Tổ quốc trong trái tim người mẹ Cà Tu

16:03 17/09/2008
MAI TRÍHễ có dịp lên A Lưới là tôi lại đến thăm gia đình mẹ Kăn Gương. Song, lần này tôi không còn được gặp mẹ nữa, mẹ đã đi xa về cõi vĩnh hằng với 6 người con liệt sỹ của mẹ vào ngày 08/01/2006.

Căn nhà tình nghĩa 3 gian lợp ngói được Nhà nước cấp kinh phí, đồng bào trong xã đóng góp ngày công làm tặng mẹ, nổi hẳn giữa thung lũng nhà sàn lợp lá của đồng bào Cà Tu. Trong nhà bàn ghế, tủ giường khá đầy đủ, tươm tất. Trên bàn thờ, tấm ảnh chân dung mẹ già nua với đôi mắt hiền từ, trầm mặc ấy đã nhắc tôi nhớ lại những lần trước được gặp và hầu chuyện cùng mẹ. Nhớ ngày còn sống, mẹ vẫn thường sinh hoạt và gắn bó với ngôi nhà sàn cũ kỹ của mẹ (liền kề với ngôi nhà ngói mới này). Bởi ngày xưa, trong buổi cơ hàn, giặc giã, ngôi nhà ấy mẹ đã từng nuôi dưỡng, chăm sóc những đứa con thân yêu của mình qua từng bữa rau cháo, măng rừng, vắt cạn từng giọt sữa ngọt ngào nuôi chúng lớn khôn mà đi đánh giặc. Tôi vẫn còn nhớ rõ những lần trước, mỗi khi biết chúng tôi đến thăm là mẹ rời bếp lửa trong nhà sàn. Mẹ bảo: “Ớ! Các con lên nhà trên đi, cái mắt của A Mế nó không còn cho A Mế được nhìn thấy các con nữa mà”.

Đúng, mắt của mẹ không còn nhìn thấy được gì nữa, mẹ chỉ biết quờ quạng lần mò từng bậc thang nhà. Đã hơn 20 năm nay mỗi lần lên xuống như vậy đều phải có người dìu đỡ mẹ. Phải chăng mắt của mẹ bị mù lòa hoàn toàn không chỉ là do quy luật lão hóa của tuổi già, mà đó còn là nỗi đau luôn đi cùng năm tháng của một người Mẹ Việt Nam anh hùng đã từng khóc khô dòng lệ, cháy ruột đợi chờ, đớn đau quặn thắt sau mỗi lần nhận tin con mình không bao giờ còn trở về nữa.
Hôm ấy, bên chén trà ấm áp, mẹ kể cho chúng tôi nghe về những đứa con thân yêu của mình. Mẹ còn nhớ hết từng đứa, từng đứa một, khi chúng còn tấm bé, khi mẹ cõng lên nương, khi chúng ngủ trên lưng qua lời ru của mẹ. Mẹ bảo: “Hễ đứa nào lớn lên là chúng lại nằng nặc đòi đi, không được đi bộ đội thì vào du kích. Không được cầm súng thì tải đạn, gùi lương, đi miết vào rừng. Cả bản đều như vậy, cả xã đều như vậy, tất cả đồng bào thiểu số mình hồi ấy đều như vậy..!”.

Thế là 6 đứa con (cả con đẻ và con nuôi) của mẹ lần lượt ra đi theo Cách mạng, chiến đấu rồi hy sinh. Những nỗi đau của mẹ đã quá đủ với thời gian, ấp ủ trong lồng ngực, rực đỏ thành hòn than đốt cháy tâm can mẹ, hút cạn hết nước mắt của mẹ. Mỗi đứa con của mẹ được mẹ nâng niu, nuôi dưỡng, chở che, được mẹ ví như một cành cây. Đứa lớn là cành lớn, đứa nhỏ là cành nhỏ, mỗi đứa hy sinh “cái cây mẹ” như bị chặt đứt một cành, dần dần mẹ như thân cây gầy, già cỗi chơ vơ chống đỡ với nắng núi mưa ngàn. Chỉ còn một đứa còn sống nhưng lại bị bệnh thần kinh, chẳng đỡ đần được gì, lại chỉ khổ thêm phần gánh nặng cho mẹ.
Làm việc với chúng tôi, bộ phận chính sách của xã Hương Lâm đã cung cấp đầy đủ tài liệu lưu giữ về những trường hợp hy sinh của các liệt sỹ con mẹ. Năm 1962, mẹ phải chịu cái tin đau đớn đầu tiên khi anh Quỳnh Aprí, du kích xã Hương Sơn (nay là xã Hương Lâm) hy sinh trong một trận chống càn với địch. Năm 1964 anh Hồ A Hưm, du kích xã hy sinh khi bị địch truy kích, mẹ đã tận mắt chứng kiến những viên đạn quân thù xé nát lồng ngực con mình. Năm 1965, chị Kăn Pa Ra, con gái của mẹ cũng là du kích xã lại hy sinh trên đường vào rừng tiếp tế lương thực cho bộ đội. Năm 1967, anh Hồ A Ơnh là bộ đội, tiếp tục hy sinh nữa. Đã vậy, số phận nghiệt ngã vẫn chưa buông tha mẹ. Liền sau đó, năm 1968 anh Hồ Sĩ Bàng là bộ đội lại hy sinh. Năm 1972 anh Hồ A Yết tiếp tục hy sinh nữa.

