soạn. Những khoảng lặng ấy nhiều khi cháy lên những trăn trở sáng tạo mới, với những chiêm nghiệm thơ ca như là một cứu cánh khác của cuộc sống. Nhân Ngày Nhà báo Việt Nam 21.6, Tạp chí Sông Hương xin chúc các đồng nghiệp thêm một tuổi nghề với nhiều thành công mới. Nhân đây, Sông Hương xin giới thiệu một số sáng tác của các nhà báo: Trần Tuấn, Hồ Việt Khuê (báo Tiền Phong), Bùi Long (báo Thanh Niên), Văn Công Toàn (Phó Giám đốc Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế), Trần Vũ Long, Lương Ngọc An (báo Văn nghệ), Nguyễn Hồng Hạnh (báo Thừa Thiên Huế).


HỒ VIỆT KHUÊ

Quán chân núi

Nắng tái trên môi cô hàng nước
Nhạt thếch trong ta hớp rượu đầy
Cỏ vàng phai từ mùa chinh chiến trước
Hồn oan còn lẩn khuất đâu đây.

Quán chân núi em chôn đời thiếu phụ
Mây tang thương không ngớt đuổi nhau về
Ta với rượu cùng êm đềm ngày cũ
Nhìn bóng mình lay lắt cuối trời quê.

Chút êm đềm ngày xưa chợt lắng
Quán em nghiêng, ta mắt quạnh màu chiều
Ta muốn quên đi quên tất cả
Em còn gì ngoài quán lệch nhốt đời xiêu.

Lưng đáy chén quán chiều tơi tả
Mắt em sâu gió núi lộng về
Quanh ta vũ điệu vàng cây cỏ
Nhạc đời hai ta em có nghe.

Ta vừa mơ ta vừa mơ thấy
Tay ai lăn chậm bánh xe đời
Rượu chân núi tiễn ngày nông nổi
Mai vàng đồi mây trắng bay bay!


LƯƠNG NGỌC AN

Khúc biến tấu về hạnh phúc

                                (Trích Phác thảo những lời ru)

 ...Hạnh phúc như chiếc áo mới, mà cái khó là phải biết mặc vào trong.
Rồi con sẽ nhận ra điều ấy.
Con có thể tự hào vì mình là con của một đất nước hoàn toàn lành lặn,
Nhưng đừng tự hào vì con là con của mẹ cha...

Cuộc chiến tranh mà đất nước mình vừa đi qua
Vẫn còn để lại chiếc đuôi nhọn và trơn như đuôi rắn
Cỏ may cánh đen,
Cỏ gà bông trắng,
Đều sinh ra từ đất nâu...

Đất thì công bằng, tận tụy, mỡ màu.
Mà nhỏ nhoi như cỏ cũng loài cao, loài thấp.
Bàn tay con dẫu sơ sinh đã li ti ngón dài, ngón ngắn.
Cha đã sinh ra con như sinh ra một ngón tay đeo nhẫn,
Thì cũng có người cha sinh ra một ngón tay đặt lên cò súng,
Và người cha khác lại sinh ra một ngón tay đốt bấm đợi ti.

Những ngón tay đặt cạnh nhau thành bàn tay,
Những bàn tay đan vào nhau thành niềm trăn trở.
Con hãy nghĩ mình chỉ là một bông hoa cỏ,
Để nghiêm trang với hạnh phúc nhỏ nhoi này...


TRẦN TUẤN

Tưới vô mắt nhà thơ

nhà thơ bị con phù du đâm vô mắt
khi tôi xe máy chở ông ngang qua tiệm thuốc tây số 2b đường Lê Lợi
Đà Nẵng lúc 19h35 tối ngày tháng năm ngoái
cả hai đương mơ màng nói những chuyện trần đời
nhà thơ kêu tôi dừng xe
cho ông xuống
tôi banh mắt nhà thơ
thổi phù phù
ôi con phù du lạc đường nhớ mẹ

trời tối thui
tôi thổi phù phù
hình như nghe cát nơi xứ sở của nhà thơ đang dậy
bay nhẹ nhẹ qua cái nhìn ra mơ ngủ của bà chủ
tiệm thuốc

ôi con phù du lạc đường nhớ mẹ
giải pháp cuối cùng
là nước muối sinh lý nhỏ mắt loại hai nghìn
đồng một lọ
tôi banh mắt nhà thơ
tưới vô
t
  ư
   
        i
            v
              ô

thấy cát trôi
trôi thành dòng
trôi
mãi

trôi
một cách tuyệt vọng
và đơn giản
như thế.
                               
      2009


VĂN CÔNG TOÀN

Lục bát đôi câu

Em hiền như hạt mưa thu
Mưa chưa ướt áo hiền từ ướt anh.

