Chiều ngày 18/1/2024, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải cuộc thi thơ với chủ đề “ Thơ Huế 2023”.
Đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trao giải Nhất cho tác giả Bạch Diệp
Tham dự có đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng đông đảo văn nghệ sĩ và bạn yêu thơ.
Cuộc thi thơ với chủ đề “Thơ Huế 2023” được tổ chức, phát động vào cuối tháng 2/2023. Cuộc thi nhằm tuyên truyền Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị “Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; góp phần tuyên truyền, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường.
![]() |
Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ phát biểu tại Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi " Thơ Huế 2023" |
Qua gần một năm từ ngày phát động cuộc thi, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.700 tác phẩm thơ dự thi của hơn 400 tác giả từ các vùng miền của đất nước và các tác giả Huế gửi dự thi, và hơn 200 bài thơ của hơn 100 tác giả đã được chọn đăng trên Tạp chí Sông Hương.
Kết quả, giải Nhất thuộc về tác phẩm: “Mở ra đôi cánh lụa xanh dưới mặt trời, Tam Giang, Tiếng gọi” của tác giả Bạch Diệp; 2 giải nhì thuộc về các tác phẩm “Đêm biếc dòng Gia Hội, Mưa hoa ngô đồng, Giọt chuông xanh” (tác giả Huỳnh Thị Quỳnh Nga) và “Phố bão, Gốm tình, Tâm Huế” (tác giả Nguyễn Thiền Nghi); 3 giải ba là các tác phẩm “Tiếng mưa càm ràm bên đáy cửa sổ” (tác giả Nguyễn Lãm Thắng), “Hóa kiếp” (tác giả Hoàng Thụy Anh), "Trà nương” (tác giả Lữ Mai) cùng 5 tác phẩm đạt giải Khuyến khích.
![]() |
Nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu tổng kết giải |
Theo đánh giá, nhìn chung, thơ của các tác giả tham gia dự thi có chất lượng, viết kỹ, sâu về Huế. Các tác giả đã dành tình cảm với Huế. Nhiều tác giả lớn tuổi, đã thành danh cùng các tác giả trẻ trên văn đàn tham gia với nhiều tác phẩm, nhiều góc nhìn mới, sinh động, mang đến cuộc thi những dấu ấn mới lạ. Các tác giả khắp mọi miền của đất nước tham gia dự thi, hướng về Huế, một sự cộng hưởng lớn để quảng bá hình ảnh Cố đô Huế; Huế cổ kính với các giá trị truyền thống và Huế hiện đại đang hội nhập và phát triển, đang xây dựng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương..
![]() |
Nhà thơ, Tiến sĩ Lý luận phê bình văn học Lê Thanh Nga - Thành viên Ban Chung khảo đánh giá chung các tác phẩm dự thi |
Theo nhà thơ, Tiến sĩ Lý luận phê bình văn học Lê Thanh Nga đánh giá: Dường như có một Huế rất yêu đang được đánh thức. Một Huế trầm tư trong hiện tại với tư cách di sản, về cả vật chất và tinh thần, cả vật thể và phi vật thể; có thứ vật thể trải mấy trăm năm còn hiện hữu, trở thành biểu tượng của xứ sở thần kinh, thành niềm tự hào của người dân Huế. Đấy là những Hoàng thành, Ngọ Môn, những cửa Hiển Nhơn, thần công, cửu đỉnh… “Trò chơi” vương quyền đến một lúc nào đó sẽ cô đặc thành ký ức văn hóa, đấy là một thú vị!
![]() |
Ban Tổ chức tặng hoa cảm ơn Ban Chung khảo cuộc thi " Thơ Huế 2023" |
Có thể thấy ở đây, trong cuộc thi này, những Hoàng thành, hộ thành ngập chìm trong những cơn mưa; một bình phong phủ đệ văng vẳng đâu đó phía sau tiếng chim đập cánh; một chén ngọc ghìm hơi tiếng thở dài; những cây thông trên đàn Nam Giao mải mê khâu nắng, khâu gió… Những sắc màu thiên nhiên trong các tác phẩm dự thi lần này vẫn cơ bản giữ nguyên nét đẹp ấy, chỉ là có những điểm mới hơn về xúc cảm, về cách đánh giá và thể hiện. Một Huế sâu lắng, thâm trầm và kiên cường, cả lam lũ nữa, gửi gắm trong thông xanh núi Ngự, trong những tán bồ đề và trong vị mặn của đầm phá. Có một Huế rất đẹp, rất thơ như trăm năm vẫn thế. Nhưng còn có một Huế với thiên nhiên khắc nghiệt. Giữa cả trăm tác phẩm mải mê tìm vẻ đẹp mộng, thơ, cổ kính, trầm u của Huế, có vài tác phẩm khái quát về một Huế khắc nghiệt, tai ương.
