Chiều ngày 18/1/2024, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải cuộc thi thơ với chủ đề “ Thơ Huế 2023”.
Đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trao giải Nhất cho tác giả Bạch Diệp
Tham dự có đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng đông đảo văn nghệ sĩ và bạn yêu thơ.
Cuộc thi thơ với chủ đề “Thơ Huế 2023” được tổ chức, phát động vào cuối tháng 2/2023. Cuộc thi nhằm tuyên truyền Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị “Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; góp phần tuyên truyền, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường.
![]() |
Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ phát biểu tại Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi " Thơ Huế 2023" |
Qua gần một năm từ ngày phát động cuộc thi, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.700 tác phẩm thơ dự thi của hơn 400 tác giả từ các vùng miền của đất nước và các tác giả Huế gửi dự thi, và hơn 200 bài thơ của hơn 100 tác giả đã được chọn đăng trên Tạp chí Sông Hương.
Kết quả, giải Nhất thuộc về tác phẩm: “Mở ra đôi cánh lụa xanh dưới mặt trời, Tam Giang, Tiếng gọi” của tác giả Bạch Diệp; 2 giải nhì thuộc về các tác phẩm “Đêm biếc dòng Gia Hội, Mưa hoa ngô đồng, Giọt chuông xanh” (tác giả Huỳnh Thị Quỳnh Nga) và “Phố bão, Gốm tình, Tâm Huế” (tác giả Nguyễn Thiền Nghi); 3 giải ba là các tác phẩm “Tiếng mưa càm ràm bên đáy cửa sổ” (tác giả Nguyễn Lãm Thắng), “Hóa kiếp” (tác giả Hoàng Thụy Anh), "Trà nương” (tác giả Lữ Mai) cùng 5 tác phẩm đạt giải Khuyến khích.
![]() |
Nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu tổng kết giải |
Theo đánh giá, nhìn chung, thơ của các tác giả tham gia dự thi có chất lượng, viết kỹ, sâu về Huế. Các tác giả đã dành tình cảm với Huế. Nhiều tác giả lớn tuổi, đã thành danh cùng các tác giả trẻ trên văn đàn tham gia với nhiều tác phẩm, nhiều góc nhìn mới, sinh động, mang đến cuộc thi những dấu ấn mới lạ. Các tác giả khắp mọi miền của đất nước tham gia dự thi, hướng về Huế, một sự cộng hưởng lớn để quảng bá hình ảnh Cố đô Huế; Huế cổ kính với các giá trị truyền thống và Huế hiện đại đang hội nhập và phát triển, đang xây dựng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương..
![]() |
Nhà thơ, Tiến sĩ Lý luận phê bình văn học Lê Thanh Nga - Thành viên Ban Chung khảo đánh giá chung các tác phẩm dự thi |
Theo nhà thơ, Tiến sĩ Lý luận phê bình văn học Lê Thanh Nga đánh giá: Dường như có một Huế rất yêu đang được đánh thức. Một Huế trầm tư trong hiện tại với tư cách di sản, về cả vật chất và tinh thần, cả vật thể và phi vật thể; có thứ vật thể trải mấy trăm năm còn hiện hữu, trở thành biểu tượng của xứ sở thần kinh, thành niềm tự hào của người dân Huế. Đấy là những Hoàng thành, Ngọ Môn, những cửa Hiển Nhơn, thần công, cửu đỉnh… “Trò chơi” vương quyền đến một lúc nào đó sẽ cô đặc thành ký ức văn hóa, đấy là một thú vị!
