Trăn trở ươm mầm tài năng

09:35 16/08/2017

Sau 9 ngày diễn ra sôi nổi, Cuộc thi tài năng trẻ diễn viên sân khấu Tuồng, Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2017 vừa chính thức bế mạc bằng lễ trao giải, tại Thanh Hóa. Theo đó, BTC đã trao 23 HCV, 20 HCB và 2 giải diễn viên trẻ triển vọng là Dương Thị Mai Linh (Nhà hát Chèo Nam Định), Nguyễn Đoàn Thiên Sinh (Nhà hát Chèo Ninh Bình).

Các tài năng trẻ nhận giải.

Kỳ vọng tài năng trẻ

Cuộc thi tài năng trẻ diễn viên sân khấu Tuồng, Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2017 có sự tham gia của 93 tài năng trẻ của 19 đơn vị nghệ thuật sân khấu Tuồng, Chèo chuyên nghiệp. Đây là những diễn viên hoạt động ở các đơn vị nghệ thuật Tuồng, Chèo chuyên nghiệp công lập và các đơn vị hoạt động theo mô hình xã hội hóa. Các thí sinh tham gia dự thi sẽ thể hiện 88 trích đoạn, trong đó có 52 trích đoạn Chèo và 36 trích đoạn Tuồng.

Trong đó có nhiều trích đoạn nổi tiếng như: Súy Vân giả dại, Thị Màu lên chùa, Đào Tam Xuân loạn trào, Đào Tam Xuân đề cờ, Hoàng Phi Hổ lăn trướng, màn III Lưu Bình Dương Lễ, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo... Theo đánh giá của Hội đồng Nghệ thuật, thông qua cuộc thi các thí sinh đã phần nào thể hiện được tài năng, khẳng định bản sắc văn hóa và giá trị của nghệ thuật tuồng, chèo.

Nhiều nghệ sĩ trẻ đã kết hợp và nắm bắt được ngôn ngữ biểu diễn đặc thù của sân khấu tuồng, chèo, khắc họa được nhiều tính cách nhân vật, thể hiện được chiều sâu tâm lý ở các góc độ khác nhau. Nhiều diễn viên trẻ đã có những sáng tạo trong vai diễn, đem lại nhiều hứng thú cho khán giả.  

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên cho biết sau 9 ngày diễn ra cuộc thi, các thi sinh đã hóa thân tài tình vào những nhận vật, đặc biệt là những nhân vật đã được sáng tạo và truyền dạy từ bao đời nay. Các bạn đã thể hiện sinh động tinh hoa của nghệ thuật truyền thống là Thanh – Sắc – Thục – Tinh – Khí – Thần và đã được thầy cô, bạn bè đồng nghiệp, công chúng đón nhận”.

Tuy nhiên, cũng theo Thứ trưởng cuộc thi vẫn còn những đơn vị không có diễn viên tham gia hoặc tham gia chưa có chất lượng. Vẫn biết, hoạt động động của sân khấu truyền thống hiện nay là vô cùng khó khăn, nhọc nhằn, nhưng để khán giả đến với sân khấu, để nghệ thuật luôn được bảo tồn và phát triển thì trách nhiệm trước hết thuộc về mỗi chúng ta, từ nghệ sĩ diễn viên đến lãnh đạo các đơn vị nghệ thuật và các nhà quản lý.

Cuộc thi nào cũng vậy, bên cạnh thí sinh đạt giải, có thí sinh nhiều cố gắng nhưng chưa đạt giải. Trong lao động sáng tạo, đặc biệt là sáng tạo nghệ thuật, tài năng của nghệ sỹ biểu diễn là kết quả của cả một đời học tập và khổ luyện bền bỉ. Bởi vậy, các diễn viên trẻ đạt giải lần này mới chỉ là bước đi thành công ban đầu, con đường vươn tới tài năng đang chờ ở phía trước  với những thách thức lớn hơn.

Lối đi nào cho tương lai?

Bên cạnh những thành công, cuộc thi cũng để lại những khoảng lặng “buồn”. Trong khi các nhà hát ở Trung ương và Hà Nội được đầu tư mạnh cả về tiền bạc, công sức thì dường như với các đơn vị nghệ thuật địa phương đi thi chỉ để “điểm danh”.

NSƯT Lê Chức- Phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu cho biết: “Tôi thấy một số đơn vị nghệ thuật địa phương chưa thực đầu tư đúng hướng. Vai trò chỉ đạo nghệ thuật cũng như giám đốc, trưởng đoàn rất mờ nhạt”.

