Trần Văn Khê – Thiên Tài Nhân Ái

10:26 01/07/2015

THÁI KIM LAN

Từ xa nhận được hung tin Thầy nhập viện trong tình trạng nguy cập, tôi nôn nóng muốn về, hi vọng được gặp lại Thầy.

Anh Nguyễn Nhã bảo chỉ trong 48 tiếng, anh bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc lắc đầu bảo cũng không lâu. Nhưng tôi hi vọng, cái hi vọng của con tim mù lòa, mong có lúc Thầy tỉnh lại, ngồi dậy và cười với chúng tôi rồi nói một cách tươi vui „Các em ơi, Thầy thắng rồi“. Như có lần cách đây 10 năm Thầy đã thắng cơn đau thập tử nhất sinh để khi gặp mặt, Thầy bảo Diêm Vương sợ Thầy rồi, bảo về dương gian thôi và cười giọng cười Nam bộ rất đắc.

Về đến Sài Gòn gặp chị Hỷ Khương với đầu cúi xuống, nụ cười không còn tươi rói như ngày nào, thấy thương, nghe anh Nguyễn Nhã trầm tĩnh ở đầu dây có chút chi mừng, gặp anh Đỗ Hồng Ngọc tự tại nhưng cười hơi gượng, đêm về lại lo, nghe Thanh Thúy giọng như khàn hơn mọi khi, thấy sợ. Gặp Hoàng Anh ở đầu dây trong lúc Sài Gòn bốn bề xe kẹt, bỗng nghe hi vọng như „echo“ một thời trẻ dại…Mà cô ấy có lý khi bảo tôi rằng, chị ơi Thầy đang giả đò…chết… để dọa tụi mình“. Cô ấy nói mà nghe nước mắt chạy quanh. Thầy, con người vui sống, thích sống, mạnh mẽ sống, vượt trên mọi sóng gió gian truân, cho đến khi ngồi xe lăn vẫn còn vun vút đi khắp mọi miền, làm sao chết được? Thầy sống! Bỏ hết mọi lý luận khôn ngoan, tôi níu câu nói trẻ nít của Hoàng Anh mà về Huế lo công việc. Tôi tin, Thầy sống mãi, „Hổ nhớ rừng“, chúa tể sơn lâm giả vờ ấy thôi, như khi ở München năm 2002 ấy, ngồi trong phòng trọ thong dong, Thầy phất tay áo hát „truyền nhị vị phu nhân, mau mau vào chầu thánh thượng a!“ Và cả đoàn hát bội Bình Định, từ Chi Manh (nữ nghệ sĩ ưu tú Hòa Bình) cho đến Lộ Địch, cho đến Hỷ Khương, Hoàng Anh đến phủ phục quanh Thầy, huyên náo cười đùa, vui như… hát bộ.

Điều gì làm cho lũ chúng tôi, những đứa vô danh, lại có thể vui đùa hớn hở quanh một nhân vật mà cả bốn bể đều cho là phi thường, từ Nam chí Bắc cho là thiên tài họa hiếm, đã từng chinh phục khán thính giả năm châu yêu âm nhạc kịch nghệ, đã lừng danh dùng sở học uyên bác về nghệ thuật của mình che chở cả hồn dân tộc? Điều gì cho phép lũ trẻ con (đã già như chúng tôi) vừa cười mếu máo cho rằng Thầy chỉ giả vờ, chứ Thầy sống mãi!?

Trần Văn Khê! Ấy chính là nhà! Là mái nhà cho vô số chúng sinh. Thầy che hết, che mà không che, chỉ bằng tiếng đàn, giọng hát, trí nhớ vô song! Biết bao nhiêu thiên tài trên quả đất, biết bao nhiêu danh nhân hào kiệt anh hùng, sáng ngời sử sách, nơi Thầy lại ấm tình nhân ái lạ thường! Nơi Thầy tài bỗng là tình, và tình hóa nên tài. Cái tình của Thầy đối với mỗi người tế nhị và tinh chất như khi tay lựa từng phím đàn tìm ra tiếng tơ qua dấu nhấn, tưởng như hồn nhiên thả tiếng, nhưng chính là chạm được nỗi đau, nỗi niềm của người bên cạnh, để nhịp nối là cảm thông, xúc động là nhịp cầu bước tới người.

