Sầm sập mưa sáng tiễn cụ Tô Hoài. Vậy mà dòng người xếp hàng viếng cứ dài mãi ra. Dài, đông vẫn là cánh văn nghệ sĩ. Quây tụ lại bên sảnh nhà tang, họ đợi giờ truy điệu. Khói thuốc mịt mù trong hơi mưa cùng những câu chuyện không đầu cuối khiến nhà tang mưa bớt u ám.
Sát bên nghệ sĩ nhiếp ảnh Mai Nam, tôi giật mình khi sờ thấy người ông ướt lủn. Thì ra mắc mưa từ khi ra khỏi nhà. Cơ mầu khéo ốm mất. Tuổi 84 chớ có mà thị thường. Giục đi thay thì ông cười thản nhiên: Chả sao, đợi tý khô.
Từng tòng sự cùng chỗ làm với ông lão này dư ba chục năm nên quá quen với cái tính xuề xòa chả có gì quan trọng. Vậy mà lại quá khắt khe khó tính với cái việc bấm máy với chuyện bảo quản giữ phim. Chuyện mới biết ông đương sắp có cuộc viễn du sang Pháp. Bên ấy họ mời 4 nghệ sĩ bấm máy Việt sang bên đó bầy ảnh. Mà toàn ảnh thời chiến. Khéo khen bên mời cũng tinh. Riêng Mai Nam đoạt mấy giải quốc tế. Toàn những ông thiện chiến về khoản ảnh chiến tranh. Mai Nam, Đoàn Công Tính, Chu Chí Thành, Hứa Kiểm. Mỗi vị gửi mấy chục hình. Họ lựa mỗi người đúng 20 tấm.
Không khí nhà tang lễ chợt gợi cái gì như quá vãng. Mang máng nhớ hình như có dạo Mai Nam hay ghé nhà cụ Tô ở Đoàn Nhữ Hài? Mà chưa được ngó tấm hình nào của Mai Nam về nhà văn? Gạn hỏi hóa ra ông đương trữ một loạt. Một loạt ấy tôi hiểu là những cuốn phim ORWO của Đức, mà có thể là Photo-65 của Liên Xô với kích cỡ 3X4, 6X9, 6X6…
Những cuốn phim đen trắng thời bao cấp quý hiếm nhưng mong manh. Sơ sẩy một tẹo việc bảo quản là mốc và đốm là vệt nghĩa là vứt! Vậy mà cái nhà ông lão này không biết trữ bằng kiểu gì mà bây giờ bất kỳ đề tài nào về cái thuở quá vãng ấy cứ hỏi cứ cần là có? Mà những ô phim ấy cứ trong veo đủ chuẩn cho những tấm hình đen trắng.
Gạn thêm, một vệt ấy là Mai Nam ghi lại hình cụ Tô những năm xa lúc chuyện lúc nghỉ ngơi hay viết lách chi đó. Đời hơn nhau có lẽ muôn thuở là bất biến vẫn là cái tài! Một đối tượng viết, một đối tượng để chụp nhiều, nhiều người dúng tay hoặc nhăm nhe. Nhưng thành và ra được chất lẫn hồn của đối tượng được là cả một sự huyền bí nhiêu khê mà phi tài phi khéo ra khó mần được, mần nên lắm?
Lại biết thêm cả cái tình. Mê tài cụ Tô, như Mai Nam bộc bạch là từ năm 1940. Duyên do là thời ấy “Dế mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài đã hút hồn lứa trẻ trong đó có Mai Nam. Mê, phục, quý. Hằng bao năm như thế. Mỗi khi hướng ống kính về cụ Tô Hoài lại thường trực lại ám ảnh cảm giác ấy lại cũng chẳng sướng sao? Cả cái người được chụp lẫn người chụp!
Bàn nữa chỉ thêm rậm. Mời bạn đọc thưởng lãm Tô Hoài đen trắng qua con mắt của Mai Nam.
Ngày đưa cụ Tô 17/7/2014
Nguồn: Xuân Ba - TPO
Ba trong số các tác phẩm đầu tiên của người phôi thai cho nghệ thuật nhiếp ảnh thế giới, Joseph Nicéphore Niépce, sẽ được trưng bày tại thành phố Bradford (Anh) từ ngày 20.3 tới, theo The Independent.
Chiều qua 22/12, tại Hội Nhiếp ảnh TP.HCM, CLB Nhiếp ảnh Chiến sĩ đã khai mạc triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 22 năm thành lập CLB.
