Nhà văn Nguyễn Việt đã xuất bản 5 cuốn tiểu thuyết cùng các tập văn xuôi đã in và sắp in. Ngoài viết văn anh còn là một nhà báo kì cựu, bạn đọc biết đến anh nhiều hơn là một nhạc sĩ qua nhiều ca khúc trữ tình về Huế với niềm yêu quê hương say đắm, tự hào. Ngoài các tập nhạc đã in trước đây, năm nay anh trình làng tuyển tập “Giai điệu quê hương” gồm 357 ca khúc. |
Tôi yêu Huế
Tôi yêu Huế, nét vàng son một thuở
Vẫn lung linh, rực rỡ những sắc vàng
Những đền đài, những lầu son gác tía
Vẫn thầm thì dòng ký ức thời gian.
Tôi yêu Huế, yêu dòng Hương thơ mộng
Lững lờ trôi trước cửa ngõ Kinh thành
Khi bình yên, mảnh trăng sầu kim cổ1
Lúc bão giông, thanh kiếm dựng trời xanh!2
Tôi yêu Huế, yêu rừng thông núi Ngự
Bức bình phong che chở Huế muôn đời
Yêu đàn Nam Giao, yêu đàn Xã Tắc
Nhớ những tiền nhân mở cõi một thời!
Tôi yêu Huế! Yêu nụ cười tím Huế!
Yêu Trường Tiền sương sớm áo ai bay
Vỹ Dạ xưa vẫn ai chờ, ai đợi?
Bến Văn Lâu còn nhớ mãi những ngày...
Tôi yêu Huế, yêu ngọt ngào tiếng Huế
Dạ dạ thưa, lay động trái tim người
Huế của tôi, Huế muôn đời vẫn Huế
Vẫn vàng son, thơ mộng, đẹp tuyệt vời!
----------------------
1 Ý thơ Nguyễn Du: “Hương giang nhất phiến nguyệt/ Kim cổ hứa đa sầu”
(Sông Hương như một mảnh trăng mang nét buồn từ xưa đến nay)
2 Ý thơ Cao Bá Quát: “Trường giang như kiếm lập thanh thiên”
(Sông dài như một thanh kiếm dựng giữa trời xanh).
Huế chưa xa đã nhớ
Sương dần tan, sao mai nhòa dần sáng
Đêm đã qua mà Huế vẫn mơ màng
Tia nắng sớm xuyên xiên bao kẽ lá
Ai mơ ai trong thương nhớ dịu dàng?
Đâu có phải là viễn cảnh thiên đàng?
Mà sơn thủy đẹp như tranh thủy mặc
Hương giang xanh bóng đền đài thành quách
Ngự Bình thông thắm chiều biếc khói lam!
Trường Tiền nâng bước ai thả sang ngang
Tóc thề bay phía nón nghiêng nhẹ nhàng
Chuông Thiên Mụ buông giọt ngân lưu luyến
Chiều chậm rơi như thể chẳng vội vàng!
Em đưa anh về xanh biển Thuận An
Hoàng hôn xuống đẫm màu vàng đỏ tím
Tà áo em quấn quýt như bịn rịn
Níu chân anh bờ cát trắng nồng nàn!
Mai xa Huế, dặm dài bước quan san
Biết có vơi nỗi nhớ thương da diết?
Hay dày thêm khi hai ta cách biệt?
Huế chưa xa, thương nhớ đã ngập tràn!?
Thu Huế
Hoàng hôn buông xuống ánh vàng mơ
Thấp thoáng bóng ai dáng tỏ mờ
Mùa hạ chưa xa nắng vẫn đậm
Thu vừa chớm tới gió bâng quơ!?
Mai mùa đông lạnh bao mong nhớ
Mốt tiết ấm xuân lại đợi chờ
Có phải vì tình chưa trọn vẹn
Ai người thấu tỏ khúc tình thơ?!
Bữa ấy màu thu xanh ngắt trời
Sắc hoa cúc át lá vàng rơi
Bên hồ khóm trúc ru theo gió
Những tưởng ai qua thoảng tiếng cười?!