![]() |
Ban Tổ chức tặng hoa cảm ơn Ban Chung khảo cuộc thi " Thơ Huế 2023" |
Có thể thấy ở đây, trong cuộc thi này, những Hoàng thành, hộ thành ngập chìm trong những cơn mưa; một bình phong phủ đệ văng vẳng đâu đó phía sau tiếng chim đập cánh; một chén ngọc ghìm hơi tiếng thở dài; những cây thông trên đàn Nam Giao mải mê khâu nắng, khâu gió… Những sắc màu thiên nhiên trong các tác phẩm dự thi lần này vẫn cơ bản giữ nguyên nét đẹp ấy, chỉ là có những điểm mới hơn về xúc cảm, về cách đánh giá và thể hiện. Một Huế sâu lắng, thâm trầm và kiên cường, cả lam lũ nữa, gửi gắm trong thông xanh núi Ngự, trong những tán bồ đề và trong vị mặn của đầm phá. Có một Huế rất đẹp, rất thơ như trăm năm vẫn thế. Nhưng còn có một Huế với thiên nhiên khắc nghiệt. Giữa cả trăm tác phẩm mải mê tìm vẻ đẹp mộng, thơ, cổ kính, trầm u của Huế, có vài tác phẩm khái quát về một Huế khắc nghiệt, tai ương.
![]() |
Trao giải Nhì cho các tác giả đạt giải |
Người đọc còn có thể thấy một phong cách con người Huế, một tính cách con người Huế ở nỗi trầm mặc và sâu xa, ở sự thơ thới và thong dong, ở một hào hùng một bi tráng, cùng hình ảnh con người Huế lam lũ, đắng cay. Đã có một Huế rất yêu, rất thơ với nhiều góc nhìn khác nhau, và cuộc thi đã dựng được một diện mạo Huế vô cùng đáng sống, một Huế đang rất sống.
![]() |
Trao giải Ba cho các tác giả đạt giải |
Cuộc thi đã khép lại với kết quả tốt đẹp, đã để lại nhiều tác phẩm giá trị viết, sáng tác về con người và vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế. Cuộc thi cho thấy sức thu hút lớn với lượng tác giả uy tín trên văn đàn, các tác giả mới và trẻ ở khắp các vùng, miền tham gia, gửi bài dự thi. Điều này cũng cho thấy sức quyến rũ của Huế, những vẻ đẹp của Huế đã phần nào được các nhà thơ với con mắt xanh của mình nhìn thấu, vẽ nên bằng sắc màu ngữ ngôn và niềm tâm cảm với Huế thơ.
![]() |
Trao giải Khuyến khích cho các tác giả đạt giải |
Phát biểu tại Lễ trao giải, Phó Bí thư Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đã gửi lời chúc mừng và chia vui với các tác giả đạt giải và các văn nghệ sĩ cùng Ban tổ chức cuộc thi.
Đồng chí Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh: “Thừa Thiên Huế đang chuyển mình sau quãng đường dài gần 30 năm mong ngóng, từ tỉnh Thừa Thiên Huế lên TP. trực thuộc TW. Đó là một chương mới, cơ hội mới trong quá trình phát triển sẽ mở ra. Từ đó, Thừa Thiên Huế sẽ phát triển nhanh trên nền tảng kinh tế tri thức và phát triển bền vững trên nền tảng văn hóa. Văn hóa sẽ là động lực, nền tảng để Thừa Thiên Huế phát triển lâu dài, hướng tới đô thị di sản văn hóa, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Các hoạt động của ace văn nghệ sĩ đóng góp phần quan trọng trong quá trình đó.
Văn hóa đóng vai trò giữ vững, phát huy văn hóa Huế. Không vùng miền nào đậm đặc trầm tích văn hóa Việt Nam như Huế. Bản sắc ấy, di sản ấy sẽ trở thành cảm hứng, nền tảng cho phát triển Huế bền lâu. Giữ gìn văn hóa Huế là giữ gìn gia sản quý báu của văn hóa Việt Nam, giữ gìn văn hóa Huế là khơi dậy những giá trị trường tồn của dân tộc trong quá trình xây dựng nước tốt đẹp hơn. Trong quá trình ấy, sự đóng góp của ace văn sĩ làm phong phú hơn đời sống văn hóa, nghệ thuật của Huế. Thời gian tới, mong quý văn nghệ sĩ sẽ tiếp tục nỗ lực cống hiến, cùng nhau đóng góp trong tiến trình phát triển đô thị Huế mới, trực thuộc Trung ương.
