MINH VŨ
Thương lắm quê tôi
Lồng lộng gió
Cuồn cuộn những đám mây
Hướng đất liền
Cuồng điên giận dữ
Gào thét
Vất tung tóe những mái nhà
Trơ xác bao khung sườn tội nghiệp!
Mênh mông nước
Bãi đồng trắng xóa
Tiếng trẻ thơ xé đêm
Mẹ thẫn thờ co ro góc nhà
Cha bất lực nhìn giấc mơ lũ cuốn
Mai em đến trường
Nhoẹt nhòe trang vở
Âu lo trĩu nặng lòng cha
Xót xa lòng mẹ
Con chữ nổi chìm
Nhọc nhằn chở ước mơ
Thương lắm quê tôi
Nơi mẹ cha một đời gắn bó
Nơi ươm mầm tuổi thơ ta
Tơi bời qua cơn bão lũ
Điệu ví câu hò lịm giữa chừng xoáy lốc!
THY NGUYÊN
Gửi Phong Châu
Nước xiết nào đỡ các anh các chị
Để chiều nay Lâm Thao bật khóc
Cha lặng thinh đốt thuốc
Mẹ lặng thinh dõi nhìn
Có lần ra đi nào để bóng chiều tan chảy
Vào triệu triệu người như thắt nghẹn
thế không?
Có bao đợi mong?
Theo về từng quầng quầng ráng đỏ
Ngác ngơ con thơ phím bình minh trễ nải
Giữa phù sa giữa nước xiết phù sa...
Về đi anh! con trẻ đợi mong
Về đi chị! mẹ già thao thức
Quê mình bên này tầm tay với
Phong Châu nào hay bão ập đến đây.
Bao ngậm ngùi trong lòng sông hôm nay
Trong lòng người găm lo âu hẫng hụt
Mỗi phút giây, mỗi rủi ro bất chợt
Giấc ngủ như ghim, như xoáy kiệt
tâm hồn...
Nín đi con
Sáng nay sông khóc
Sáng nay trời khóc
Phong Châu thú nhận
Chít chiếc khăn xô lên những đứa trẻ
Nước mắt gói hình bầu trời
Phả trùm chấp chới
Nặng trịch khói hương.
Sáng nay thêm một con đường
Chít khăn mang tên người góa phụ
Những con đường thưa thớt
Mộc mạc
giản dị
khánh kiệt
thấp thỏm
dứt day...
Cha đang ở đây
Mang theo nụ cười con và dáng hình giấc ngủ
Cha biết
Mẹ con biết
Rêu bám xanh trên bức tường ngõ nhỏ
Nín đi con
Cha sẽ về…
NGUYỄN DOÃN VIỆT
Những ngày mặt đất cũng mong manh
Những ngày mặt đất cũng mong manh
Đàn chim rã cánh
Bão cuồng điên
Gió rít
Mưa trút nghiêng trời
Núi đồi nát nhừ đá sỏi.
Những chiếc cầu mỏng manh như củi
Gãy đổ bất an.
Bầu trời cuồng nộ kêu than
Mặt đất quằn mình cam chịu
Những tiếng kêu xé toác trời lên
Những bản tin đen kịt màn hình
Đừng hỏi gì vào lúc này
Hãy lắng nghe lòng mình lên tiếng
Ai cầm lòng trước những lời rên xiết
Sự sống ngập ngụa
lũ cuộn triều dâng!?
Xin đừng hỏi vì sao,
Mẹ thiên nhiên đang trả lời ta đó
Nỗi đau của mấy triệu đồng bào
Găm vào lòng mẹ đất
Đất lắng nghe gào thét xé lòng.
Ngày mai bầu trời xanh trong
Gió êm đềm xoa dịu nỗi đau đất đai, cây cỏ
Cuồng phong đi qua để tình người thêm thắm
thiết
Sức mạnh của cố kết cộng đồng từ thuở dựng
giang sơn.
Trên dải đất đàn chim lạc
rưng rưng
Trên dáng núi mình rồng
Thấm đẫm hồn đất nước
Ta nắm tay nhau bước về phía trước
Sau giông bão nhọc nhằn
Lại cất cánh bay lên.
