Đó là chủ đề của buổi Tọa đàm do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Bộ môn Lý luận Văn học, Trường Đại học Khoa học Huế phối hợp tổ chức nhân một năm ngày mất của nhà thơ Lê Văn Ngăn. Buổi tọa đàm diễn ra vào lúc 14 giờ ngày 20/2/2016 tại Phòng Hội thảo, Trường Đại học Khoa học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế.
Nhà văn, dịch giả Bửu Ý phát biểu về nhà thơ Lê Văn Ngăn và tập thơ "Viết dưới bóng quê nhà"
Nhà thơ Lê Văn Ngăn, sinh ngày 15 tháng 01 năm 1944, tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Học, trưởng thành và tham gia phong trào học sinh, sinh viên yêu nước ở Huế (1965 -1 975) và là phóng viên Đài Phát thanh Huế (1975 - 1978).
![]() |
Kỷ yếu Tọa đàm và chân dung nhà thơ Lê Văn Ngăn |
Sau đó, vì duyên nợ, ông chọn nơi lập nghiệp, sinh sống và sáng tác thứ hai của mình ở Quy Nhơn (Bình Định). Nhà thơ Lê Văn Ngăn nguyên là Phó Tổng Biên tập Tạp chí Phương Mai, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Định (1997-2002), Hội viên Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Hội viên Hội Văn nghệ Bình Định, Hội viên Hội nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
Nhà thơ Lê Văn Ngăn đã cho ra đời 3 tập thơ và được ấn hành với 3 khoảng thời gian khác nhau.
“Vào một thời im bóng” (Tập thơ - 1972). Đây là tập thơ in bí mật dưới chế đội miền Nam ở Sài Gòn, được tuổi trẻ học đường miền Nam rất thích và hưởng ứng vì ý thức công dân và tinh thần yêu nước, phản kháng kẻ thù xâm lược, xứng đáng đại diện cho tâm thức và lòng yêu nước của tuổi trẻ miền Nam lúc bấy giờ.
![]() |
Nhà lý luận phê bình Văn học, PGS. TS. Hồ Thế Hà phát biểu đề dẫn buổi tọa đàm |
Kế đến là “Viết dưới bóng quê nhà” (Tập thơ - 2008), tập thơ thể hiện tiếng nói trữ tình công dân, trữ tình đời tư và thế sự thâm trầm, sâu sắc, giàu trải nghiệm của nhà thơ trên đường biên cuộc sống từ thời chiến chuyển sang thời bình. Ở đấy, mọi vui buồn, ân nghĩa quanh đời hòa quyện vào nhau, tạo thành giọng điệu thơ vừa sảng khoái, tự hào vừa trữ tình, tự vấn vừa đề xuất nỗi niềm nhân thế theo cảm xúc và cảm thức riêng của nhà thơ.
Và gần đây nhất là “Thơ Lê Văn Ngăn” (Tập thơ - 2015), tập tuyển thơ như một kết tinh cả đời thơ Lê Văn Ngăn. Có thể xem đây như một tổng kết bằng thơ về tất cả những hiện thực đời sống và hiện thực tâm trạng theo trục thời gian mà nhà thơ - với tư cách là chủ thể trữ tình tự thuật và chủ thể trữ tình nhập vai một cách chủ ý và nồng nhiệt để viết về quê hương, về đất nước, về con người, về bằng hữu và người thân, về những triết lý, nghiệm sinh cuộc sống một cách chân thành và rung động, tạo thành phong cách thi ca và thi sĩ riêng của Lê Văn Ngăn.
![]() |
Thơ Lê Văn Ngăn là thơ của sự sống thật, thơ của những gian khó và hệ lụy của cõi người trên hành trình họ đi tìm tự do, yêu thương và hạnh phúc đích thực. Ở đó, con người phải biết hy vọng: “rực rỡ thường che dấu sau những tường vách hoang tàn/ nên chúng tôi hy vọng những mảnh đời xơ xác”. Trong thơ ông luôn hiện hữu những câu hỏi, những nghi vấn - nghi vấn về cái chết, nghi vấn về lòng tốt, nghi vấn về sự hiện tồn trên cõi thế. Đó chính là cảm thức hiện sinh giúp con người tránh thoát mọi lo âu vô nghĩa trần gian để nhập cuộc vào nhận vị của chính mình và tha nhân một cách thanh thản.
![]() |
Đời và Thơ Lê Văn Ngăn luôn đồng hành cùng tình yêu và cuộc sống, được chưng cất từ trữ lượng tâm hồn luôn xúc cảm và thương yêu con người và sâu nặng với quê hương của chính nhà thơ. Vì vậy, đó chính là mỹ học thơ, mỹ học sáng tạo có khả năng đánh thức những tin yêu, trách nhiệm và lòng nhân ái trong mỗi người đọc. Ông đã làm sống lại những gì đã mất, đã phôi pha theo thời gian những tinh chất và tinh hoa của chúng như chính ông tâm niệm nêu câu hỏi và tự trả lời: “Có phải văn nghệ sĩ là người đối nghịch với sự tàn phá của thời gian? Là người lưu trữ những di sản của con người? Là người cung cấp những thông tin nhân văn mà không một chiếc máy vi tính nào có thể cung cấp nổi”. Toàn bộ thi giới Lê Văn Ngăn chính là một phần trữ lượng những di sản tinh thần ấy.
