Hồ Hồng Trâm - Tuyết Nga - Nguyễn Thị Thái - Dạ Thảo Phương - Bùi Kim Anh - Hàn Thi - Trần Mai Anh
"Đêm huyền" - sơn dầu của Nguyễn Duy Linh - Ảnh tư liệu SH
HỒ HỒNG TRÂM
Một khúc cùng thu
Trên khung đàn ngực tôi
Ngày nối ngày nện những thanh trầm
Run bóng chiều chân sóng
Ai nụ cười lễ hội
Lỗ dỗ vết bầm bóng tối
Bao giờ tôi Huyền diệu Đêm
Lâu rồi
Thiêm thiếp giấc buồn nâu
Anh còn vục làm chi dòng sông lụi
Cung đàn tôi
Con cá quả
dập đầu
đáy ngực
Anh hát gì
chất ngất
mùa thu
Tự khúc
Rừng thâu
Suối xưa trôi về đâu
Trời thẳm
Gió gầy hoang hoang nắng
Hương thoảng run mi vắng
Ai vừa qua lối chiều cỏ may
Dòng tóc gầy
Gió chảy về ai
Đêm thưng đầy bóng tối
Tay người lạc về đâu
Bến cũ sương buông chìm lối cỏ
Suối xưa
Tình ấy bóng trăng ngấn nước
Ai biết môi nhành ngải đắng
Đèn khuya ngậm chiếc bóng im
TUYẾT NGA
Lập thể
Có một giọng hát khàn vang lên trong bức tranh mùa hạ
nơi màu đất sẫm đồng trưa
nơi gốc đa rêu phủ
có một giai điệu buồn lan ra dịu nhẹ
từ màu hoa cũ nhạt phai
trong bức tranh tĩnh vật trái mùa.
Có một dáng hình ngọn lửa
có một màu đồng hun
ánh lên trong những bản nhạc không mùa của Bết-thô-ven
Anh biết không, em đã nghe
những âm thanh vang lên từ màu sắc
em đã thấy ánh lên màu sắc
long lanh từ những âm thanh
hệt như em đang nghe trong màu đen mắt anh
nỗi cô đơn rên rỉ
hệt như em đang thấy sau nụ cười và những lời đùa tếu của anh
một nỗi buồn ẩm mốc.
Hè 92
NGUYỄN THỊ THÁI
Chiếc áo
Tôi lại về trên mỗi chuyến xe đêm đến
Quãng cách đi qua
Quãng cách nối ngày
Dưới tầng trời đầy sao và ánh đốm
Triệu triệu dế mèn ri rỉ khóc
Tôi mơ thấy gì
Đêm và tôi giằng xé
Dứt cúc áo
Thấy mình trần trụi
Lăn lóc vào màu đen
Ai đằng kia đêm tối ?
Ơ hơ ! chiếc áo cũ mèm
Hay nó điệu khóc trá hình
Ơ hơ ! chiếc áo cũ mèm
Vật lộn cùng bóng tối
Đôi cánh tay rã rượi
Trống trơ
Vờ vịt
Nơi vòm ngực phập phồng
Buồn, vui, sao nhăn nhúm
Gợi vào tận cùng đêm, tận cùng vào khát vọng.
Đêm như cố dài ra...
Vòm ngực nhăn nhúm
Bánh xe đêm nhăn nhúm
Nên đêm cứ dài dài theo quạnh quẽ
Mở to mắt, nhìn vào màu đen
Chỉ thấy cay xè mắt ướt
Sực tỉnh, đâu rồi ơ... chiếc áo.
DẠ THẢO PHƯƠNG
Bài hát về năm chiếc lá
Hạnh phúc là một chiếc lá
Âm thầm nảy lộc đêm đông
Buồn đau là một chiếc lá
Rụng trong nhựa ứa mai hồng
Nhớ mong là một chiếc lá
Run vô cớ giữa lặng không
Hờn ghen là một chiếc lá
Vờ đã tắt gió trong lòng
Cô đơn là một chiếc lá
Lay lứt mãi giữa canh đông
Tình yêu chỉ năm chiếc lá
Mà làm thành cả cơn giông !
BÙI KIM ANH
Có những lúc
Hãy cho tôi một kẽ hở của đời
Tôi lọt xuống như vụn giấy nhỏ
Chẳng có gió nào lùa được nữa
Và bụi thời gian khỏa lấp đầy
Hãy cho tôi một mặt nạ da người
Tôi vênh váo dạo qua các phố
Chẳng còn có ai nhận ra tôi nữa
Một người đàn bà lẻ loi
Hãy cho tôi ! Và cho một lần thôi
Thêm và bớt những gì cần thêm bớt
Để chẳng có chiều nay nhức nhối
Thế gian này đủ cả chỉ thừa tôi.