![]() |
Trao giải Nhì cho các tác giả đạt giải |
Người đọc còn có thể thấy một phong cách con người Huế, một tính cách con người Huế ở nỗi trầm mặc và sâu xa, ở sự thơ thới và thong dong, ở một hào hùng một bi tráng, cùng hình ảnh con người Huế lam lũ, đắng cay. Đã có một Huế rất yêu, rất thơ với nhiều góc nhìn khác nhau, và cuộc thi đã dựng được một diện mạo Huế vô cùng đáng sống, một Huế đang rất sống.
![]() |
Trao giải Ba cho các tác giả đạt giải |
Cuộc thi đã khép lại với kết quả tốt đẹp, đã để lại nhiều tác phẩm giá trị viết, sáng tác về con người và vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế. Cuộc thi cho thấy sức thu hút lớn với lượng tác giả uy tín trên văn đàn, các tác giả mới và trẻ ở khắp các vùng, miền tham gia, gửi bài dự thi. Điều này cũng cho thấy sức quyến rũ của Huế, những vẻ đẹp của Huế đã phần nào được các nhà thơ với con mắt xanh của mình nhìn thấu, vẽ nên bằng sắc màu ngữ ngôn và niềm tâm cảm với Huế thơ.
![]() |
Trao giải Khuyến khích cho các tác giả đạt giải |
Phát biểu tại Lễ trao giải, Phó Bí thư Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đã gửi lời chúc mừng và chia vui với các tác giả đạt giải và các văn nghệ sĩ cùng Ban tổ chức cuộc thi.
Đồng chí Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh: “Thừa Thiên Huế đang chuyển mình sau quãng đường dài gần 30 năm mong ngóng, từ tỉnh Thừa Thiên Huế lên TP. trực thuộc TW. Đó là một chương mới, cơ hội mới trong quá trình phát triển sẽ mở ra. Từ đó, Thừa Thiên Huế sẽ phát triển nhanh trên nền tảng kinh tế tri thức và phát triển bền vững trên nền tảng văn hóa. Văn hóa sẽ là động lực, nền tảng để Thừa Thiên Huế phát triển lâu dài, hướng tới đô thị di sản văn hóa, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Các hoạt động của ace văn nghệ sĩ đóng góp phần quan trọng trong quá trình đó.
Văn hóa đóng vai trò giữ vững, phát huy văn hóa Huế. Không vùng miền nào đậm đặc trầm tích văn hóa Việt Nam như Huế. Bản sắc ấy, di sản ấy sẽ trở thành cảm hứng, nền tảng cho phát triển Huế bền lâu. Giữ gìn văn hóa Huế là giữ gìn gia sản quý báu của văn hóa Việt Nam, giữ gìn văn hóa Huế là khơi dậy những giá trị trường tồn của dân tộc trong quá trình xây dựng nước tốt đẹp hơn. Trong quá trình ấy, sự đóng góp của ace văn sĩ làm phong phú hơn đời sống văn hóa, nghệ thuật của Huế. Thời gian tới, mong quý văn nghệ sĩ sẽ tiếp tục nỗ lực cống hiến, cùng nhau đóng góp trong tiến trình phát triển đô thị Huế mới, trực thuộc Trung ương.
![]() |
Phương Anh
Đó là một trong số các các kết luận được ban tổ chức Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 vui mừng chia sẻ, trong cuộc họp báo tổng kết chiều 13/06, do UBND tỉnh tổ chức. Ước tính, 6 ngày đêm lễ hội đã thu hút trên 100.000 lượt du khách trong nước và quốc tế.
Tối 12/06, chương trình nghệ thuật đặc sắc tại sân khấu điện Kiến Trung, Đại Nội đã khép lại Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế 2024. Đọng lại trong giây phút giã bạn là rất nhiều luyến lưu. Nỗ lực của lãnh đạo tỉnh, ban tổ chức và người dân Thừa Thiên Huế đã để lại rất nhiều ấn tượng với du khách bốn phương cùng một mùa Festival thành công.