![]() |
Tại buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học, các văn nghệ sỹ và những người bạn của nhà thơ Lê Văn Ngăn: nhà lý luận phê bình Văn học Hồ Thế Hà, Phạm Phú Phong, Nguyễn Thùy trang, Phan Tuân Anh, Hồ Tiểu Ngọc; nhà văn, dịch giả Bửu Ý, nhà thơ Bửu Nam, nhạc sỹ Lê Phùng... đã gửi đến tọa đàm nhiều tham luận về thơ của nhà thơ Lê Văn Ngăn, và cùng nhiều phát biểu cũng như những câu chuyện, những kỷ niệm với nhà thơ.
Tại đây, các nhà nghiên cứu, các văn nghệ sỹ và sinh viên khoa Ngữ văn trường Đại học Khoa học Huế đã dành một phút tưởng nhớ nhà thơ Lê Văn Ngăn và nghe lại các bài thơ nổi tiếng được ông sáng tác trong thời kỳ ông tham gia phong trào đấu tranh đô thị và những bài thơ ông viết sau này.
PV
Tối ngày 02/10, tại công viên văn hóa và khu lưu niệm đồng chí Tố Hữu (thôn Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, UBND huyện Quảng Điền phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình đêm thơ “Bài ca quê hương”.
Theo thống kê của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế, bão số 5 đã gây thiệt hại nặng tại địa bàn các huyện ven biển Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, thị xã Hương Trà, Hương Thủy và TP Huế.
Tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, về mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì năm 2019, tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương dẫn đầu trong toàn quốc.
Ngày 25/8, ông Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã gửi Thư chức mừng Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo Trường THPT chuyên Quốc Học Huế và cá nhân em Hồ Việt Đức học sinh lớp 12 sinh Trường THPT chuyên Quốc Học Huế đạt Huy chương vàng tại Kỳ thi Olympic sinh học quốc tế lần thứ 31 năm 2020 tổ chức tại Nhật Bản.
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ vừa ký ban hành quyết định 2111 /QĐ-UBND ngày 18/08/2020 về việc tặng Bằng chứng nhận cho 367 học sinh đạt danh hiệu “Học sinh Danh dự toàn trường” tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2019-2020.
Chiều ngày 17/8, văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Đà Nẵng có công văn phúc đáp, cảm ơn tỉnh Thừa Thiên Huế đã chung tay trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Sáng ngày 16/8, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức bàn giao nhà ở cho 25 hộ nghèo thuộc Dự án di dời dân cư khu vực 1 kinh thành Huế.
Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Lê Khả Phiêu, sinh năm 1931, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã từ trần vào hồi 2 giờ 52 phút ngày 7-8-2020 tại Hà Nội.
Tối 19/5, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh đã khai mạc tuần phim chào mừng kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Rạp Đông Ba.
Chiều ngày 19/5, Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm “Hình tượng Bác Hồ trên báo chí cách mạng ở miền Nam, giai đoạn 1945 đến 1975” nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2020). Tham dự triển lãm cố ông Bùi Thanh Hà - Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Ông Phan Thiên Định - Phó chủ tịch UBND tỉnh.
Chào mừng kỷ niệm 130 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh ( 19/05/1980 – 19/05/2020). Sáng ngày 18/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh cùng các sở, ban, ngành đã tổ chức trọng thể lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và triển lãm chuyên đề: “ Hồ Chí Minh – Những nét phác họa chân dung”.
Tại buổi công bố trực tuyến Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2019 do Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với một số đơn vị tổ chức công bố diễn ra ngày 28/4, Thừa Thiên Huế đã có bước nhảy vọt khi đứng vào nhóm cao nhất, vươn lên xếp thứ 5 toàn quốc.
UBND tỉnh vừa có cuộc họp bàn với các sở, ban, ngành, địa phương về xây dựng đề án tổ chức “Ngày hội Áo dài Huế”.
Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sự kiện “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” nhân kỷ niệm 90 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 110 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
Sáng ngày 09/11/2019, tại hội trường Đại học Huế đã diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX, năm 2019.
Sáng ngày 05/11, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức lễ phát động và kêu gọi các cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng quan tâm, chia sẻ, phát huy tinh thần tương thân tương ái tham gia ủng hộ người nghèo thuộc dự án di dân kinh thành Huế. Tham gia lễ phát động có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung; Nguyễn Văn Phương; Phan Thiên Định và hơn 90 cán bộ công chức, viên chức của Văn phòng UBND tỉnh
Sáng ngày 22/10, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin Tỉnh, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc Hội diễn Đội Tuyên truyền Văn hóa tuyến biên giới biển đảo lần thứ X, khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2019.
Sáng ngày 9/10, Hội Đông Y Thừa Thiên Huế phối hợp với công ty Đại Nam Thái Y Viện tổ chức khai trương không gian Đại Nam Thái Y Đường tại số 2 Đoàn Thị Điểm – Thành phố Huế.
Chiều ngày 5/10, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh, Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc "Ngày hội Công nhân - Phiên chợ nghĩa tình" năm 2019.