Với 300 bức ảnh thể hiện chủ đề "Quân đội Việt Nam, anh hùng, truyền thống vẻ vang" được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã thu hút nhiều du khách đến thăm quan, trong đó có cả những cựu binh từng trải qua cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Những bức ảnh phản ánh chân thực về cuộc sống hàng ngày, tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu đối với di sản, do chính những người dân sống trong lòng Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ chụp lại được trưng bày tại triển lãm.
Ngày 2/11 vừa qua, nhiếp ảnh gia người Mỹ gốc Việt Nick Ut đã nhận được giải Achievement in Photojournalism (Thành tựu trong Nhiếp ảnh Báo chí) tại giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế Lucie Awards.
Hơn 7.000 ảnh dự thi trong 1 năm phát động là một con số đáng mừng, nhưng niềm vui lớn hơn là chất lượng các tác phẩm vào chung khảo đã đáp ứng mong đợi của Ban tổ chức và Ban giám khảo. Bám sát chủ đề cuộc thi “Đất và người”, nhiều bức ảnh báo chí giàu thông tin, mang tính phát hiện và tạo hình ấn tượng đã được vinh danh và sẽ trao giải vào cuối tháng 10.2014.
Theo phóng viên TTXVN tại Cộng hòa Séc, tại thủ đô Prague vừa diễn ra triển lãm ảnh của nghệ sỹ nhiếp ảnh lão thành Cộng hòa Séc Jovan Dezort, cựu phóng viên ảnh của hãng thông tấn Tiệp Khắc CTK.
Tư liệu ảnh đen trắng là điều đáng kể nhất của triển lãm Hà Nội 60 năm xây dựng và phát triển tại Bảo tàng Hà Nội, khai mạc ngày 4.10, kéo dài đến ngày 12.10.
Nhà Xuất bản Thế Giới thực hiện một cuốn sách ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng tiếng Việt, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Tây Ban Nha. Những phiên bản đầu tiên bằng tiếng Việt, Anh và Pháp của cuốn Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Những khoảnh khắc bình dị vừa được phát hành.
Cuộc triển lãm "Hà Nội sắc màu" tập hợp 60 bức ảnh màu được nhiếp ảnh gia người Pháp Léon Busy chụp trong giai đoạn 1914-1917, vừa được khai trương tối 15/9 tại Ngôi nhà sinh viên Đông Nam Á nằm trong Ký túc xá quốc tế Paris.
200 bức ảnh được nhiếp ảnh gia Jean-Marie Duchange (người Pháp) chụp vào những năm 1952-53 đang trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã tái hiện Tây Nguyên với văn hóa và con người ở vùng đất này thật sống động.
Dự án nghệ thuật “Cuốn theo dòng nước” là những hình ảnh đẹp ấn tượng, dung dị mà đầy ắp cảm xúc về cuộc sống và những thân phận người ở hồ Trị An của nghệ sỹ trẻ Lê Nguyễn Duy Phương, sẽ được giới thiệu tại Trung tâm Văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội từ ngày 4-27/9.
"14 tháng biên soạn và bình chú cho những bức ảnh cổ của Leon Busy cũng là quãng thời gian mà chúng tôi tìm về một Hà Nội trong ký ức của mình" – nhà nghiên cứu Đinh Trọng Hiếu chia sẻ.
Mặc cho cơn mưa lớn sầm sập đổ xuống Hà Nội như trút nước, sáng 24-8, đông đảo người dân ngay từ sáng sớm đã có mặt tại trung tâm triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội để cùng tham dự triển lãm “Võ Nguyên Giáp - Đại tướng của nhân dân”, kỷ niệm 104 năm ngày sinh của ông.
Những bức ảnh màu đầu tiên được thực hiện từ thập niên 1860 đã cho thấy một sự phát triển vượt bậc của nền nhiếp ảnh thế giới. Từ những bức ảnh màu vụng về thuở ban đầu ấy, giờ đây, con người đã có được những bức ảnh sắc nét y như thật.
Ken Heyman, một nhiếp ảnh gia kỳ cựu người Mỹ, gần đây đã bất ngờ tìm thấy lại một “kho tàng” bị bỏ quên, đó là một thùng ảnh được dán nhãn “Mothers” (Những người mẹ) mà ông đã chụp từ cách đây… 50 năm.
NGUYỄN ĐỨC CHÍNH
Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (NSNAVN) được duy danh là Tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp. Tuy nhiên, Hội chịu trách nhiệm trong phạm vi tổ chức của mình.