Cũng theo NSƯT Lê Chức thì với các đơn vị nghệ thuật địa phương quanh năm họ không có lớp tập huấn hay rèn giũa các vai diễn cho diễn viên trẻ . Khi có cuộc thi thì vội vã mời thầy dạy cấp tập vài tuần. Cũng vì thế, tiết mục dự thi của những đơn vị này đầu tư rất sơ sài không có phông cảnh, người phụ diễn thì non nghề không tiếp sức và hỗ trợ cho người thi. Một trích đoạn Tuồng hay Chèo thì cũng cần phải có bối cảnh, không gian để tạo cảm hứng cho người diễn thì lại không hề được quan tâm. 

Không chỉ khó về khâu chuyên môn mà ngay việc cử các diễn viên tham dự cuộc thi cũng là “bài toán” nan giải. Lý giải về sự vắng mặt, ông Vũ Huy Thành - Trưởng đoàn Chèo Hải Phòng thừa nhận, đơn vị gặp nhiều khó khăn khi xin kinh phí cho diễn viên trẻ tham gia cuộc thi bởi ngân sách thường phải lập kế hoạch trước 1 năm. Nhà nước quy định chế độ ưu đãi nghề nghiệp và bồi dưỡng cho diễn viên chính trung bình 200.000 đồng/1 buổi diễn nhưng địa phương chỉ có thể chi 100.000 đồng/1 buổi diễn do doanh thu biểu diễn rất hạn chế.

Hoạt động khó khăn nên việc đào tạo diễn viên trẻ và giữ chân diễn viên trẻ ở lại đơn vị cũng vô cùng nan giải. Đoàn Chèo Hải Phòng đang thực hiện tinh giảm biên chế 10% và không ký hợp đồng chỉ tiêu biên chế tiếp. Đó là lý do mà Bộ VHTTDL có đưa dự án đào tạo tuyển sinh về giúp Hải Phòng tổ chức thi tuyển diễn viên bổ sung nguồn lực nhưng đoàn không dám nhận vì không có chỉ tiêu biên chế, sợ học sinh đào tạo ra trường không có “đầu vào” nhận về.

“Đưa một diễn viên đi dự thi, đoàn cũng đã rất cố gắng cân đối các nguồn khi cử cả dàn nhạc cùng tham gia biểu diễn. Thấy “nhà khó” nên thí sinh cũng phải chung tay đóng góp chi phí tự nguyện cho đoàn. Việc đầu tư dàn trải cho quá nhiều loại hình nghệ thuật dẫn tới không loại hình nghệ thuật nào phát triển được. Nguy cơ nghiệp dư hoá đang là nỗi lo của các đơn vị nghệ thuật truyền thống địa phương”- ông Thành cũng chia sẻ.

Đồng cảnh ngộ, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP HCM cũng đau đầu đối với việc thu hút tài năng trẻ và giữ chân họ ở lại với đơn vị. Hiện, Nhà hát đang có một lứa gồm 14 diễn viên trẻ được tuyển theo tính chất đào tạo truyền nghề. Mới đây, thi tuyển viên chức chuyên ngành nghệ thuật chỉ có những em tốt nghiệp lớp 12 và có bằng trung cấp mới được thi.

Theo Minh Quân - ĐĐK

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 5/4/2016 đã ban hành Luật Báo chí - văn bản pháp lý quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, tổ chức và hoạt động báo chí, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí, quản lý nhà nước về báo chí.

  • Tính đến hết năm 2018, tỉnh Quảng Nam có 379 di tích các loại, phần lớn hư hại xuống cấp do thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thời tiết khắc nghiệt...

  • ĐẶNG PHÚC

    Phía sau những mẫu quảng cáo “cho vay lãi thấp, không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, nhanh gọn”, hoạt động “tín dụng đen” đang biến tướng khắp mọi nơi, gây ra nhiều hệ lụy khôn lường cho xã hội. Không dừng lại ở đó, “tín dụng đen” khi núp bóng dưới hình thức công ty dịch vụ tài chính, đang thao túng nhiều phận đời, khiến họ lao đao. 

  • Vừa qua tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội đã diễn ra hội thảo: “Phim như một di sản văn hoá” do Hội đồng Anh phối hợp với Viện Phim Việt Nam tổ chức. Với nội dung tương lai nào cho việc lưu trữ phim Việt Nam, đặc biệt từ góc nhìn phim tài liệu– một di sản văn hoá của nước nhà.

  • Tại lễ tổng kết năm 2018, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam vui mừng thông báo: Kinh phí cho các cấp hội và văn nghệ sĩ vẫn được Nhà nước hỗ trợ.

  • Trong những năm qua, du lịch cộng đồng (DLCĐ) đã đem đến nhiều tác động tích cực cho xã hội, mang lại các lợi ích về văn hóa, kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, do chưa có chiến lược phát triển bài bản, các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam vẫn chủ yếu hoạt động theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ với chất lượng phục vụ chưa cao.