Dừng bước lãng du bên ngõ vắng
Hơi thu man mác tựa tơ trời
Chẳng mưa chẳng nắng mà lưu khách
Có phải tình thu níu giữ người?!
Mỗi năm cứ độ mùa thu tới
Xao xuyến tình thu chẳng đặng đừng
Vẫn biết dễ thương, thương chẳng dễ
Thôi thì thu cứ... dẫu rưng rưng!
(TCSH429/11-2024)
...sông vẫn xanh màu xanh thuở ấykhác là bây giờ bên sông nhà chọc trời soi bóngô tô đan kín đại lộ lấp loáng nắng trưahình như gió xưa đang háthoa bằng lăng tím lối qua cầu...
LƯU LYTên thật: Trần Thị Vân Dung, sinh ngày 28.8.1978 tại Thanh Chương, Nghệ An.Thơ Lưu Ly là sự giãi bày nỗi niềm của một tâm hồn đa cảm mà đơn phương... Sự chân thành mộc mạc của tác giả sẽ mang lại cho người đọc chút “hương đồng gió nội” thật hiếm hoi trong dòng thơ hiện đại.
...Có nơi nào như đất nước tôitiếng trống tràng thành cũng lung lay bóng nguyệtthiếu phụ tiễn chồng ra trậnđêm trở về nằm gối nửa vầng trăng...
Trà Mi vốn là bí danh có từ thời hoạt động nội thành của Nguyễn Xuân Hoa được anh “nối mạng” vào “thương hiệu” thơ khi cái đẹp bừng nở trong tuệ giác.Dù không lấy thơ làm cứu cánh nhưng nó vẫn là một hằng số tâm linh đối với bất cứ ai trong mỗi một chúng ta. Sự tung hứng giữa cảm xúc và trí tuệ, sự cộng hưởng giữa truyền thống và hiện đại, sự bức xạ giữa ý tưởng và ngôn ngữ được coi như một nguyên tắc đồng đẳng trong thi pháp thơ Nguyễn Xuân Hoa.Nguyễn Xuân Hoa sinh năm 1947 tại Quảng Điền, TTHuế. Hiện là tỉnh uỷ viên, giám đốc Sở Văn hoá Thông tin TTHuế.Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc chùm thơ mới của anh.
...Em đã lấy những gìmà Chúa không cần nữaNgười đã ban tặng emMột tình yêu đau khổ...
Cách đây 700 năm, vào năm 1306, vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Champa, bờ cõi Đại Việt được mở rộng. Hai châu Ô, Lý được vua Chế Mân cắt để làm sính lễ dâng vua Đại Việt. Sau đó, hai châu này được đổi thành châu Thuận và châu Hóa. Thuận Hóa được hình thành từ cơ sở đó.Những bài thơ chữ Hán viết về vùng đất này sớm nhất có thể kể đến như Hóa Châu tác (Làm ở Hóa Châu) vào khoảng năm 1354 của Trương Hán Siêu (?-1354); Hóa Thành thần chung (Chuông sớm ở Hóa Thành) của Nguyễn Phi Khanh (1355-1428); Tư Dung hải môn lữ thứ (Nghỉ chân ở cửa biển Tư Dung) của Lê Tư Thành (vua Lê Thánh Tông 1442 - 1497)... Nhân kỷ niệm 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế (1306 - 2006) TCSH trân trọng giới thiệu cùng độc giả ba bài thơ này.HẢI TRUNG giới thiệu
Đá Hạ Long đa tình hóm hỉnhNên mái cong đuôi trống xoè lôngTrời và nước hồng hoang kết dínhSóng nôn nao như tiếng vợ gọi chồng...
...đêm bình yên linh hồn nương náusao ta một mình thao thứcsao ta một mình lay gọilối nào tới ban mai?...
...khoảng vườn xanh xưatrồng toàn cây cẩm túnở một bông thôi cũng đủ nhớ thương người...
...từng hàng cỏ mọc bon chencôn trùng nương náu cũng quen lâu rồi...