![]() |
Phương Anh
Sáng ngày 07/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho Bà Andrea Teufel, Trưởng Đại diện Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức và Bà Kazuyo Watanabe, Chủ tịch Liên đoàn Chăm sóc Trẻ em châu Á - Nhật Bản.
Ngày 06/3, UBND huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật “Nét đẹp Quảng Điền qua ảnh” lần thứ II năm 2024 nhằm giao lưu, giới thiệu nét đẹp văn hóa đặc trưng của huyện Quảng Điền, vùng đất có nhiều di tích lịch sử, danh thắng của Thừa Thiên Huế.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch số 106/KH-UBND về việc tổ chức Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2024.
Nhằm hướng đến kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024), sáng 03/3 tại bãi biển Hải Dương, xã Hải Dương, thành phố Huế, Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức Lễ khởi động Tháng Thanh niên năm 2024.
Để đạt được mục tiêu sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp, tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông nhằm quy hoạch tốt không gian đô thị và đầu tư kết cấu hạ tầng đạt chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương.
Đó là yêu cầu của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại phiên họp UBND thường kỳ tháng 02/2024 vào chiều ngày 29/2. Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương.
Chiều 28/2, tại Công viên Trịnh Công Sơn – TP Huế, Ủy ban nhân dân thành phố Huế tổ chức lễ khánh thành tượng nghệ thuật cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và chương trình nghệ thuật biểu diễn nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Chiều trên quê hương tôi”.
Sáng ngày 26/2, tại Trung tâm văn hóa – điện ảnh tỉnh, UBND thành phố Huế tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024.
Tối ngày 24/2 ( Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại không gian Phủ Nội Vụ, Đại Nội Huế, Ban Tổ chức Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Ngày hội Thơ Huế với chủ đề " Hương sắc mùa xuân".
Tối 23/2, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Thơ Nguyên Tiêu xuân Giáp Thìn 2024 với chủ đề "Bản hòa âm đất nước".
Sáng 23/2 (nhằm ngày 14 Tháng Giêng năm Giáp Thìn), đoàn văn nghệ sĩ Huế do nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, nhà thơ Lê Tấn Quỳnh - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương dẫn đầu cùng nhiều nhà văn, nhà thơ Huế đã dâng những nén hương tưởng nhớ các thi nhân, thi sĩ đã khuất.
Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được tổ chức đến hết ngày 02/3/2024.
Ngày 19/2 (mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại xã Phú Mậu – TP Huế đã diễn ra lễ Hội truyền thống vật làng Sình. Đông đảo người dân và du khách đến tham gia.
Sáng ngày 18/2 (tức 9 tháng giêng năm Giáp Thìn), tại Trung tâm văn hóa Huyền Trân đã khai mạc lễ hội đền Huyền Trân với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân”.
Sáng ngày 16/2, Thừa Thiên huế đã đón 2.816 khách du lịch đến từ nhiều quốc gia cùng 1.188 thuyền viên trên chuyến tàu du lịch quốc tế CELEBRITY SOLSTICE cập cảng Chân Mây.
Sáng 16/2 (tức Mùng 7 tháng Giêng), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ hạ nêu và khai ấn cung chúc tân Xuân Giáp Thìn 2024 tại Triệu Miếu và Thế Miếu thuộc Đại Nội Huế.
Sáng 16/2, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024 tại khu vực Cồn Dã Viên, thành phố Huế.
Trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lượng khách đến Huế tham quan các điểm di tích, điểm du lịch tăng cao. Từ ngày 07/02 đến ngày 15/02/2024 (nhằm ngày 28 tháng Chạp đến ngày mồng 06 tháng Giêng) Thừa Thiên Huế đón khoảng 102.000 lượt khách đến tham quan.
Ngày 15/2 (tức mồng 6 Tết Giáp Thìn), hội vật truyền thống làng Thủ Lễ (thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) chính thức khai hội, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, cổ vũ.