Trang Thế Hy: Đại thụ tỏa bóng làng văn

15:13 11/11/2014

Nhà văn Trang Thế Hy đã bước vào tuổi 90. Một đời viết kéo dài suốt 70 năm, ông không viết nhiều nhưng hễ công bố tác phẩm là làng văn phải “giật mình”

Nhà văn Trang Thế Hy. (Ảnh do NXB Trẻ cung cấp)

Ông già héo queo như cây kiểng còi là cách Trang Thế Hy tự gọi mình, trong khi nhiều người thường trìu mến gọi nhà văn là ông Tư Sâm. Đã hơn 20 năm ông rời xa chốn phồn hoa Sài Gòn để “đi chỗ khác chơi”. “Chỗ khác” ở đây là mảnh vườn rợp mát bóng dừa, nơi ông sinh ra ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Nguyên văn câu này được ông nói vào tháng 10-1992, khi nhận cuốn sổ hưu trên tay: “Tôi sẽ rời thành phố để đi chỗ khác chơi vì đã hoàn thành nhiệm vụ”. Trang Thế Hy ít khi đăng đàn diễn thuyết bởi như ông tâm niệm, con người ta mất 2 năm để học nói nhưng mất đến 60 năm để học lặng im.

Cái nhìn chân, thiện

Độc giả đọc kỹ tác phẩm của Trang Thế Hy sẽ nhớ câu nói mà sau này giới viết văn Nam Bộ thường trích dẫn - bắt nguồn từ chú Tư Chơi, nhân vật trong truyện ngắn Chút hào quang từ mảnh vỡ của một ngôi sao buồn ông viết năm 1989, khi anh nhà văn về Sài thành tìm chất liệu sống, đã học được bài học đau đớn từ một ngôi sao sắp hết thời: “Khi nào biết mình viết hết được rồi thì phải đi chỗ khác chơi, đừng bẹo hình bẹo dạng ở chỗ trường văn trận bút và tuyệt đối đừng để những người hâm mộ mình đọc những câu lếu láo, nhớ chưa?”.

Câu nói của nhân vật chú Tư Chơi đó thực ra đã là triết lý làm nghề, đồng thời cũng là phương châm sống mà nhà văn Trang Thế Hy hằng tâm niệm.

Mừng thọ ông tròn 90 tuổi, NXB Trẻ in liền một lúc 4 cuốn sách của cây bút Nam Bộ đặc biệt này: 3 tập truyện ngắn Mưa ấm, Tiếng khóc và tiếng hát, Nợ nước mắt cùng tập thơ song ngữ Đắng và ngọt. 13 bài thơ của Trang Thế Hy được 2 dịch giả Nguyễn Bá Chung và Martha Collins dịch sang tiếng Anh, còn 11 bài thơ của Rabindranath Tagore được Trang Thế Hy chuyển ngữ sang tiếng Việt.

Trang Thế Hy: Đại thụ tỏa bóng làng văn

Bộ sách gom lại hầu hết tác phẩm lưu trữ và sưu tầm của nhà văn được mệnh danh là “người hiền của làng văn Nam Bộ”. Độc giả nghẹn ngào xúc động với “Anh Thơm râu rồng” và cuộc chiến đấu sinh tử khốc liệt của những người tù chính trị nơi hầm giam, với cả ký ức thơ ấu tức tưởi và cuộc sống đọa đày của dân đen dưới chế độ cũ. Trải qua giai đoạn chiến tranh, với Bà mẹ già và thúng khổ qua, Con cá không biệt tăm…, độc giả thấy được những chiêm nghiệm của ông trước thời cuộc, trước đổi thay, trước bao nhiêu vấn đề hậu chiến.

Vượt lên trên hiện thực đầy rẫy những khói lửa đạn bom và khổ đau, trang văn của Trang Thế Hy luôn tồn tại cái nhìn chân, thiện như ánh mắt nhân từ, hiền hậu và bao dung với con người, với cuộc đời.