Ao bèo lấp mặt nước trong
Còn mô tăm cá mà lòng anh xao…

Chiều buồn ngó xuống giếng sâu
Bóng ai dưới giếng cũng sầu trông lên.

Không sư thầy cũng trượng phu
Người tu cõi Phật ta tu cõi Tình.


NGUYỄN HỒNG HẠNH

Đôi khi thế thôi

Đôi khi
xê dịch không cảm giác
đôi khi nói cười không cảm giác
đôi khi đứng, ngồi bên lề cảm giác
sự rỗng ruột không vô thức

Chỉ là một trạng thái thôi
lý trí phân tích
            - Một cái gì đó đang mất
Trái tim khẽ khàng phản kháng

Không rợn ngợp
không chát chúa
những phím chữ dường như không thanh thản
một cảm giác cồn cào sống
khi ta cúi xuống…

Chảy trong mạch chữ
chảy trong cảm giác
mất đi sự bất động
xê dịch trôi…


BÙI LONG

Trư­ờng ca mặt đất

Đôi mắt em như­ hai viên sỏi vàng

Ném vào đời anh dòng sông tịch diệt
     Làm chung chiêng con đò
                            đứng đợi chở những vì sao sang sông...
Chừng nhu­ sắp có một nhịp cầu
Bắc qua hai thái cực Âm- Du­ơng
Đêm một vì sao băng
Vẫn không làm ảnh h­ưởng đến vũ điệu của loài thạch quì đang nở và những cánh b­ướm vàng thiêu dệt giấc mơ...
                                 
Ngày mai trời vẫn xanh
Anh dắt em lên đồi hoa sim
Đặt nụ hôn xuống bình yên thung lũng

Chẳng biết cây thông già có chứng ngộ gì không
Chỉ nghe tiếng chuông chiều ngân loãng
Làm tan chảy những nỗi đau truyền thống
Đêm êm đềm như một lời ru
Ta trở về như hai đứa trẻ
Linh cảm một dòng sông
                                  

Ngày mai trời vẫn xanh
Có vầng trăng ngủ sau l­ưng mặt trời
Nằm mơ một ngày nắng gắt
Trườn qua những vòng quay chóng mặt
Quả đất tròn như viên sỏi lăn đi
Hơn một triệu vì sao mô phỏng
Nằm nghe chuỗi buồn thiên di...
Bởi vì em đánh cắp mùa thu đi biệt
Nên hàng triệu con ng­uời sinh ra không biết tên nhau
Ta gom tất cả nỗi đau
Vun thành hình trái núi
Em ở bên kia nguồn cội
Xoã tóc về ngọn cỏ phục sinh
Cuối đam mê ta kịp nhận ra mình
Như­ng quên đánh thức vầng trăng ngái ngủ
Ai đã khắc tên em lên vùng thạch nhũ
Ta nguyện làm làn khói bay lên quyện vào hu­ơng tóc em
Xin hãy để dòng sông ngủ yên
Sau một ngày sóng vỗ

Có nhiều bàn tay đan vào nhau nức nở
Nhưng nụ c­uời vẫn biền biệt ra đi
Có những cô gái thơm nực xuân thì
Gánh máu đỏ chạy lên đồi ca hát
Ở bên kia bình nguyên sa mạc
Hàng triệu con ngu­ời đang nã súng vào nhau
Ta trở về gõ lên nỗi đau mong tìm phép lạ
Nhìn quanh quẩn thấy chẳng còn ai cả
Những dòng kinh  Phật úa thu
                                 
Ngày mai trời vẫn xanh
Những đứa trẻ sinh ra có biết nhìn nhau mỉm c­uời
Quả đất tròn cổ tích
Em ngồi mơ một vòng tay vân thạch
Ôm choàng vầng trăng...
                                                 Huế tháng 7- 1995


TRẦN VŨ LONG

Cái bóng

Trên phố
tôi gặp
bóng tôi hôm nay
với bóng tôi hôm qua
sẻ chia kinh nghiệm
của một kiếp làm cái bóng.

Chúng mỏi mệt khi bám theo hình hài thô kệch
lúc đổi hướng cùng mặt trời
nắng xiên - bóng dài
bóng tròn - nắng xối đỉnh đầu

Mặt trời in tôi thành cái bóng đen
đôi khi buộc tôi dẫm lên nó.

Tôi thương bóng tôi
biến dạng theo từng góc chiếu

Thương kiếp bóng

thương chính mình.

(244/06-09)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nhà thơ Mạnh Lê - Tổng Biên tập Tạp chí Xứ Thanh - mất tháng 4 năm 2008. Tạp chí Sông Hương kính thành chia buồn cùng gia đình và thân quyến anh!