HÀN THI
Em là vì sao rơi !
Gởi linh hồn, nho nhỏ
Cho bầu trời trăng soi
Gởi môi hồng trinh nữ
Cho thánh thần đơn côi
Gởi cuộc đời chớm nở
Tôn thờ tình lên ngôi
Hỡi người yêu muôn thuở
Em là vì sao rơi !
TRẦN MAI ANH
Hoa phi lao
Bông hoa như lạc loài
Trong mùa đông khô cứng
Xơ xác lá bạc đầu
Quả sần sùi gai góc
Chen chúc giữa mịt mù
Sẫm một màu buốt giá
Những bông hoa lạc loài
Sinh nhầm chỗ lách lên như nấm
Từng đốt hằn học
Dứt ra rồi hàn gắn mãi được đâu
Những bông hoa lạc loài
Xíu xiu quá làm sao hái nổi
Muốn trao anh
Riêng một lời nói
Em đành bẻ cả cành.
(TCSH54/03&4-1993)
LGT: Mộng là cõi cứu chuộc tâm hồn của thi nhân khi thực tại không còn là nơi để họ hiện hữu. Với Lưu Trọng Lư thì điều đó hiển nhiên đúng. Không phải một cách vô cớ mà trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết ta cũng không ngạc nhiên một tí nào.” Nếu thế thì đó cũng chính là cái “mơ về”, cái “tìm đến” trong miền sáng tạo riêng của thi nhân.
VĂN CÁT TIÊN
Hoàng Vân - Nguyễn Đạt - Vĩnh Nguyên - Ngàn Thương
Thanh Thảo - Phạm Ngọc Cảnh - Nguyễn Thị Hồng - Tạ Hữu Yên - Bảo Định Giang
Vương Kiều - Lê Đình Ty - Huệ Nguyên - Từ Nguyễn - Từ Dạ Linh - Hoàng Xuân Thảo - Đoàn Mạnh Phương
TRƯƠNG VĂN VĨNH
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
Tôn Phong - Nguyễn Thất Hanh - Bùi Tấn Xương - Trần Thị Ngọc Mai - Nguyễn Tuất
NGUYỄN VĂN DINH
NGỌC TUYẾT
Trần Xuân An - Lý Hoài Xuân - Mai Nguyên - Trần Thị Huyền Trang - Trần Bá Đại Dương - Nguyễn Loan - Trần Thị Hiền - Đỗ Văn Khoái - Phùng Tấn Đông - Hồ Huệ - Tôn Lệ Thu Châu - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Phi Trinh - Việt Trác
Tế Hanh - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Khắc Mai - Tuyết Nga - Thái Ngọc San - Đặng Thị Kim Liên - Trần Vạn Giả - Huỳnh Duy
HẢI KỲ
Lê Văn Ngăn - Nguyễn Xuân Thâm - Phan Lệ Dung - Bành Thanh Bần - Đào Duy Anh
LÂM THỊ MỸ DẠ
HỒNG NHUChiếc tàu cau (Trích)
Minh Huệ - Xuân Quỳnh - Phương Thúy - Trần Thị Hiền - Trần Hải Sâm - Trần Khắc Tám - Hà Linh Chi - Mai Văn Hoan - Văn Tăng - Thiệp Đáng - Nguyễn Thành Phong - Hà Nhật
LTS: “Đi về sao chửa về đi” có lẽ là câu nhắn nhủ nhiều ý nghĩa nhất của Đào Tiềm vào cuối cuộc nhân sinh. Mười năm trước, ở tuổi bảy mươi, sau hơn 50 năm gắn bó với thơ ca, nhà thơ Tường Linh đã viết bài “Khúc ca quy ẩn” như lời từ giã đời thơ.
LTS: Đỗ Hoàng, sinh ngày 11-10-1949 tại Lệ Ninh, Quảng Bình, có thơ in từ năm 1970 ở các sách báo Trung ương và địa phương. Các tập thơ đã được xuất bản: Mùa lên xanh (in chung) - NXB Tác phẩm Mới 1978; Những miền đất nhớ (in chung) - NXB Lao động năm 1983; Những cánh rừng (in chung) - NXB Thanh niên năm 1984…
Đông Hà - Từ Nguyễn - Đông Triều - Quách Thành - Nguyễn Nhã Tiên - Nguyễn Trọng Văn - Quang Huy - Lê Văn Doãn - Trần Nhuận Minh.