“Ký ức Hội An” - chương trình biểu diễn thực cảnh hoành tráng trên một sân khấu mới được xây dựng rất quy mô tại cồn bắp Cẩm Nam (cồn Ga Mi), sông Hoài, TP Hội An đang vấp phải phản ứng của người dân, nhà nghiên cứu và những người yêu mến phố cổ này. Một lần nữa, câu chuyện về xung đột giữa bảo tồn và phát triển lại được đặt ra, mà nguyên nhân chính là không tôn trọng văn hóa bản địa.
“Ký ức Hội An” có sự tham gia của gần 500 diễn viên
Câu chuyện xa lạ với vùng đất
Ông Nguyễn Sự cho biết, sau khi ra mắt và bị dư luận phản ứng, nhà đầu tư, nhà sản xuất chương trình cũng như một số người có trách nhiệm ở Hội An đã đến gặp ông xin tư vấn chung quanh chương trình “Ký ức Hội An”. “Tôi cho rằng lãnh đạo thành phố phải ghi nhận, lắng nghe một cách nghiêm túc, cầu thị, điều chỉnh, vừa tạo điều kiện cho nhà đầu tư, vừa bảo đảm cho được cuộc sống của Hội An, sự an toàn của nhân dân và không phá vỡ cảnh quan ở dòng sông”. |
Vở diễn được giới thiệu là các câu chuyện, điển tích về tình yêu, thời cuộc, thông qua hình ảnh người con gái tái hiện hình ảnh Hội An của thời kỳ giao thương sầm uất trên bến dưới thuyền, nơi mở cửa nối vào con đường tơ lụa. Được đầu tư kinh phí lớn, “Ký ức Hội An” sử dụng nghệ thuật múa đương đại kết hợp với âm thanh, ánh sáng và sân khấu nổi. Tuy nhiên, ngay khi ra mắt vở diễn đã vấp phải phản ứng dữ dội, từ các chi tiết trong vở diễn như nội dung đến trang phục, và hơn hết là vị trí xây dựng sân khấu nguy nga trên vị trí trọng yếu của sông Hoài.
Ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Thành ủy Hội An nhận xét: “Chắc chắn những người làm nên vở diễn không hiểu về Hội An, không sống và gắn bó với Hội An. Vì thế, từ kịch bản văn học đến kịch bản sân khấu có một biên độ rất xa so với thực tế. Có những chi tiết không đúng, như vua Chàm Chế Mân cưới công chúa Ngọc Hân tại Hội An. Hay việc xây dựng cảnh Hội An buôn bán, giao thương trên sông lại có bưởi, dừa, thanh long… Hội An không có những trái cây đó, mà là “Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên”, “bán gấm bán điều, Kim Bồng bán vải, Trà Nhiêu bán hành”. Hơn nữa, giá trị văn hóa của một vùng đất rất quan trọng, đó là ca dao, hò vè. Những câu ca liên quan đến Hội An với chất trạng của Quảng Nam lại hoàn toàn không có trên sân khấu. Cho nên người xem thấy lạ lẫm với người Hội An”.
Theo ông Nguyễn Sự, một khi chương trình đã lấy tên “Ký ức Hội An”, nghĩa là có địa chỉ chứ không phải là một ký ức chung chung, và tái hiện một phần văn hóa và lịch sử Hội An. Do vậy, vở diễn phải thể hiện được cái “chất” Hội An.
Còn nhà nghiên cứu Phùng Tấn Đông (Trung tâm Văn hóa - Thể thao Hội An) vẫn chưa xem vở diễn, như một cách bày tỏ thái độ tẩy chay. “Cồn bắp Cẩm Nam (cồn Ga Mi) - không thể là một sân khấu thực cảnh, vì việc xây dựng các hạng mục kiến trúc của nhà đầu tư… đã xâm hại cảnh quan tự nhiên đẹp đẽ của Hội An - với nhánh sông Hoài và cảnh quan lịch sử của khu phố cổ”. Ông bức xúc: “Riêng việc cấp phép, nếu vở diễn không đúng với lịch sử hay nhân danh sự hư cấu nghệ thuật để tạo tác một tác phẩm nghệ thuật mà không cần có logic nghệ thuật… thì trước hết phải trách khâu quản lý, cấp phép. Cách nói của một lãnh đạo địa phương rằng “nghệ thuật (vở diễn) dành cho số đông chứ không phải cho giới nghiên cứu” cùng một lúc làm chạnh lòng công chúng bản địa vì sự dễ dãi trong cảm thụ nghệ thuật, vừa xem nhẹ những người nghiên cứu để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ở một đô thị đang hướng đến thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch”.