  • Nền tảng để xây dựng một xã hội hài hòa, chia sẻ và nhân ái là sự bình đẳng. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều câu chuyện về sự bất bình đẳng trong xã hội mà nhiếp ảnh vừa là công cụ vừa là không gian để các câu chuyện được kể lên một cách chân thật và truyền cảm hứng nhất.

  • Trong lịch sử, chưa bao giờ Việt Nam có đội ngũ những người làm lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật chuyên nghiệp như hiện nay, đóng góp các công trình nghiên cứu mỹ thuật từ giai đoạn cổ đến hiện đại một cách dày dặn, liên tục và xuyên suốt. Tuy nhiên, việc đào tạo nhân lực cho ngành lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật đang đứng trước nhiều khó khăn.

  • Trong sự phát triển chung của văn học nghệ thuật (VHNT), lực lượng nghệ sĩ trẻ, nghiên cứu trẻ đang đóng một vai trò rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Thế nhưng, với các loại hình VHNT truyền thống, dân gian vai trò của những người trẻ hiện nay đang khá mờ nhạt bởi sự chi phối của xã hội. 

  • Việt Nam có 443 mạng xã hội do các danh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ, được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cấp phép hoạt động, tuy nhiên, số người tham gia sử dụng không cao. 

  • Đó là khi cảm xúc bỗng chộn rộn, thôi thúc bàn tay cầm cây bút viết nên một đôi câu thơ, dạo vài khúc nhạc hay cọ vẽ những mảng màu. Đó là khi, những văn nghệ sĩ được người đời mến mộ, hẹn nhau làm nên một ấn phẩm ngày Tết. Để ra giêng ngày rộng tháng dài, ai đó sẽ giở cuốn sách thơm mùi mực, nhẩn nha nhấm nháp phong vị ngày xuân…

  • Một đất nước không có nghệ thuật giống như con người không có tâm hồn, nhưng nghệ thuật ấy mà đóng đinh một chỗ thì chẳng khác nào một tâm hồn cằn khô. Rất may, nhiều nghệ sĩ vẫn miệt mài lao động và chuyển mình sáng tạo.

  • “Để xây dựng một triết lý giáo dục mang tính thống nhất, rõ ràng đòi hỏi sự tham gia của nhiều người. Song, theo tôi, nền giáo dục cần lấy mục tiêu cuối cùng là phục vụ cuộc sống, tức phải đào tạo ra những con người hành động, sáng tạo, chứ không phải là những con người nói theo khuôn, làm theo mẫu như thực tế đã và đang diễn ra”, Nhà giáo Ưu tú Vũ Thế Khôi nêu ý kiến.

  • Nhiều chính sách về đào tạo giáo viên sư phạm, các chính sách ưu tiên, ưu đãi cho người học âm nhạc dân tộc, các cải cách và những quyết định xây dựng chương trình mới đưa âm nhạc vào giảng dạy tại bậc Trung học phổ thông là những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của giáo dục âm nhạc nói riêng và sự nghiệp giáo dục đào tạo con người nói chung.

  • Những năm gần đây, vi phạm bản quyền âm nhạc luôn là một vấn đề làm “nóng” dư luận.

  • Những năm qua, vấn đề quản lý và bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan được nhà nước đặc biệt quan tâm và thực thi một cách tích cực. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan ở lĩnh vực âm nhạc vẫn liên tục xảy ra các sai phạm với nhiều hình thức và mức độ phức tạp.

  • Trong những năm gần đây, vi phạm bản quyền tác giả trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật đã trở thành một “vấn nạn” làm đau đầu các cơ quan quản lý. Mặc dù đã có những chế tài xử phạt nhưng dường như đây vẫn chưa thực sự là những liều thuốc “đặc trị” để xử lý các vi phạm.

  • Như đã đưa tin, từ ngày 1 đến 5/11, Liên hoan Ca trù toàn quốc 2018 sẽ diễn ra tại Hà Tĩnh với sự tham gia của 13 tỉnh, thành có di sản ca trù. Với tư cách là Tổng đạo diễn của sự kiện này, nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan đã có những chia sẻ.

  • Có khi nào bạn lúng túng khó xử khi trong nhà có quá nhiều sách? Sách tự mua. Sách được tặng. Sách tự làm ra. Sách của ngày xưa. Sách mới bây giờ. Theo năm tháng, sách trong nhà cứ chất chồng lên mãi...

  • Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm vừa ban hành Quy chế về hoạt động giám định tác phẩm mỹ thuật - tác phẩm nhiếp ảnh. Quy chế này có hiệu lực từ ngày 1-10-2018 với yêu cầu 100% hội đồng tán thành mới đi đến kết luận cuối cùng về tác phẩm được giám định là thật hay giả…