Lượm lặt những mảnh “con người” nhất

Triết lý sống và viết của nhà văn lão làng thể hiện rất mạnh mẽ không chỉ trong Chút hào quang từ mảnh vỡ của một ngôi sao buồn mà ở nhiều câu chuyện khác, như Con mèo hoang và nhà thơ có gia cư hay Nợ nước mắt. Bằng một giọng kể từ tốn, những câu chuyện mang đầy tính triết lý về sự sống, về tình người đã đi vào lòng độc giả rất đỗi gần gũi, giản dị, với ngôn từ, câu chữ đặc sệt Nam Bộ.

Nhà văn Lê Quang Trang, Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM, khẳng định: “Cuộc đời của nhà văn lão làng Trang Thế Hy cực kỳ chìm nổi. Tuổi trẻ, ông đi theo kháng chiến, vào rừng và sống với tư cách của người cầm bút chân chính. Cả đời ông đã luôn tuân thủ ngặt nghèo triết lý sống và viết một cách nghiêm túc nhất”.

Theo nhà văn Lê Quang Trang, Trang Thế Hy viết không nhiều, chủ yếu là truyện ngắn, khoảng 50 truyện, một số bút ký, thơ dịch và một tập thơ mỏng gồm 13 bài. Song, các sáng tác đều chứng tỏ ông thực sự là người kiệm chữ, sâu sắc, ý tứ nghiêm cẩn, kiến thức rộng nhưng luôn khiêm tốn, hòa đồng.

“Với những sáng tác đã công bố vừa mang nặng tính triết lý nghề nghiệp nhưng đồng thời lại chọn được cho mình một ngôn ngữ riêng, rất gần gũi với người đọc và đặc thù Nam Bộ, Trang Thế Hy xứng đáng là bậc thầy đáng kính trong văn đàn miền Nam” - nhà văn Lê Quang Trang nhận xét.

Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn TP HCM, đánh giá: “Nhà văn Trang Thế Hy luôn khẳng định bút lực của mình ở những tác phẩm gắn bó chặt chẽ với đề tài cuộc chiến tranh nhân dân. Ông vẫn luôn giữ được giọng văn hiền từ và tâm niệm nhiệm vụ của mình là đi lượm lặt những mảnh “con người” nhất đang bị lãng quên, bị bỏ lại, bị văng đâu đó trong cuộc đời xô bồ với hàng ngàn vấn đề thời sự nóng bỏng và đau đớn”.

Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu cho biết đến khi nhận sổ hưu, Trang Thế Hy xuôi về vườn, không viết nữa nhưng lạ là ông vẫn theo dõi thời sự và cực kỳ gắn bó với các lớp viết văn đi sau. Những người viết khác rất khó làm được như vậy. “Thế nên, làng văn Nam Bộ quý trọng nhân cách của một nhà văn, học hỏi từ ông tinh thần của một người cầm bút thật sự và coi ông như một người bạn văn lão làng, tràn đầy kiến thức và tình nhân ái” - nhà thơ bày tỏ.

Người hiền của văn học Nam Bộ

Nhà văn Trang Thế Hy, tên thật là Võ Trọng Cảnh, còn có các bút danh khác: Phạm Võ, Văn Phụng Mỹ, Triều Phong, Vũ Ái, Văn, Minh Phẩm. Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn TP HCM, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và hiện là Chủ tịch danh dự Hội Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (tỉnh Bến Tre).

Sáng mai, 12-11, tọa đàm Nhà văn Trang Thế Hy, người hiền của văn học Nam Bộ sẽ diễn ra tại NXB Trẻ (161B Lý Chính Thắng, quận 3) với sự phối hợp tổ chức của Hội Nhà văn TP HCM và Hội Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu. Khách mời - nhà văn Lê Quang Trang, Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM và các nhà văn, nhà thơ: Nguyễn Duy, Ý Nhi, Ngô Thị Kim Cúc, Lê Thanh My... - sẽ trao đổi xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của ông. Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu là người dẫn chuyện buổi tọa đàm này.