Cứu không gian cồn Ga Mi
Nội dung vở diễn và những chi tiết sai có thể điều chỉnh, thay đổi, nhưng với sân khấu thực cảnh, một công trình bê tông hoành tráng được đặt trên cồn bắp Cẩm Nam, nơi gắn bó mật thiết với khu phố cổ, thì lại rất khó để sửa sai. Ông Nguyễn Sự phân tích: “Sân khấu thực cảnh nếu xây dựng với chiều cao cỡ đó thì quả là bất ổn, vì phá đi cả một không gian sống của Hội An, và ở ngay giữa dòng thì sẽ làm thay đổi dòng nước, rất nguy hiểm cho hai bên bờ. Còn trước mắt, về cảm quan, khu vực sân khấu quá cao, lồ lộ một khoảng bê tông xám xịt, nhìn rất khó chịu và tức mắt. Tôi đã góp ý rất chân tình với nhà đầu tư và tổng đạo diễn chương trình: “Nếu các vị không sửa thì sẽ thất bại, mà thất bại đầu tiên là không được sự đồng thuận của nhân dân. Còn về lâu dài sẽ gây ra những hậu quả khác là mưa lũ, sạt lở hai bên sông. Do đó, phải nhanh chóng điều chỉnh”.
Tính chất địa - văn hóa của Hội An, nói như GS. Trần Quốc Vượng là “văn hóa cồn bàu vùng cửa sông - ven biển”. Vì thế, theo nhà nghiên cứu Phùng Tấn Đông, không thể có một “phố mới giả cổ” và một sân khấu “tái hiện thực cảnh” bên cạnh một thực cảnh là khu phố di sản hiện tồn một cách sinh động hàng ngày hàng đêm như vậy (nếu xem xét về không gian khu vực thì cồn Ga Mi chỉ cách đường Phan Bội Châu - khu vực I, khu vực bảo tồn nghiêm ngặt, không quá 200m). Trước mắt nhà quản lý, nhà đầu tư cùng các nhà khoa học nên ngồi lại để cứu không gian sinh thái - cảnh quan của cồn Ga Mi, nghĩa là phải ưu tiên cho văn hóa. Việc làm này đúng với tinh thần của lãnh đạo Hội An - không phát triển bằng mọi giá, không đánh đổi văn hóa cho lợi ích kinh tế nhất thời.
Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển vẫn luôn là bài toán khó đối với nhiều đô thị di sản. Sự việc “Ký ức Hội An” một lần nữa là bài học cho việc khai thác phát triển kinh tế nhưng không hài hòa với văn hóa bản địa. Phản ứng của người dân và giới nghiên cứu ở Hội An vẫn còn tiếp tục khi một cuộc kêu gọi lấy chữ ký phản đối dự án này đã được đưa ra.
Theo Đông Quỳnh - ĐBND
NGUYỄN HẢI YẾN
Khi tôi viết những dòng này, thì ở Hải Dương, cuộc chiến chống Covid-19 vẫn đang trong hồi quyết liệt. Sự thực là tính từ ngày khởi phát làn sóng Covid-19 lần thứ ba tại Việt Nam mà điểm nóng bắt đầu công ti POYUN - thành phố Chí Linh, Hải Dương chúng tôi chưa có một ngày nào bình yên.
Sách là một trong những sản phẩm dễ bị xâm phạm bản quyền nhất hiện nay.
Những ngày qua, dư luận xôn xao về bức tượng Nữ Thần Tự do phiên bản lỗi, được nhận xét thiếu tính thẩm mỹ xuất hiện trong một khu du lịch ở Sa Pa - Lào Cai. Đó không chỉ là cảnh báo về sự tùy tiện trong thẩm mỹ mà còn là câu chuyện về việc quản lý loại hình du lịch mới.
Đó là những thư viện của gia đình, nhưng lại phục vụ cộng đồng và đều nằm trong các làng quê, bên lũy tre, sân đình, tô điểm thêm nét đẹp của vùng quê Kinh Bắc vốn rạng danh với truyền thống hiếu học và thành tích khoa bảng.