LTS: Nguyễn Xuân Hoàng viết nhiều, viết đủ các thể loại nhưng tác phẩm đã công bố phần lớn là truyện ngắn, bút ký, tản văn, tiểu luận v.v... còn thơ thì ít khi xuất hiện. Song, có lẽ thơ mới là “ngọc châu” trong văn nghiệp của anh. Những bài thơ gần đây được Hoàng viết ra như một sự dự phóng điềm gở của định mệnh.Khắc khoải yêu thương, khắc khoải đợi chờ là tâm trạng của Hoàng được “mã hoá” trong chùm thơ mà Sông Hương vừa tìm thấy trong di cảo của anh.
...Xin hãy để ta mơ về Hợp NhấtLòng bản thể thẳm sâu hòa điệu giữa lòng ta...
LÊ HUỲNH LÂMSinh năm 1967, tại Phú Vang - Thừa Thiên Huế; Kỹ sư tin học (ĐH Bách Khoa Hà Nội). Tác phẩm đã in: Sông hoa (tùy bút)....ấy là một khuôn mặt trầm tư? U uất? Khuôn mặt với đầy đủ đặc tính của một “triết gia bi đát”. Bây giờ, những ngôn từ mà anh dày công nhào nặn đã ý thức hơn về vị thế của mình trong đoản - khúc - người, và chúng không còn cưỡng bức xác thân anh đi ngược chiều nhân loại nữa. Những ngôn từ (bị dòng đời ám ảnh) đã tự sắp đặt thơ. Bây giờ, thơ trở thành tính từ của thân phận mỗi khi cõi lòng anh lên tiếng...Sông Hương xin chuyển tới bạn đọc ba “cột thơ” rút từ ngôi nhà của anh.
...Không còn ở trong vòm cửa hẹpCả khoảng không bừng sáng quanh ta...
...Tiếng aiTrong gióHú dài…
LGT: Như một chuyến hành hương về nguồn cội, với nghĩa cử cao đẹp, Công ty Văn hoá Trí tuệ Việt đã cho ra đời tập sách HUYỀN THOẠI TRƯỜNG SƠN, gồm nhiều thể loại như bút ký, hồi ký, thơ, nhạc,... Đặc biệt hơn hết là danh sách đầy đủ, chính xác của 10.263 anh hùng liệt sĩ yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn.
Sông Hương xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc những dòng thơ được thắp lên từ HUYỀN THOẠI TRƯỜNG SƠN - như một nén nhang gọi hồn những người đã ngã xuống!
LGT: Trong cuộc đi tìm mình khắc khoải ở trời , Nguyên Quân mang theo những u uẩn của quá nửa phần đời để mỗi buồn ngồi gặm nhấm. Chắc hẳn cũng nhờ vậy, anh đã làm được một điều không dễ - ấy là gọi tên đúng nỗi buồn giữa mênh mang thi phú...Sông Hương xin giới thiệu chùm thơ của Nguyên Quân mà hai trong số đấy sẽ được tuyển vào 700 năm thơ Huế.
Hơn một năm trước, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ giương cao Lá cờ trắng. Nhưng dường như đấy chỉ là hình thức “trá hàng” của một nàng thơ giữa độ hồi xuân.Không hiểu tự bao giờ, loài cúc dại đã cắm rễ vào cõi hồn đa mang của chị hút đến cả nỗi đau dung dưỡng xác thân trong kiếp luân hồi đầy khổ nạn. Tập thơ mới nhất của chị, là sự bung nở của vô vàn cúc dại, để trí nhớ đất này thêm những phút thăng hoa...
HẠ NGUYÊN* Sinh năm 1966 tại Hương Cần - Hương Trà - TT. Huế* Hội viên Hội Nhà báo Việt , Ủy viên BCH Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế khóa IV (2007 - 2012).* Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế* Có nhiều tác phẩm in chung trong các tuyển tập: “20 truyện ngắn và ký 1975 - 1995”, “25 truyện ngắn và ký 1975 - 2000”, “Thời gian và nỗi nhớ”, “Trịnh Công Sơn - cát bụi lộng lẫy”, “Thừa Thiên Huế trong cơn đại hồng thủy (2000)” v.v.
NGUYỄN THIỀN NGHITên thật là Nguyễn Bồn, sinh năm 1948 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế.Hội viên Hội Nhà văn TT.Huế.Hiện là giáo viên của Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hương Thuỷ.