Vậy là, chỉ vẻn vẹn hơn 10 năm, mẹ đã mất đi 06 người con. Nỗi đau như thác lũ, như sấm sét trút xuống đầu mẹ. Trong tận cùng nỗi đau thắt ruột, xé lòng ấy, Mẹ Kăn Gương thẫn thờ như người vô hồn, tưởng chừng không thể vượt qua được những cú xốc nghiệt ngã,
Nhưng không! Trong tận cùng nỗi đau quặn thắt ấy, mẹ đã gượng dậy được, vì mẹ vẫn mang trọn trong trái tim mình một niềm tin mãnh liệt, một niềm tin tuyệt đối vào Đảng, vào Cách mạng, vào Bác Hồ kính yêu. Mẹ luôn thầm mong đến ngày lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc sẽ tung bay trên quê hương mình, nên mẹ phải sống để chờ đến ngày đất nước được giải phóng...
Thế rồi, ngày đó đã đến, quê hương mẹ và cả đất nước được hoàn toàn độc lập. Trong niềm vui chung của cả dân tộc, của đồng bào dân bản, nỗi đau trong mẹ đã nguôi ngoai phần nào. Mẹ tìm được nguồn an ủi, sẻ chia từ sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước, của địa phương và tình thương yêu giúp đỡ của đồng bào, chiến sỹ. Mẹ hiểu, chiến tranh là khổ đau chung, mất mát chung, đâu chỉ riêng mẹ. Mẹ vượt lên những nỗi đau thương, mất mát đó để chống đỡ với nghèo khó, bệnh tật. Mẹ nói với mọi người: “Chừ hết cái bom, cái đạn là AMế thấy nhẹ được cái bụng rồi mà!”.

Cũng may mẹ vẫn còn có bố Quỳnh Gương (chồng mẹ), người đã trọn đời gánh vác, sẻ chia cùng mẹ những nỗi mất mát, khổ đau; cùng mẹ nương tựa vào nhau để chống đỡ với chiến tranh tàn khốc. Tôi thầm mong muốn nếu một mai đây, khi Đảng và Nhà nước ta có chủ trương xét tặng danh hiệu “Người bố Việt Nam anh hùng” thì bố Quỳnh Gương sẽ là người được truy tặng danh hiệu cao quí đó.
Mẹ Kăn Gương lại ngồi im lặng, đôi mắt ngấn lệ thẳm sâu. Một lúc sau mẹ lại bảo: “Cái mắt của AMế nó không cho AMế được nhìn thấy các con, nhưng AMế mừng lắm vì các con cũng giống như những A Kay của AMế mà, AMế cảm ơn các con nhiều nhiều đó!...”
Nghe mẹ nói vậy, trong tôi dâng lên một niềm xúc cảm lạ kỳ và tự thấy mình như người có lỗi với mẹ vì đã trót khơi động lên những vết thương, những nỗi đau se sắt trong lòng mẹ.