Thời gian qua, giải thưởng từ cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ tổ chức đã tạo nên những tranh cãi về chất lượng tác phẩm đoạt giải.
Thời gian qua, giải thưởng từ cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ tổ chức đã tạo nên những tranh cãi về chất lượng tác phẩm đoạt giải.
Với sự xuất hiện của loại virus mới SARS-CoV-2 ở Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019 và sau đó đã bùng phát thành đại dịch toàn cầu, các tổ chức Phật giáo trên thế giới đã bắt tay vào hành động.
Xây dựng đề án “Chiến lược phát triển ngành văn hóa TPHCM giai đoạn 2020-2035” là điều hết sức cần thiết và đã được UBND TPHCM thông qua mới đây. Trong tình hình hiện nay, việc xác định các hướng phát triển văn hóa sẽ vừa mang tính chiến lược, vừa có ý nghĩa thiết thực.
Sau đợt nghỉ diễn vì dịch Covid-19 những ngày tết vừa qua, các sân khấu cải lương xã hội hóa cùng nghệ sĩ (NS) lên kế hoạch phục vụ khán giả nhiều vở mới.
Hướng đến các giá trị truyền thống đang là một xu hướng diễn ra dù âm thầm nhưng rất mạnh mẽ trong giới nghệ thuật.
Trong vòng xoáy chung, khó mà nói ngành nghề, lĩnh vực nào không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng nghệ thuật có cách sáng tạo và thích ứng riêng.
Sự kéo dài của cuộc khủng hoảng virus corona có thể không chỉ làm thay đổi phương thức và lịch trình biểu diễn của nhiều nhà hát opera và dàn nhạc mà còn dẫn đến việc thay đổi cán cân quyền lực giữa nghệ sĩ và giới quản lý.
Covid là một cú sốc, nhưng Covid cũng là một món quà với trẻ em. Sớm hay muộn, Covid cũng sẽ rời xa, nhưng ngay lúc này, cha mẹ có thể biến không gian Covid thành một bài học lớn cho trẻ ngay tại nhà...
Tôi xin phép lấy nhận xét về thời trang của nhà thơ đương thời người Đức E. H. Ballermann để trả lời ngay - trước khi lý luận - câu hỏi thường đặt ra cho tôi "Áo dài truyền thống có đi ngược trào lưu hay xu hướng thời trang hiện đại không”, rằng: Không!
Ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công - ông Táo, cũng là thời điểm nhắc nhở mỗi người về một năm mới sắp đến.
Nhìn sự rộn ràng của đường phố thấy đầy sức sống, đầy năng lượng, một sự bình thường vô cùng đáng quý mà ngày thường sẽ chỉ thấy đông quá, tắc đường, bụi bặm quá. Dòng chảy cuồn cuộn ấy mà bị ngừng trệ thì thật kinh khủng...
Quá trình sáng tác và thực hành các loại hình nghệ thuật luôn đòi hỏi sự sáng tạo, nghiêm cẩn của mỗi nghệ sĩ. Trong quá trình ấy, tính độc lập, riêng biệt của nghệ sĩ sẽ tạo ra sự khác biệt, để lại dấu ấn và phát triển. Đó là chia sẻ của nhiều nghệ sĩ tại tọa đàm “Trùng trùng tiếp tiếp: sân khấu xưa và nay” tối 20.1.
Các bộ phim ăn khách, chương trình nghệ thuật thu hút khán giả, sản phẩm âm nhạc bán chạy... đang khẳng định giá trị kinh tế của văn hóa. Tuy nhiên, đóng góp của văn hóa không chỉ thể hiện qua những con số, và cũng không nên coi đó là mục tiêu của lĩnh vực này.
Năm 2020 đánh dấu những bước chuyển mình đáng nhớ đối với nhiều loại hình nghệ thuật. Sự phối kết giữa những môn nghệ thuật tưởng chừng không hề “ăn nhập” với nhau lại tạo ra nhiều bất ngờ.
Bộ sách Lục tỉnh cầm ca (NXB Văn hóa - Văn nghệ) cũng là tên của một nhóm bạn trẻ, đã tái hiện nguồn tư liệu về các loại hình diễn xướng của Nam bộ, xứng đáng trở thành câu trả lời cho câu hỏi: Giới trẻ ngày nay có còn quan tâm đến nghệ thuật truyền thống hay không?