Khi gặp Thầy lần đầu tại München (1973), Thầy còn là một nghệ nhân thành danh, trước hàng trăm khán giả, nhã nhặn khiêm cung rất mực trong tiếng hoan hô. Đến và đi nhẹ nhàng, tuồng như chỉ là tao ngộ nhất thời. 26 năm sau (1999) gặp lại trong cuộc hòa thơ nhạc tại nhà chị Hỷ Khương, bỗng giật mình khi nghe người nghệ sĩ tưởng như chẳng nhìn ai ấy, lại có thể nhìn kỹ, nhớ kỹ và mô tả tỉ mỉ một con người chỉ gặp một lần. Mô tả ấy lại ý nhị vô cùng, không nhìn lên mà biết người ấy vừa đang lúng túng bên ngoài vừa đầy tâm bệnh bên trong (Bến Cũ Văn Lâu tại Thùy Khương trang). Cho nên nhắc, nhớ kỷ niệm là phương pháp vi tế chữa bệnh cho người, trong lúc tay vẫn nhấn dây tơ. Bất ngờ cơn bệnh trầm kha bỗng chốc tan theo cùng với tiếng đàn. Có lẽ tôi chỉ là một trong hàng nghìn, ức triệu hay „tỉ tỉ“ (để nói như chị Hỷ Khương) trường hợp với Trần Văn Khê trong cảm thông nhân ái, từ đó đi suốt đời người. Tính nhân ái ấy không xa hoa, không ồ ạt vồn vập mà như dòng nước thấm sâu, tựa như tiếng đàn âm thầm tìm đến cố nhân.

30 năm sau (2002) trở lại München cùng với đoàn hát bội Bình Định lưu diễn vở tuồng Lộ Địch, Thầy lại là người ôm tất cả mọi người vào trong lòng, âm thầm ủy lạo và khích lệ đoàn hát xa nhà, sát cánh với anh em nghệ nhân và ngay cả người tổ chức. Phải nói một lời cho rõ, cuộc lưu diễn nếu không nhờ tài thuyết diễn đầy đam mê, tài hoa và tài tình nhất mực của Trần Văn Khê không thể thành công đến thế. Cuối cùng khán giả lại chạy theo Trần Văn Khê để tìm để biết hồn nhạc Việt Nam. Trần Văn Khê, trái tim và tiếng nói Việt Nam, như cuộc phỏng vấn trên đài München dội vang. Riêng tôi đội ơn Thầy vạn bội cái tình mẫn cảm, luôn che chở cho tôi làm tròn công việc, đứng trên sân khấu cùng với khán giả hòa hợp đồng tình.

Và từ đó Trần Văn Khê trở nên một người thầy ẩn mật truyền đạo cho tôi, hầu như là không lời, ngay cả khi Thầy viết hay nhận xét về tôi, thì những lời ấy chỉ là bên ngoài, bên trong Thầy như đã nắm tay chỉ cho tôi dấu vết con đường nhân ái mà Thầy đang đi, ấm áp, thuần nhị và vi tế vô cùng, vi tế như tiếng tơ Thầy thường gảy khúc cho chúng tôi nghe. Tìm và nghe mãi cho đến khi tỉnh giấc mê lầm và thấy được con người thuần chất ấy.

Cuối cùng tôi đã thấy được, 50 mươi năm sau (2013), tôi là khán giả của cuộc trò chuyện thơ nhạc Hàn Mạc Tử và Phạm Duy tại Huế mà Trần Văn Khê là người giới thiệu. Trên sân khấu, mắt tôi được đổ đầy hình ảnh của hai lão nhân nghệ sĩ bậc nhất của Việt Nam nói chuyện thơ nhạc. Một cuộc trùng phùng kỳ lạ. Một ông lão 90 nói về một ông già 90, nhưng họ trẻ, sức sống họ tràn đầy, tài hoa của họ sáng rỡ. Tôi mở mắt to muốn thu hết từng chi tiết, từng cử động của mỗi người, như quay cho tôi một cuốn phim. Bỗng nhiên Trần Văn Khê choáng ngợp võng mô tôi. Con người nức tiếng ấy, thân xác dềnh dàng ấy, trong vai trò giới thiệu, như đang làm bé lại, để ca ngợi, nâng cao người bạn tài hoa của mình, vụt lớn tràn mắt tôi, làm mờ tất cả những người chung quanh. Trần Văn Khê năm 1973 đi qua với tiếng đàn hờ hững trong tôi, mãi 40 năm sau (2013) tôi mới thấy được Trần Văn Khê, thấy trái tim của ông - một chữ hầu như là sáo ngữ, mà tôi phải dùng – trái tim Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đại từ bi, bên trên tính toán ai tự hạ mình xuống sẽ được nâng lên. Âm nhạc trên hết không chỉ ca ngợi yêu thương, mà yêu thương thật tình, yêu con người từ trong trứng nước.