Nguồn: Hòa Bình - NLĐ
 
 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HỒNG DIỆUNhà thơ Cao Bá Quát (1809-1854) được người đời hơn một thế kỷ nay nể trọng, với cả hai tư cách: con người và văn chương. "Thần Siêu, thánh Quát", khó có lời khen tặng nào cao hơn dành cho ông và bạn thân của ông: Nguyễn Văn Siêu (1799-1872).

  • HÀ VĂN THỊNHI. Có lẽ trong nhiều chục năm gần đây của lịch sử thế giới, chưa có một nhà sử học nào cũng như chưa có một cuốn sách lịch sử nào lại phản ánh những gì vừa xẩy ra một cách mới mẻ và đầy ấn tượng như Bob Woodward (BW). Hơn nữa đó lại là lịch sử của cơ quan quyền lực cao nhất ở một cường quốc lớn nhất mọi thời đại; phản ánh về những sự kiện chấn động nhất, nghiêm trọng nhất đã diễn ra trong ba năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới: sự kiện ngày 11/9, cuộc chiến tranh Afganistan và một phần của cuộc chiến tranh Iraq.

  • ĐẶNG TIẾN     (Đọc Hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp)Một tờ báo ở ngoài nước đã giới thiệu bốn cuốn hồi ức của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp mới xuất bản. Dĩ nhiên là một bài báo không thể tóm lược được khoảng 1700 trang hồi ký viết cô đúc, nhưng cũng lảy ra được những đặc điểm, ý chính và trích dẫn dồi dào, giúp người đọc không có sách cũng gặt hái được vài khái niệm về tác phẩm.

  • NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO       (Đọc tập truyện ngắn “Trà thiếu phụ” của nhà văn Hồng Nhu – NXB Hội Nhà văn 2003)Tôi đã được đọc không ít truyện ngắn của nhà văn Hồng Nhu và hầu như mỗi tập truyện đều để lại trong tôi không ít ấn tượng. Trải dài theo những dòng văn mượt mà, viết theo lối tự sự của nhà văn Hồng Nhu là cuộc sống muôn màu với những tình cảm thân thương, nhiều khi là một nhận định đơn thuần trong cách sống. Nhà văn Hồng Nhu đi từ những sự việc, những đổi thay tinh tế quanh mình để tìm ra một lối viết, một phong cách thể hiện riêng biệt.

  • ĐỖ QUYÊN…Đọc thơ Bùi Giáng là thuốc thử về quan niệm thơ, về mỹ học thi ca. Đã và sẽ không ai sai nhiều lắm, cũng không ai đúng là bao, khi bình bàn về thơ họ Bùi. Nhắc về cái tuyệt đỉnh trong thơ Bùi Giáng, độ cao sâu tư tưởng ở trước tác Bùi Giáng nhiều bao nhiêu cũng thấy thiếu; mà chỉ ra những câu thơ dở, những bài thơ tệ, những đoạn văn chán trong chữ nghĩa Bùi Giáng bao nhiêu cũng bằng thừa…

  • LÊ THỊ HƯỜNGTrong căn phòng nhỏ đêm khuya, giai điệu bản sonat của Beethoven làm ta lặng người; một chiều mưa, lời nhạc Trịnh khiến lòng bâng khuâng; trong một quán nhỏ bên đường tình cờ những khúc nhạc một thời của Văn Cao vọng lại làm ta bất ngờ. Và cũng có thể giữa sóng sánh trăng nước Hương Giang, dìu dặt, ngọt ngào một làn điệu ca Huế khiến lòng xao xuyến.

  • NGÔ MINHĐến tập thơ chọn Giếng Tiên (*), nhà thơ - thầy giáo Mai Văn Hoan đã gửi đến bạn yêu thơ 5 tập thơ trữ tình, trong đó có hai tập thơ được tái bản. Đó là tập đầu tay Ảo ảnh, in năm 1988, tái bản 1995 và tập Hồi âm, in năm 1991, tái bản năm 2000. 15 năm xuất bản 7 đầu sách (2 tập tiểu luận) và đang có trong ngăn kéo vài tập bản thảo tiểu luận nữa, chứng tỏ sức sáng tạo sung mãn đáng nể trọng của một thầy giáo vừa dạy học vừa sáng tác văn chương.

  • NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO        (Đọc tập thơ ''Độc thoại trước mặt trời'' của Trần Lan Vinh- NXB Văn học Hà Nội- 2003)Trên thi đàn văn học Việt Nam hiện đại, sự thiếu vắng những cây bút nữ đã trở thành một vấn đề cần được chú trọng. Hầu như mỗi khi phụ nữ cầm bút, điều họ quan tâm nhất đó là sự giải bày tâm sự với ngàn ngàn nỗi niềm trắc ẩn. Nếu viết là một cách để sẻ chia tâm sự thì Trần Lan Vinh là một trường hợp như thế.

  • NGUYỄN THANH TÚMùa đông năm ngoái, anh Đoàn Tuấn từ Hà Nội vào Huế giảng dạy lớp đạo diễn điện ảnh. Dù công việc khá bận rộn nhưng anh vẫn dành cho tôi không ít thời gian tâm sự, bởi ngoài tình cảm thân thiết anh còn là cấp trên của tôi ở toà soạn tạp chí Thế Giới Điện Ảnh. Trong những lần trò chuyện ấy, tôi thật sự bất ngờ khi nghe anh kể chuyện về cuốn sách anh sắp in ở Nhà xuất bản Trẻ mà nội dung của nó là câu hỏi hơn 20 năm nay vẫn luôn canh cánh trong tôi. Vốn dĩ Đoàn Tuấn là nhà biên kịch điện ảnh tên tuổi, anh đã có nhiều kịch bản phim nổi tiếng như: Chiếc chìa khoá vàng (1998), Ngõ đàn bà (1992), Đường thư (2003)...

  • MAI VĂN HOANNguyễn Khoa Điềm đến với thơ hơi muộn nhưng đã sớm định hình một phong cách riêng. Qua các tập Đất ngoại ô (1972), Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986), Thơ Nguyễn Khoa Điềm (1990), Cõi lặng (2007) ta bắt gặp những suy ngẫm của anh đối với nhân dân, đất nước; những chiêm nghiệm của anh về đời sống xã hội, nhân tình thế thái. Những chiêm nghiệm và suy ngẫm đó được thể hiện bằng một giọng thơ trầm tĩnh, bình dị, sâu lắng và khá hiện đại.

  • NGUYỄN QUANG HÀ       (Đọc Nỗi niềm để ngỏ của Lê Lâm Ứng - Nhà xuất bản Văn học 2002)Đọc thơ Lê Lâm Ứng để tìm những câu mượt mà thì hơi khó. Thảng hoặc lắm mới bắt gặp ở anh tâm trạng thư thái này:                Biết rằng trong cõi nhớ thương                Lạc nhau âu cũng lẽ thường vậy thôi

  • MAI VĂN HOANNguyễn Đắc Xuân không chỉ có chân trong Hội Nhà văn Việt Nam mà anh còn là hội viên Hội Lịch sử Việt Nam, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam... Nhưng dù ở cương vị nào thì điều mà anh tâm huyết nhất vẫn là lịch sử và văn hóa Huế.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG   (Nhân đọc sách "Gió về Tùng Môn Trang" của Nguyễn Xuân Dũng)Tác giả cuốn sách này là một võ sư đệ bát đẳng huyền đai thuộc phái không thủ đạo, vừa là một nhà hoạt động thương trường nổi tiếng ở Mỹ. Nhưng cuốn sách này không hề bàn đến chuyện đấm đá hơn kém hoặc là chuyện mua bán lời lỗ mà bàn về cái TÂM. Tác giả tỏ ra hết sức chú trọng vũ đạo; nhất cử nhất động đều phải xuất phát từ cái TÂM, cái TÂM viết hoa.