NGÔ MẬU TÌNH
Tìm nhau
Phía sau những thân đê
bàn tay mọc trên bia mộ
tôi không thể nghe tiếng sóng
bao căn nhà chôn dưới đất sâu
Chẳng ai đặt tên cho nỗi đau
mưa trổ đồng
thở dài tiếng núi
Bạn bè tôi tìm nhau trong mỗi bước đi
loạng choạng chiều khói bếp
Những cơn mưa vỗ vào nhức nhối
làng quê chia sẻ bình minh
Ngày qua
từng đợt sóng
liên hồi khoan thủng vào tôi
Lời yêu thương
Thương mến gửi đồng bào trong bão
Ngày lên nắng ửng bão đi
Cầm tay xa ngái nói gì người ơi.
Với nhau đến tận chân trời
Thương yêu là tiếng ru hời mẹ con.
Đồng bào hai chữ vuông tròn
Biết đâu giông bão lại còn gặp nhau.
Cùng qua nhiều nỗi thương đau
Cũng là phận cỏ lách lau kêu cầu.
Trần gian nhiều cuộc bể dâu
Thương người mái tóc bạc đầu đắng cay.
Ơn trên người có ngàn tay
Cho nên bão gió vội bay về trời.
Cây đời thắp sáng muôn nơi
Câu thơ lục bát một lời yêu thương.
NGUYỄN HỒNG
Nhớ sông Giăng
Sông Giăng bữa nớ vui lắm lắm
Nước đợi ai về để mà xanh
Qua khúc quẹo mềm eo con gái
Hoa bông trang đỏ giữa rốn trời.
Câu ví ai gieo bỏ ngỏ lời mời
Ta khách lạ mần răng dặm lại
Sợ vụng tiếng người sông Giăng tự ái
Biết lấy chi đền lúng liếng giận thương.
Mai ta về chốn ấy ngược đường
Nhớ lắm sông Giăng hiền môi con gái
Câu ví dặm buộc lòng ở lại
Con cò gầy còn ngủ gật ven sông.
Làng Nủ ở đâu
Làng Nủ ở đâu
Làng Nủ đâu rồi
Nào đã kịp biết nhau đâu
Ông trời gọi tên đưa Làng Nủ đi rồi.
Chỉ còn là tưởng tượng thôi
Như bao xóm thôn làng mạc đất bồi
Cái cây cho bóng mát
Con cá cho thức ăn
Làng Nủ có nhau mưa nắng bao đời.
Bây giờ còn đâu giấc ngủ giữa trời
Giấc mơ trương sình bùn đất
Cánh nôi bơ vơ đưa giấc
À ơi Làng Nủ mất rồi.
Chỉ còn ngọn gió mồ côi
Đêm đêm thức tìm Làng Nủ.
LÊ VĨNH TÀI
Cuối cùng Yagi cũng đến
“cuối cùng Yagi cũng đến”, nàng nói
bạn hiểu tại sao phải chờ đợi lâu như vậy
tại sao cơn bão lại dữ dội
tại sao đại dương vô tận, cánh buồm lại rách nát
khi đến lượt
cuối cùng bạn cũng đến, mọi cái cây bên đường đều bật gốc
bạn sẽ trân trọng từng vết thương
vì chúng là những vết sẹo thật đẹp
cuối cùng bạn thấy những cuộc phiêu lưu
trong hành trình bất tận của mình
nhận ra những gánh nặng tưởng như không chịu nổi
lại là sức mạnh của bạn
những nỗi đau tan nát cõi lòng, những giọt nước mắt đã rơi
khi đến lượt mình, bạn sẽ hiểu
việc phải đi qua những đường hầm tối tăm nhất
là để khai quật những viên ngọc
đến lượt bạn, giữa những vấp ngã
bạn khám phá mỗi một mất mát
đã biến bạn thành kiệt tác
như con người bạn
mặc dù cả ngôi nhà bắt đầu run rẩy
bạn cảm thấy một cú giật mạnh nhưng bạn không dừng lại
mặc dù gió dùng những ngón tay cứng đờ của nó
để cạy những mái tôn, nỗi buồn thật khủng khiếp
đã khá muộn rồi, một đêm hoang dã
con đường đầy những cành cây và lá đổ
nhưng bạn bỏ những giọng nói đó phía sau
những vì sao cháy xuyên qua những đám mây
bạn nhận ra của chính mình
sải bước vào thế giới
điều duy nhất bạn có thể làm
là quyết tâm cứu mạng sống
vì duy nhất chỉ bạn có thể cứu
chính mình
Cơn bão sáng chủ nhật
sáng chủ nhật.