Mẹ lại ngồi bất động qua những phút giây suy tư, trầm ngâm, xót xa nghĩ về những A Kay đã mất. Hồi lâu mẹ đứng dậy lần mò đi tới bức tường nhà nơi có treo ảnh Bác Hồ và những tấm bằng “Tổ quốc ghi công” cùng những tấm Huân chương, Huy chương của các con mẹ. Cuối cùng tay mẹ dừng lại khá lâu trên tấm bằng danh hiệu cao quý “Bà Mẹ Việt Anh Hùng” do Chủ tịch nước CHXHCN Việt phong tặng mẹ. Đó là sự ghi nhận công ơn trời biển của mẹ, là nguồn động viên lớn lao nhất đối với mẹ. Bởi từ khi được phong tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng” thì mẹ được nhiều người biết đến, nên ngoài chính sách chăm sóc, ưu đãi của Đảng và Nhà nước, mẹ đã được đón nhận thêm sự quan tâm từ nhiều phía của các cấp, các ngành, từ tỉnh, huyện và xã. Mẹ được cơ quan Thương mại huyện A Lưới nhận phụng dưỡng suốt đời. Từ đó, đời sống vật chất và tinh thần của gia đình mẹ mới hết khó khăn, vất vả.

Sống trong căn nhà “Nghĩa Đảng - Tình Dân”, và được các đoàn khách từ nhiều nơi thỉnh thoảng ghé thăm, tặng quà, lại có các chiến sĩ Đồn Biên phòng 633 thường xuyên lui tới động viên, chăm sóc... mẹ Kăn Gương vơi bớt nỗi buồn. Mẹ thường nói với chúng tôi những điều mộc mạc nhưng rất đỗi chân thành bằng những lời biết ơn sâu sắc đối với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành, của đồng bào, chiến sĩ đã dành cho mẹ và gia đình... Tôi còn nhớ lúc ấy, ở cái tuổi ngoài 90, lời nói của mẹ thường bị đứt quãng vì cảm động và mệt nhọc. Những giọt nước mắt xót xa thỉnh thoảng lại lăn dài, trên đôi gò má gầy gò, ốm yếu của mẹ.
Mẹ Kăn Gương ơi! Cả đất nước này phải biết ơn mẹ, vì mẹ đã hiến dâng 6 đứa con và cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc; Biết ơn những đứa con thân yêu của mẹ, của đồng bào Cà Tu kiên cường, bất khuất, đã ngã xuống giữa rừng Trường Sơn, bên đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại. Người anh ngã xuống, người em vẫn tiếp bước lên đường để “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. A Mế Kăn Gương ơi! Sự dâng hiến, hy sinh cao cả mà âm thầm của mẹ như cây rừng lặng lẽ hút sữa từ lòng đất dâng mật cho đời. AMế Kăn Gương cùng với bao người AMế, AKay khác của đồng bào các dân tộc ít người (Cà Tu, Pa Cô, Tà Ôi, Pa Hy...) trên vùng cao Biên giới này là vậy, họ luôn khiêm tốn, lặng lẽ như trăm ngàn khe suối không tên, đêm ngày róc rách, góp từng mạch nước, tạo thành những con sông bao la tưới mát cho mọi quê nhà.

Mẹ Kăn Gương - “Bà mẹ Việt Anh Hùng” ấy của đồng bào Cà Tu, là hiện thân một phần cội nguồn Tổ quốc. Cùng với bao người mẹ Việt anh hùng khác, mẹ đã góp phần không nhỏ cho bản ca bất tận về chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt . Mẹ Kăn Gương là biểu tượng chân thực về những người mẹ anh hùng trong đồng bào các dân tộc ở vùng cao biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế, mẹ cũng là hình ảnh sống động, gần gũi và kính trọng nhất đối với những người lính chúng tôi.
              M.T

(nguồn: TCSH số 226 - 12 - 2007)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • LGT: Liên Thục Hương là một nhà văn Trung Quốc đương đại, tự ví mình là con mèo đêm co mình nằm trên nóc nhà, nhìn cuộc sống thành phố tấp nập đi qua đáy mắt. Liên Thục Hương còn ký bút danh Liên Gián, có số lượng bản thảo lên tới hơn hai triệu chữ. Năm 2003, “Bài bút ký đầy nước mắt” đã được post lên mạng và năm 2004 nó đã được dựng thành phim và bộ phim ngắn này làm tiền đề cho tác phẩm điện ảnh đoạt giải thưởng của Trung Quốc. Sông Hương xin giới thiệu câu chuyện này qua bản dịch của nữ nhà văn Trang Hạ.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNAnh em Nguyễn Sinh Khiêm - Nguyễn Sinh Cung sống với gia đình trong ngôi nhà nhỏ trên đường Đông Ba. Ngôi nhà giản dị khiêm tốn nằm lui sau cái ngõ thông với vườn nhà Thượng thư bộ Lễ Lê Trinh. Nhưng chỉ cần đi một đoạn ngang qua nhà ông Tiền Bá là đến ngã tư Anh Danh, người ta có thể gặp được các vị quan to của Triều đình.

