Tôi là một phần của mẹ thiên nhiên

09:34 27/04/2020

Trong một lần xem bộ phim Cuộc đời Đức Phật, tôi còn nhớ loáng thoáng lời Ngài dạy rằng “nhìn vào trong một chiếc lá bồ-đề mà thấy được mặt trăng, mặt trời…”. 

Là một phần của mẹ thiên nhiên - Ảnh minh họa

Vậy phải chăng lá bồ-đề không đơn thuần chỉ là lá bồ-đề? Và con người cũng không phải đơn thuần được sinh ra để duy trì nòi giống? Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về câu nói này của Đức Phật.
 
Một người trần tục như tôi chưa hiểu cảnh giới của thiền định nhưng tôi có chiêm nghiệm về những thứ xảy ra xung quanh mình. Bản thân tôi không phải đơn thuần chỉ là con người được cha mẹ sinh ra để duy trì nòi giống mà tôi nhận thấy có sự liên kết mật thiết giữa tôi với vạn vật hay giữa tôi với những thứ khác. Tôi thấy được mẹ thiên nhiên là đất, nước, gió, lửa, không khí đã tạo nên tôi bằng da thịt. Vậy tôi là một phần của mẹ thiên nhiên, tôi chính là một tế bào nhỏ với đầy đủ những bản chất của mẹ, được tạo ra từ mẹ. Mẹ thiên nhiên khỏe mạnh, tôi sẽ khỏe mạnh bởi mỗi ngày tôi đang mượn những thành tố của mẹ để được sinh tồn…

Nhân
 
Cách đây chục năm, khi còn là sinh viên, cộng tác với các chương trình bảo vệ môi trường, tôi đã xem và nghe rất nhiều về biến đổi khí hậu. Có lẽ giới khoa học gọi đất, nước, gió, lửa và không khí chung chung lại là môi trường. Ngày ấy tôi đã suy nghĩ rất đơn giản là do phá rừng, do khói bụi nhà máy… và con người nói chung phải thay đổi chứ tôi chưa thấy được vai trò và trách nhiệm của cá nhân tôi. Rồi cuộc sống và tuổi trẻ đã cuốn tôi lao vào làm việc và kiếm tiền. Bây giờ khi đã là mẹ của hai đứa con, những chiêm nghiệm sâu sắc hơn về môi trường trong tôi thay đổi. Tôi không những thấy được do phá rừng, do khói bụi nhà máy, mà tôi còn thấy được có lỗi của tôi trong đó, những lỗi rất “vi tế” khi tôi dùng máy lạnh, ô-tô, xe máy, dùng điện nước không tiết kiệm v.v… Rất nhiều hoạt động tưởng bình thường của tôi nhưng lại đang góp phần phá hoại mẹ thiên nhiên, chứ chưa kể tới những hoạt động to lớn khác của các công ty, các quốc gia vì sự phát triển vật chất, kinh tế. Vậy là sau hơn chục năm, những hoạt động tàn phá mẹ còn nghiêm trọng hơn. 
 
Và quả là
 
Tôi không thấy bình an, các ứng dụng về chỉ số đo đạc môi trường luôn cảnh báo TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội hay các thủ đô lớn trên thế giới như Bắc Kinh trong tình trạng ô nhiễm không khí đến mức độc hại trong nhiều tháng gần đây. Thậm chí tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ, người ta phải trả khá nhiều tiền để được thở không khí sạch chỉ trong vài phút. Ôi, mẹ thiên nhiên chưa bao giờ tính tiền không khí sạch mà triệu triệu con người đang hít thở hàng ngày. Chuyện gì đang xảy ra vậy? Tôi phải đóng kín cửa, chạy máy lọc không khí và đứa con nhỏ của tôi không được ra ngoài trời chơi những ngày thành phố mờ ảo vì bụi mịn. Cuối năm 2019 và đầu năm 2020, nạn cháy rừng còn khiến tầng ô-zôn bị đe dọa nghiêm trọng. Trong những đêm tĩnh lặng, tôi cảm nhận được sự tổn thương trong hơi thở của mẹ, tôi nghe thấy tiếng mẹ thở dài…
 
Hôm nay, cả thế giới đang vật lộn với bệnh viêm phổi cấp, y học gọi là dịch bệnh do virus (Covid-19). Tôi không quá ngạc nhiên rằng tại sao không phải là bệnh về tim, gan, da hay cái gì khác mà lại là phổi? Phổi là nơi tiếp nhận không khí? Lá phổi của tôi cũng giống như cây xanh, giống như tầng ô-zôn? Làm sao lá phổi bé nhỏ của tôi có thể khỏe mạnh khi hơi thở của mẹ bị tổn thương.
 
Nhân quả thật rõ ràng, minh bạch. Tôi nghe quý thầy giảng pháp hay nói “Bồ-tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”. Khi gặt quả này là biết bao mạng người đã chết vì lá phổi yếu đi, nó bị tàn phá bởi dịch bệnh phải ngừng hít thở. Và còn bao nhiêu nữa? Tiếp sau không khí sẽ là gì? Là đất? Là nước? Là gió? Là lửa? Là bệnh hay thiên tai? Tôi không rõ nhưng tôi thấy được sự tổn thương của mẹ trong chính sự tổn thương của tôi. Tôi không thể tách rời khỏi mẹ thiên nhiên, vì tôi đang “vay mượn” từ nơi mẹ để được tồn tại thân xác này.