một cơn bão thơm ngát
trong tách cà phê
cố gắng mềm mỏng
nhưng lại trở nên giận dữ
cố gắng trở thành nước
nhưng tôi lại là băng
tôi có thể trở thành
một trận mưa đá
nàng nói: hủy diệt và tái tạo cùng chính ở một
chỗ, chẳng thế mà người ta vẫn tôn thờ thần
Shiva, anh nhỉ?
như một cái cây trong cơn bão
gió mang từng mảnh của em đi khỏi anh
trong mỗi hơi thở
nhẹ nhàng đến khi chẳng còn gì níu giữ
NGUYỄN ĐỨC BÁ
Còn đâu Làng Nủ
Còn đâu Làng Nủ chân đồi
Ngàn mây nghiêng xuống vành nôi quê nhà
Còn đâu bóng dáng mế pa
Tiếng khèn vọng lại lời ca ru tình
Còn đâu tia nắng bình minh
Mây vờn đỉnh núi lung linh gió ngàn
Lũ tràn xa xót bàng hoàng
Núi đồi sụp đổ hoang tàn giấc mơ
Quặn lòng rơi xuống dòng thơ
Trái tim vỡ nát thẫn thờ giọt rơi
Sẻ chia nỗi đau bên đời
Lào Cai dấu nhớ. Bao người yêu thương…
Hương trăng
Có giọt trăng
tan trên dòng sông lặng lẽ
trôi hoang một vệt hoài niệm
phiến rêu trầm tích
ru mềm ly thời gian
uống chén mơ say
Có giọt trăng
rơi trên vùng lá cỏ
đẫm hạt sương đêm
rụng vỡ
sợi tóc trắng vương
cuộc người chênh vênh bờ cát
Có giọt trăng khô
rơi trên miền trăn trở
ru hạt mồ côi
khoảng trời ký ức
neo phía giấc mơ
Có giọt trăng vàng
rơi trên tóc em hương tỏa
phiến môi mềm
nghìn năm nghiêng say
đóa quỳnh hương khua vỡ
ánh trăng mơ...
Hương trăng khẽ run
trên đôi mắt em
bờ sóng vỗ
đêm ảo huyền
sợi gió ngẩn ngơ...
(TCSH54SDB/09-2024)
Từ Nguyên Tĩnh - Lê Huỳnh Lâm - Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hữu Lục - Mai Thìn - Cao Hạnh - Văn Công Hùng - Trần Tuấn - Nguyễn Ngọc Phú - Đức Sơn - Trần Vạn Giã - Trần Cao Sơn - Lê Hữu Khoá - Trần Hoàng Phố - Phạm Thị Anh Nga
Đất nước đã vẹn toàn một mối hơn ba mươi năm, song còn đó những nỗi đau âm ỉ, thấm vào cốt xương của thân nhân các thương binh - liệt sĩ, thấm vào máu thịt của những ai từng kinh qua hoặc không kinh qua chiến tranh mà nay đều được hưởng cuộc sống yên bình. Kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ(27/7/1947 – 27/7/2007), Sông Hương xin nghiêng mình trước nỗi đau không hề ngẫu nhiên đã thấm vào thơ ấy… *Nguyễn Gia Nùng - Triệu Nguyên Phong - Trần Đức Đủ - Huỳnh Tuấn Vinh
Vân Long là tạng người thơ không chịu cũ. Nhà thơ luôn ý thức được việc làm mới mình để có thể đồng hành với nền thơ đương đại và nhịp thở nóng hổi của cuộc sống thường nhật.Dù là trữ tình tự sự hay nội cảm ngoại quan, thơ Vân Long luôn để lại những dấu ấn sáng tạo - dấu ấn lao động thơ. Vân Long đã từng có duyên với xứ Huế qua “Đêm sông Hương”, “Vườn Huế”... được tuyển chọn trong Tuyển thơ Sông Hương 20 năm...
khi em là vực sâu im lặng tôi pho tượng đá lắng nghe...
...chim chích bay về đăm đắm mắtnghe phế hưng bông lơn ký ức thành xanhrêu...
Nguyễn Văn Quang - Trần Thu Hà - Nhất Lâm - Lê Ngã Lễ - Mai Văn Hoan - Ngàn Thương - Ngô Thị Hạnh - Nguyễn Thánh Ngã - Xuân Thanh - Phan Văn Chương - Thạch Thảo - Trần Đôn - Nguyễn Nhã Tiên - Đoàn Lam - Tiến Thảo - Đoàn Giao Hưởng
...Cả thành phố lúc nào cũng rậm lờiAnh không thấy tấc vỉa hè nào dành cho mình cả...