  • BẮC ĐẢOBắc Đảo sinh 1949, nhà văn Mỹ gốc Trung Quốc. Ông đã đi du lịch và giảng dạy khắp thế giới. Ông đã được nhận nhiều giải thưởng văn học và là Viện sĩ danh dự của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Văn chương Mỹ. Đoản văn “Những biến tấu New York” của nhà văn dưới đây được viết một cách dí dỏm, với những nhận xét thú vị, giọng điệu thì hài hước châm biếm và những hình ảnh được sáng tạo một cách độc đáo. Nhưng trên hết là một cái nhìn lạ hoá với nhiều phát hiện của tác giả khi viết về một đô thị và tính cách con người ở đó. Nó có thể là một gợi ý về một lối viết đoản văn kiểu tuỳ bút, bút ký làm tăng thêm hương vị lạ, mới, cho chúng ta.

  • PHONG LÊTrong dằng dặc của giòng đời, có những thời điểm (hoặc thời đoạn) thật ấn tượng. Với tôi, cuộc chuyển giao từ 2006 (năm có rất nhiều sự kiện lớn của đất nước) sang 2007, và rộng ra, cuộc chuyển giao thế kỷ XX sang thế kỷ XXI là một trong những thời điểm như thế. Thời điểm gợi nghĩ rất nhiều về sự tiếp nối, sự xen cài, và cả sự dồn tụ của hiện tại với quá khứ, và với tương lai.

  • XUÂN TUYNHĐầu thập niên chín mươi của thế kỷ trước, tên tuổi của Lê Thị K. xuất hiện trên báo chí được nhiều người biết tới. K. nhanh chóng trở thành một nhà thơ nổi tiếng. Với các bài thơ: “Cỏ”, “Gần lắm Trường Sa” v.v... Nhiều nhà phê bình, nhà thơ không tiếc lời ngợi khen K.

  • NGUYỄN QUANG HÀTrần Văn Thà cùng các bạn chiến binh thân thiết tìm được địa chỉ 160 chiến sĩ năm xưa của đảo Cồn Cỏ, các anh mừng lắm, ríu rít bàn cách gọi nhau ra thăm đảo Tiền Tiêu, nơi các anh đã chiến đấu ngoan cường, in lại dấu son đậm trong đời mình, các anh liền làm đơn gởi ra Tỉnh đội Quảng Trị giúp đỡ, tạo điều kiện cho cuộc gặp gỡ này.

  • TRẦN KIÊM ĐOÀN- Đừng ra xa nữa, coi chừng... hỏng cẳng chết trôi con ơi!Nhớ ngày xưa, mẹ tôi vẫn thường nhắc tôi như thế mỗi buổi chiều ra tắm sông Bồ. Hai phần đời người đi qua. Mẹ tôi không còn nữa. Bến Dấu Hàn trên khúc sông Bồ viền quanh phía Đông làng Liễu Hạ năm xưa nay đã “cũ”.

  • NGUYỄN NGUYÊN ANChúng tôi đến Đông trong những ngày cuối hạ. Thị trấn Khe Tre rực rỡ cờ hoa long trọng kỷ niệm 60 năm Ngày thương binh liệt sĩ. Sau bão số 6 năm 2006, tôi lên Nam Đông, rừng cây hai bên đường xơ xác lá, hơn 700 ha cao su gãy đổ tơi bời và hơn 3.000 ngôi nhà bị sập hoặc tốc mái, đường vào huyện cơ man cây đổ rạp, lá rụng dày mấy lớp bốc thum thủm, sức tàn phá của bão Xangsane quả ghê gớm!

  • Trang Web văn học cá nhân là một nhu cầu tương thuộc giữa tác giả và độc giả của thời đại thông tin điện tử trên Internet. Hoặc nói cách khác, nó là nhu cầu kết nối của một thế giới ảo đang được chiếu tri qua sự trình hiện của thế giới đồ vật.So với đội ngũ cầm bút thì số lượng các nhà văn có trang Web riêng, nhất là các nhà văn nữ còn khá khiêm tốn nhưng dù sao, nó cũng đã mở thêm được một “không gian mạng” để viết và đọc cho mỗi người và cho mọi người.