  • TRẦN THUỲ MAI            (Đọc Uẩn khúc, tiểu thuyết của Hoàng Văn Bàng, NXB Thuận Hoá 2002)Câu chuyện xảy ra ở một vùng quê không xa lắm, với một tầm mức tai hại không lớn, gây một ảnh hưởng mới xem qua tưởng chừng không đáng kể. Một ông trưởng phòng ở huyện tham ô vài chục triệu thì đã thấm gì so với những câu chuyện động trời hàng ngày trên các báo, mà thủ phạm mang những chức tước lớn lao hơn, với những số tiền khổng lồ tới hàng nghìn tỉ!

  • MAI VĂN HOAN         (Giới thiệu các tác giả thuộc chi hội nhà văn Việt Nam tại Huế)Ngô Minh là một trong những nhà văn Việt Nam ở Huế được Đài truyền hình Cáp Việt Nam chọn giới thiệu tới 45 phút trong chương trình “Người của công chúng”. Tôi cũng được mời nói đôi lời về anh. Với tôi, Ngô Minh là người làm việc “tới số” và chơi cũng... “tới số”!

  • PHẠM XUÂN NGUYÊNCùng một kiếp bên trời lận đận                  (Bạch Cư Dị - Tỳ bà hành)Nhà văn Bùi Ngọc Tấn vừa cho ra mắt tác phẩm Rừng xưa xanh lá (Mười chân dung văn nghệ sĩ) tại Nhà xuất bản Hải Phòng (1/2003).

  • TÔ VĨNH HÀNhững trang viết sau cùng của một con người luôn luôn là điều thiêng liêng và không bao giờ hết bí ẩn. Vì sao lại dùng từ ấy chứ không phải là chữ kia; đề cập đến cái này chứ không phải là cái khác..? Rất nhiều câu hỏi sẽ đến với người đọc khi trước mắt ta là những ý tưởng hiện hữu sau cùng của một đời người - đặc biệt ở con người vĩ đại như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là cái tên mà mỗi người Việt lúc đọc hay nói, không chỉ diễn đạt một quan niệm gần như vô hạn của nhận thức, mà hơn nhiều thế nữa - là âm sắc tuyệt vời của sự kết tụ những tinh hoa quý giá nhất của trái tim mình.

  • NGUYỄN TỐNGQuê hương đất nước và con người luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau trong suốt chiều dày của lịch sử dựng nước và giữ nước. Nó tự nhiên chan hoà đến mức như cá bơi quẫy giữa đại dương, chim tung cánh vô tư giữa bầu trời bát ngát. Đến lúc nào đó, khi con người rơi vào cảnh cá chậu chim lồng, tình cảm, ý thức về đất nước thiêng liêng mới trở nên ám ảnh day dứt.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ           (Đọc “Thân Trọng Một – con người huyền thoại” của Nguyễn Quang Hà)Đã từ lâu, tên tuổi anh hùng Thân Trọng Một trở nên thân quen với mọi người, nhất là với quân dân Thừa Thiên Huế; những “sự tích” về ông đã thành truyện “truyền kỳ” trong dân chúng và đã được giới thiệu trên nhiều sách báo. Tuy vậy, với “THÂN TRỌNG MỘT – CON NGƯỜI HUYỀN THOẠI”, lần đầu tiên, chân dung và những chiến công của ông đã được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động nhất.

  • Nhà văn Nguyễn Quang Hà tâm sự với tôi rằng anh có hai món nợ rất lớn mà chắc đến khi nhắm mắt xuôi tay cũng không thể nào trả xong. Hai món nợ mà anh đang gánh trên đôi vai của mình là món nợ đối với nhân dân và món nợ đối với đồng đội. Gần bốn mươi năm cầm bút, anh đã viết 9 tập tiểu thuyết; 7 tập truyện ngắn, ký, truyện ký; 2 tập thơ cùng với hàng trăm bài báo cũng chỉ mong sao trả được hai món nợ ấy.