Thiên tài Einstein cuối đời nhận ra được „Thay vì sử dụng công thức E = mc2, ta chấp nhận rằng, năng lượng hàn gắn thế giới có thể đạt được bằng tình yêu được sản sinh với tốc độ ảnh sáng bình phương, thì chúng ta hoàn toàn có thể đi đến kết luận: Tình yêu chính là một lực mạnh vô song, bởi nó không hề có bất kỳ giới hạn nào (Thư gửi con gái)“

Einstein! Xin ông hãy làm một quả bom Trần Văn Khê nhân Trần Văn Khê lên tỉ tỉ lần, nói như chị Hỷ Khương!

6 giờ sáng ngày 29/6 Hoàng Anh gọi cho tôi bảo đang đi đưa Thầy về cõi Nhạc Trời. Tôi ngồi đây, gạt lệ chia tay.

Huế 29/6/2015

Chú thích;

Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương, ái nữ của nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị
Hồ Thị Hoàng Anh, người mẫu Huế và nghệ nhân ẩm thực
Hàn Thuyên Nguyễn Nhã, giáo sư sử học
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Thái Kim Lan, Bến Cũ Văn Lâu
Trần Văn Khê, Đọc thư gửi con của Thái Kim Lan
Trần Văn Khê, Nhân đọc Trần Thái Tông, nhân ảnh của Thiền học Việt Nam của Thái Kim Lan
A, Einstein, Thư gửi con gái Lieserl






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Báo Tin Tức Chúa Nhựt, 3.11.1940 mở đầu bằng mấy hàng như sau: “Hai mươi chín tháng Chín Annam (20 Octobre 1940). Thêm một ngày đáng ghi nhớ. Một người đã mất: cụ Sào Nam Phan Bội Châu

  • Với giọng văn sinh động, pha chút hài hước, hình minh họa ngộ nghĩnh, phù hợp với lứa tuổi học trò: “Chuyện kể về thầy trò thời xưa”, “Những tấm lòng cao cả” hay bộ văn học teen “Cười lên đi cô ơi”… sẽ đem đến cho độc giả nhiều cung bậc cảm xúc và hoài niệm.

  • Trong tất cả các Ni sư Phật giáo mà tôi được biết và chịu ơn hoằng pháp vô ngôn, có lẽ người gần gũi với tôi nhất trong đời là Cố Đại Trưởng lão Ni chúng – Sư Bà Cát Tường - nguyên trụ trì chùa sư nữ Hoàng Mai ở Thủy Xuân – Huế.

  • LTS: Nhà thơ, nhà văn Thanh Tịnh năm 78 tuổi sức khỏe không còn như buổi thanh niên, nhưng ngòi bút của ông vẫn còn cái sung sức của một người đã từng yêu du lịch và làm nghề hướng dẫn khách du lịch toàn Đông Dương. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc những trang hồi ký đầy lý thú của Thanh Tịnh.

  • NGUYỄN XUÂN HOA

    Tôi không có dịp được học với thầy Phạm Kiêm Âu, người thầy nổi tiếng ở Huế, nhưng lại có cơ duyên cùng dạy ở trường nữ trung học Đồng Khánh với thầy trong các năm 1974 - 1975.

  • Vậy là nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh đã về cõi thiên thu giữa một sáng mùa thu Hà Nội lay phay gió mù u!...Trước khi chưa kịp được vuốt mắt, dường như đôi đồng tử của ông vẫn còn lưu giữ lại hình ảnh đau đáu về con sông Cụt quê nhà.

  • Với một tướng lãnh võ biền, thì mục tiêu cuộc dẹp loạn là đánh tan loạn quân, rồi ca khúc khải hoàn, ăn mừng chiến thắng.

  • PHÙNG TẤN ĐÔNG

    Đời của nó như thể bềnh bồng
    Cái chết của nó như thể an nghỉ

                               F.Jullien
    (Dẫn nhập cuốn “Nuôi dưỡng đời mình - tách rời hạnh phúc” - Bửu Ý dịch, 2005)

  • THANH TÙNG

    Hiệp định Genève ký kết, sông Bến Hải tưởng chỉ là giới tuyến tạm thời, không ngờ đã trở thành ranh giới chia cắt đất nước Việt Nam hơn 20 năm. Nỗi đau chia cắt và biết bao câu chuyện thương tâm, cảm động đã diễn ra ở đôi bờ Hiền Lương kể từ ngày ấy. Nhiều cuộc tình đẫm máu và nước mắt. Có những đôi vợ chồng chỉ ở với nhau đúng một đêm. Có người chồng Bắc vợ Nam, khi vợ được ra Bắc thì chồng lại đã vào Nam chiến đấu, đời vợ chồng như chuyện vợ chồng Ngâu.