  • NGUYỄN NGỌC TƯSinh năm 1976. Quê quán: huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.Hiện là biên tập viên Tạp chí Bán đảo Cà MauNguyễn Ngọc Tư từng đạt nhiều giải thưởng trung ương và địa phương. Trong đó, truyện vừa Cánh đồng bất tận (giải thưởng Hội Nhà văn Việt ) đã được chuyển ngữ qua tiếng Hàn Quốc. http://ngngtu.blogspot.com

  • VÕ NGỌC LANThuở nhỏ, tôi sống ở Huế. Mỗi lần nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình, tôi vẫn gọi đó là ký ức xanh.

  • TÔN NỮ NGỌC HOATôi còn nhớ như in cảnh cả nhà ngồi há miệng nghe chính cậu em tôi là thanh niên xung phong trở về từ Đắc Lắc sau đợt đi khai hoang chuẩn bị đưa dân lập vùng kinh tế mới kể chuyện.

  • TRẦN HẠ THÁPThời gian tuôn chảy vô tình. Con người mê mải cuốn theo dòng cho đến khi nhìn lại thì tuổi đời chồng chất… Ngày thơ dại đã mịt mờ trong kỷ niệm. Mặt trăng rằm tỏa rạng còn đó nhưng dường như không còn là màu trăng xưa cũ. Thứ ánh sáng hồn nhiên một thuở mang sắc màu kỳ diệu không thể nào vẽ được. Dường như chưa trẻ thơ nào ngước nhìn trăng mà sợ hãi.

  • TRẦN HOÀNGCũng như nhiều bạn bè cùng thế hệ, vào những năm cuối thập niên năm mươi của thế kỷ trước, chúng tôi đã được tiếp xúc với Văn học Nga - Xô Viết thông qua nhiều tác phẩm được dịch từ tiếng Nga ra tiếng Việt. Lứa tuổi mười bốn, mười lăm học ở trường làng, chúng tôi luôn được các thầy, cô giáo dạy cấp I, cấp II động viên, chỉ bảo cho cách chọn sách, đọc sách…

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌCNếu cắt một lát cắt tương đối như cơ học trong hành trình trùng tu di tích, cắt thời gian dương lịch của năm 2007, sẽ thấy đây là năm mà người ta nhận ra di sản Huế đang mỉm cười từ trong rêu cỏ dẫu đây đó vẫn còn có nhiều công trình đang thét gào, kêu cứu vì đang xuống cấp theo thời gian tính tuổi đã hàng thế kỷ.

  • NGUYỄN QUANG HÀBấy giờ là năm 1976, đất nước vừa thống nhất. Bắc trở về một mối. Người miền Bắc, miền xôn xao chạy thăm nhau, nhận anh em, nhận họ hàng. Không khí một nhà, vui không kể xiết.

  • HÀ VĂN THỊNH Trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quãng thời gian ở Huế không phải là ngắn. Lần thứ nhất, từ mùa hè 1895 đến tháng 5 - 1901 và lần thứ hai, từ tháng 5 - 1906 đến tháng 5 - 1909. Tổng cộng, Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành (NTT - tên được đặt vào năm 1901) đã sống ở Huế 9 năm, tức là hơn 1/9 thời gian sống ở trên đời. Điều đặc biệt là, bước ngoặt quyết định của NTT đã diễn ra ở Huế; trong đó, việc tham gia vào phong trào chống thuế có ý nghĩa quan trọng nhất.

  • NGÔ ĐỨC TIẾNVào những năm 1950 đến năm 1954, tại khu rừng Khuổi Nậm, Tân Trào. Ở chiến khu Việt Bắc, người ta thấy một cán bộ khoảng trên dưới 40 tuổi, người tầm thước, nói giọng Nghệ trọ trẹ, thường có mặt ở các cuộc họp quan trọng của Chính phủ kháng chiến để làm thư ký tốc ký cho Trung ương và Hồ Chủ tịch.

  • LÊ HUỲNH LÂMNhững ngày mưa gió lê thê của mùa đông ngút ngàn vừa đi qua, những trận lụt bất thường gây nên bao tan tác, để lại những vệt màu buồn thảm trên gương mặt người dân nghèo xứ Huế, các con đường đầy bùn non và mịt mùng từng đám bụi phù sa, những vết thương còn âm ỉ trong hồn người…

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌCCâu chuyện tôi sắp kể với các bạn dưới đây không phải là một câu chuyện thuộc huyền sử về lửa cỡ như ngọn lửa Prométe hay biểu tượng lửa trong đạo Hinđu, hay lửa trong Kinh Dịch tương ứng với phương nam, màu đỏ, mùa hè...