  • LGT: Tôi được Giáo sư Nguyễn Khắc Phi tặng quyển “Cụ Hoàng Niêm đất Hương Sơn” do NXB Thuận Hoá phát hành ở Huế năm 2007 nên tôi đã có may mắn được thưởng thức những bài thơ của cụ Nguyễn Khắc Niêm, một vị tiến sĩ trước kia đã từng giữ chức Phủ Doãn Thừa Thiên và sau này là uỷ viên chấp hành Liên Việt Liên khu IV. Đọc sách này tôi được hiểu thêm về tài đức, nhân cách của vị nhân sĩ yêu nước này. Sự ngưỡng mộ cuộc đời cụ đã khiến tôi mải mê hoạ lại những bài thơ của cụ. Dưới đây là những bài thơ hoạ kèm theo những bài nguyên tác tương ứng.

  • LTS. Sau mấy chục năm phiêu bạt, cuối năm 2002, Giáo sư Nguyễn Khắc Dương trở về Huế là nơi ông đã sống thời trẻ. Trong cuộc đời hơn 80 năm của mình, ông đã sắm nhiều “vai”: Trước 1975 là Q. Khoa trưởng Văn - Triết Đại học Đà Lạt; những năm gần đây, nhiều người lại biết ông với tư cách dịch giả bộ tiểu thuyết “Vạn Xuân” đồ sộ viết về Nguyễn Trãi của nữ văn sĩ Pháp Yveline Féray; ông từng được mời đến giảng về Ki tô giáo ở Trường viết văn Nguyễn Du… Mới đây, trên Tạp chí “Văn hoá nghệ thuật” (số 2-2008) nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thuý lại gọi ông là “Người tìm mình qua những xung đột văn hoá”. Sông Hương giới thiệu chùm thơ trích từ bản thảo (chưa in) của ông – một bài thơ Đường tiêu biểu cho giọng điệu dí dỏm, châm biếm của một ông “đồ Nghệ” và hai bài thơ hoạ đậm chất trữ tình.

  • tôi chẳng có gì để lại cho emđêmtiếng dế giun râm ran vách tốicó một hang sâuhạt lửa xanh và ký ức!

  • Gió cát hồn quê luồn bậu cửaCHút mỏi mòn thầm lặng bóng xưaLửa như bàn tay xoa ký ứcHương ngày cũ rực hồng trong mưa

  • Qua cơn mưa dài xứ HuếHoàng hôn ủ nắng bên trờiMây trôi ngọn nguồn hư huyễnRu hồn cỏ đá rêu phong

  • Tặng nhà thơ, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sau một cơn bạo bệnh

  • Sông chảy đời sôngĐôi bờ tiễn biệtĐôi bờ không hay biếtĐôi bờ phụng sự song đôi.

  • Những ý nghĩ chẳng còn cảm giác được bấu víuLên chiếc cửa thông gió của trái timThành phố như chiếc thảm đen đồng loãChạm bóng ai cũng vô tình.

  • Tôi tìm theo lông ngỗngLạc vào quán rượu chiềuLông ngỗng nào có thấy...Người bên người liêu xiêu

  • Ngỡ như sáu bề toàn nướcDưới trên phải trái trước sauTrên bờ hai bên khó hợpDưới đầm một dễ thuyền mau...

  • Ơ hờ gió ơ hờ mâyta xênh xang lướt trọn ngày Tam Giangchiều buông tím cửa Thuận Annhấp nhô cát trắng thời gian vô thường

  • ...Ngày ơi ngày ngày  mong manh quá Người bỏ ta đi hạ trắng rồi...

  • LTS: Một tác giả viết văn xuôi nhưng “nhảy” sang thơ với bước chân khá vững vàng. Thơ Nguyên Quân không màu mè. Anh nhìn thẳng sự vật như nhìn vào chính bản thân mình. Nguyên Quân diễn đạt nỗi buồn bằng trái tim thi sĩ. Đằng sau cái tưởng như bất cần, hoang mang, là một nỗi yêu đời, yêu người day dứt, trĩu nặng. Nguyên Quân là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế.

  • Mây bên trời hào phóngThay áo mới dâng đờiNghe quê xưa đồng vọngLời mẹ ru xa vời

  • Trăng treo đầu núilạnh câyMắt đêm rung nhẹRớt đầy giọt sương

  • Quý tặng chị Quỳnh, tác giả mở đầu loại tranh bằng hoa lá ép

  • NHỤY NGUYÊN“... là một dạng linh hồn nghiệp thức, thơ cũng cần phải Tu để khai ngộ bản thể của linh hồn náu tạm trong những hư danh huyễn ảo”.

  • Sương khuya HuếVề đan nghiêng thềm lạnhThoáng dáng người sau rèm lặng chờ trăng

  • Ơi con sông xanh màu lục diệpThạch xương bồ vương hương trong rong!Ai đã uốn những đường cong tuyệt đẹp Trên lối về châu Hoá nét thong dong?