Theo Diệu Tâm - GNO
 
 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Tiếng Việt (và chữ Việt) là ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  • Nếu thực sự coi “bảo tàng là thiết chế văn hóa” phản ánh “lịch sử như một dòng chảy trong truyền thống văn hóa” thì hệ thống bảo tàng nước ta cần được sắp xếp lại để hạn chế sự trùng lặp về nội dung và cả hình thức trưng bày, nhất là giữa các bảo tàng địa phương vì đều được xây dựng theo chung một “kịch bản” nặng về chiến tranh mà còn nhẹ về văn hóa – xã hội.

  • Sự sùng bái tôn ti trật tự trong nhà là một thứ áp bức đè nén “tự nhiên” mà người ta không ý thức ra nữa, thậm chí còn được tôn vinh, nó khuyên dụ người ta phủ nhận cách thức nhìn nhận mỗi cá nhân như một nhân cách độc lập và tự do, với những phẩm chất gì, năng lực gì, đức hạnh gì, nó chỉ giục người ta nhăm nhe soi mói vào “địa vị-thân phận” của mỗi người, cái được xem như “cốt yếu” mà thôi.

  • Chuyện Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) đã cho mang cây sứ “trăm năm tuổi” ở điện Kiến Trung về trồng vào vườn nhà của một “sếp”đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

  • Mới đây, Hồ Đắc Thanh Chương - trường THPT chuyên Quốc học Huế đã xuất sắc trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16. Khi nói về dự định của mình, Thanh Chương cho biết, với phần thưởng 35.000 USD, em sẽ đi du học, sau đó trở về quê hương.

  • Bài viết này không có tính chất học thuật chuyên sâu, để tưởng nhớ giáo sư Cao Xuân Hạo - người thầy mà tôi không có cơ hội được học.

  • NGUYỄN TRI

    Cử tri cả nước đang chuẩn bị cho ngày hội lớn, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.

  • Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của văn học Pháp - “Hoàng tử bé” - đã được viết nên từ trải nghiệm có thật của nhà văn khi ông bị rơi máy bay trên sa mạc Sahara khi đang trên đường bay tới Việt Nam. Tác giả đã bị mất nước, bị ảo giác và suýt mất mạng…

  • Năm 2015, doanh thu ngành văn hóa phẩm của nước ta đạt 2.000 tỉ đồng, tổng lượng bia các loại được tiêu thụ ước tính đạt hơn 3 tỉ lít, tương đương 66.000 tỉ đồng, trung bình mỗi người Việt bỏ ra 2,5 giờ/một ngày để lướt facebook.

  • “Nhập gia tùy tục” nên việc nghe bạn bè quốc tế khen về người Việt Nam thân thiện, cuộc sống ở Việt Nam thú vị có lẽ đã “nhàm”. Sự thật, họ đã bị nghĩ về văn hóa Việt Nam như thế nào?

  • Một số nhà khoa học giải thích vì sao lại quyết định trao những tư liệu, hiện vật quý giá của đời mình cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (TTDS) chứ không phải nơi nào khác.

  • Ths Trần Trung Hiếu: "Việc môn Sử bị xé nhỏ và gán ghép theo kiểu “ba trong một” trong Dự thảo đó chưa từng xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nay!".

  • Nếu một hôm đẹp trời, có ai đó giao cho ta cầm trịch một giải thưởng văn chương ở xứ này, cho ta toàn quyền tự quyết trong việc phát giải, thì phản ứng đầu tiên của ta sẽ là gì? Từ chối? Hay hăng hái nhận lấy trọng trách và sau đó đi mua một bộ giáp sắt cùng nón bảo hiểm, mặc vào mọi lúc mọi nơi để chuẩn bị hứng đá dư luận?

  • Trong căn phòng nhỏ chật kín tài liệu ở một con phố nhỏ tại Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam PGS, TS Phạm Văn Tình đã dành thời gian trò chuyện sôi nổi với chúng tôi về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề ông rất tâm huyết khi nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện.

  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp đối với hoạt động của các nhà xuất bản.

  • Ngày 9/9, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết vừa nhóm họp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện đề án "Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. Mỗi năm tỉnh sẽ chi tiền để hỗ trợ từ 3-5 nhà vườn đặc trưng.

  • Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thể hiện cao nhất niềm tin của nhân dân theo Đảng, trở thành bài học sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.

  • Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu Lê Quốc Việt, hoàn cảnh lịch sử cùng cách bảo tồn còn hời hợt khiến những kho mộc bản quý giá một thời đang ngày càng mai một và im lìm.

  • Không chỉ bị tàn phá bởi thời gian, nhiều công trình, di tích - nhất là các đình, chùa - còn bị biến dạng qua các công cuộc bảo tồn, trùng tu mà ở đó những người trông coi di tích và những người làm công đức tự cho mình quyền được can thiệp vào chuyên môn, còn chính quyền sở tại thì cấp phép trùng tu, tôn tạo một cách đại khái, dễ dàng, trong khi vai trò của các nghệ nhân lại chưa được coi trọng đúng mức.

  • Quảng Trị được coi là một bảo tàng chiến tranh lớn, ở đó có những bảo tàng chiến tranh nhỏ, nơi ghi dấu ấn đau thương và hào hùng đã đi vào lịch sử.