...họ mơ thấy Hồ Gươmlà một vò rượu lớnbị bỏ quênbên sông Hồng đến cả ngàn năm...
Mai Văn Phấn - Hoàng Chinh Nhân - Lê Huỳnh Lâm - Ngô Thiên Thu - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Hoa - Hoàng Nguyệt Xứ - Lê Hưng Tiến - Phạm Xuân Trường - Ngô Công Tấn - Từ Hoài Tấn - Văn Lợi - Quang Tuyến - Nguyễn Loan - Lê Vĩnh Thái - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý
HUỲNH THÚY KIỀUHọ và tên: Huỳnh Thuý Kiều; Cầm tinh con Ngựa - 1978Bút danh: Hoa Đồng Nội. Nơi làm việc: Nhà xuất bản Phương Đông tỉnh Cà MauĐã có tuỳ bút, tản văn, đặc biệt là thơ đăng trên các báo Trung ương và địa phương. http://huynhthuykieu.vnweblogs.com
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀOSinh năm: 1979Quê quán: Hà TĩnhTốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Khoa học HuếHiện là biên tập viên tạp chí Đà Nẵng ngày nayhttp://nguyenthianhdao.vnweblogs.com
Trần Thị Huê, sinh năm 1970 ở Hiền Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình. Năm 1997 xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Nhật Lệ với chùm thơ 3 bài Chiều, Đợi, Cỏ xanh. 5 năm sau chị xuất bản tập thơ đầu tay Sóng vọng. Nhưng phải đợi đến những năm gần đây gương mặt thơ chị mới hiển lộ với những đường nét vụt hiện, gấp khúc. Cái - tôi - cá - thể đã làm giàu thêm mục đích và ý nghĩa sáng tạo nghệ thuật.
Bạch Diệp - Vi Thuỳ Linh - Phan Huyền Thư - Phùng Hà - Nguyễn Thị Hợi - Hồng Vinh - Đông Hà - Nguyễn Thị Thái - Hoàng Thị Thiều Anh - Đinh Thị Như Thuý - Nguyễn Thị Thuý Ngoan - Thạch Thảo
...Vắt qua bầu trời mờ cánh chim nhỏVắt ngang dòng sông trổ nụ hồngVắt ngực tình em bay hương cỏVắt suốt mùa đợi một ngóng trông...
Nguyễn Trọng Tạo - Tường Phong - Trần Áng Sơn - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Hữu Đoàn - Nguyên Quân - Nguyễn Thành Nhân
HÀ NHẬTLTS: Lớp học sinh niên khóa 1964-1967 ở Trường Cấp 3 Lệ Thủy, Quảng Bình 40 năm trước đã sinh ra hàng chục nhà thơ, trong đó có những người đã thành danh như Lâm Thị Mỹ Dạ, Ngô Minh, Hải Kỳ, Đỗ Hoàng, Lê Đình Ty... Công lao bồi dưỡng, vun đắp nên những nhà thơ đó là hai thầy giáo dạy văn cực giỏi: Lương Duy Cán và Phan Ngọc Thu.
...Lão du - già xát đầy mình tro tử thi vừa nguộiƯớp xác phàm bằng hương liệu sắc - không...
...ai đuổi theo xe tăng, bắn B40 vào xe tăng, rồi bị xe tăng nghiền nát trên con lộ Bốn?ai đạp phải mìn cụt một chân ở chi khu Xuân Lộc, rồi bằng nạng gỗ với một chân...
Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hoàng Phố - Tiến Thảo - Xuân Thanh - Võ Văn Luyến - Nguyên Hào - Hoàng Cát - Ngô Hữu Đoàn - Trần Kiêm Đoàn - Mai Thìn - Đặng Như Phồn - Tôn Phong - Kiều Trung Phương - Đinh Thu
Tên thật: NGÔ THỊ KIỀU HẠNHNăm sinh: 24 - 12 - 1983 tại Cam Ranh – Khánh Hòa Hội viên Hội VHNT Khánh HòaĐã có thơ đăng Kiến thức ngày nay, tuần báo Văn Nghệ, và nhiều tạp chí trong nước.