  • Thưởng thức là ngưỡng cửa của phê bình. Chưa bước qua ngưỡng cửa ấy mà nhảy vào cầm bút phê bình thì nhất định mắc phải những sai lầm tai hại. Không còn gì ngượng bằng đọc một bài người ta đem dẫn toàn những câu thơ dở và những câu ca dao dở mà lại đi khen là hay”. (Vũ Ngọc Phan, trích từ Hồi ký văn nghệ, tạp chí Văn Học, Hà Nội, số 4 năm 1983, trang 168).

  • VƯƠNG TRÍ NHÀN

    I
    Hè phố Hà Nội vốn khá hẹp, chỉ có điều may là ở cái thành phố đang còn lấy xe đạp làm phương tiện giao thông chủ yếu này, người đi bộ có phần ít, phía các phố không phải phố buôn bán, vỉa hè thường vắng, bởi vậy, nếu không quá bận, đi bộ lại là cái thú, người ta có thể vừa đi vừa nghỉ, thoải mái.

  • Gặp người thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm xưa, tôi có dịp biết thêm những tình tiết mới quanh câu chuyện hơn 30 năm về trước khi tiểu thuyết “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng được tái bản lần đầu.

  • THẾ TƯỜNG
                   

    "Quê hương là chùm khế ngọt
    cho con trèo hái cả ngày"

  • Một nhà báo Pháp sắp đến Việt Nam để tìm lại một di sản chiến tranh, nhưng ở một khía cạnh nhân văn của nó - đó là những con người, địa điểm từng xuất hiện trong các bức ảnh mà nữ phóng viên chiến trường nổi tiếng Catherine Leroy ghi lại trong cuộc tấn công Mậu Thân vào thành phố Huế. 

  • Thanh Minh là bút danh chính của Nguyễn Hưu(1), người làng Yên Tập, tổng Phù Lưu, huyện Can Lộc, nay là xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

  • LTS: Nhà văn Lan Khai tên thật là Nguyễn Đình Khải, sinh năm Bính Ngọ 1906 ở Tuyên Quang, song lại có gốc gác dòng họ Nguyễn ở Huế. Ông nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam từ những năm 1930 - 1945, được mệnh danh là “nhà văn đường rừng”, để lại hàng trăm tác phẩm văn học, trong đó có gần 50 cuốn tiểu thuyết.

  • Thực tế lịch sử gần 70 năm qua đã khẳng định rằng Cách mạng Tháng 8 năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là kết quả của hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ và là kết quả tất yếu từ công lao to lớn của Bác chuẩn bị cho việc tiến hành cuộc cách mạng giải phóng kể từ ngày Bác về nước.

  • Tháng Bảy âm. Tháng cô hồn. Mồng một âm đã rả rích mưa báo hiệu cho một tháng âm u của Tiết Ngâu. Sắp rằm, tâm trí chợt như hửng ấm khi tiếp được cái giấy Hà Nội mời dự lễ khánh thành nhà bia và Khu tưởng niệm đồng bào ta bị chết đói năm 1945. Chợt nhớ, công việc này đã manh nha từ hơn mười năm trước…

  • LTS: Nguyễn Hưu, bút danh Thanh Minh, sinh năm 1914, quê huyện Can Lộc, hoạt động báo chí và văn học từ những năm 1934 - 1935. Ông là nhà báo, nhà thơ, dịch giả Hán - Nôm, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nhà quản lý văn hóa văn nghệ có nhiều thành tựu và cống hiến. Ông là Hội trưởng Hội văn nghệ Hà Tĩnh đầu tiên. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông [21.8], VHNA sẽ lần lượt đăng một số bài viết về ông.

  • Vùng quê nghèo chúng tôi nằm sát chân núi Hồng Lĩnh có Hàm Anh (nay là xóm 1 xã Tân Lộc) từng sản sinh ra một Tiến sĩ xuất thân Đệ nhị giáp (Hoàng giáp) (1499) đời Lê Hiến tông tên là Phan Đình Tá (1468-?)