Sáng ngày 10/6/2024, tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi giới thiệu sách và trao tặng quà cho học sinh mồ côi của nhà thơ, chuyên gia ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh – Phó giám đốc Trung tâm UNESCO văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Trước khi sự kiện bắt đầu diễn ra, tại cổng Ngọ Môn, khán giả đã xếp hàng nối hàng khá dài ở cửa soát vé, cùng nhau tiến vào phía bên trong Đại Nội, đến gần điện Kiến Trung. Tâm trạng của hàng người ấy háo hức như đang hình dung sẽ được thưởng thức một bữa tiệc âm nhạc đặc sắc, thứ âm nhạc đã đi vào lòng người nhiều thế hệ của Trịnh Công Sơn.
Tối 9/6, 20 chiếc thuyền rồng thả hoa đăng trên sông Hương, như nối kết truyền thống và hiện đại trong niềm tin tâm linh. Lễ hội với ý nghĩa “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc” và “hộ quốc an dân” thể hiện sự gắn kết sâu sắc giữa Phật giáo và đời sống con người.
Theo dòng sự kiện Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tể Huế 2024, lễ hội đường phố với chủ đề “Sắc màu văn hóa” đã khai mạc và bắt đầu quảng diễn vào chiều 08/6; từ 16h00 - 18h00 tại các trục đường chính của Thành phố Huế.
“Dạo chơi vườn Huế” là cuộc triển lãm mỹ thuật tiếp theo trong chuỗi sự kiện chào mừng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, diễn ra trong một khu vườn - không gian xanh mát đầy sắc màu.
Trong đêm khai mạc tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 tối 7/6. Điện Kiến Trung, Đại Nội trở thành một không gian ánh sáng với rất nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, mãn nhãn, hòa trộn giữa truyền thống và hiện đại. Mùa lễ hội đã chính thức bắt đầu.
Trong chuỗi sự kiện chào mừng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán cũng đã hoan hỉ khai mạc triển lãm Văn hóa Phật giáo vào sáng ngày 07/06/2024, tại 15A Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 06/06/2024 tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị - 17 Lê Lợi Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật “Nét đẹp Phú Lộc qua nghệ thuật Ký họa”. Triển lãm hưởng ứng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 với chủ đề “Di sản văn hóa với Hội nhập và Phát triển”.
Thừa Thiên Huế tiếp tục có những nỗ lực bền bỉ trong tiến trình xanh hóa đô thị, cải tạo cảnh quan môi trường, hướng tới mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong dịp này, nhiều hoạt động sôi nổi đã được tổ chức, nhân dịp hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường và đồng hành cùng Festival sắp khai mạc.
Di sản văn hóa cung đình được xem là hạt nhân, có ý nghĩa kết nối văn hóa Huế, trong một hệ thống đa dạng, đặc sắc, có giá trị quốc gia và mang tầm quốc tế. Mỗi dịp Festival, hệ thống di sản trở thành trung tâm trong nỗ lực bảo tồn, phát huy và sáng tạo.
Sáng 2/6 tại Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Trước nhà có cây hoàng mai lại được đông đảo bạn đọc gần xa, nhất là những người yêu mến Huế chào đón. Là một người dành tình cảm đặc biệt với Huế, tác giả Minh Tự còn mang đến một bất ngờ lớn với độc giả khi ông cũng đồng thời ra mắt phiên bản Anh ngữ ở lần tái bản này.
Triển lãm mỹ thuật “Phố tranh Festival Huế 2024” là hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.
Năm nay, Tháng hành động vì trẻ em mang chủ đề ý nghĩa "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em". Đây là lời kêu gọi mạnh mẽ khơi dậy trách nhiệm chung của toàn xã hội trong việc thực hiện phong trào "Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em".
Theo kế hoạch, sáng 31/05, UBND tỉnh đã tổ chức họp báo thường kỳ tháng 05/2024, nhằm thông tin báo cáo tóm tắt về tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 6 và quý II năm 2024.
Sáng 22/5 (15/4 ÂL), tại Tổ đình Từ Đàm, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568.
Tối 18/5, tại di tích quốc gia đặc biệt Đình làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế tổ chức khai mạc Ngày hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình Tháng Năm”, nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).