Sầm sập mưa sáng tiễn cụ Tô Hoài. Vậy mà dòng người xếp hàng viếng cứ dài mãi ra. Dài, đông vẫn là cánh văn nghệ sĩ. Quây tụ lại bên sảnh nhà tang, họ đợi giờ truy điệu. Khói thuốc mịt mù trong hơi mưa cùng những câu chuyện không đầu cuối khiến nhà tang mưa bớt u ám.
Sát bên nghệ sĩ nhiếp ảnh Mai Nam, tôi giật mình khi sờ thấy người ông ướt lủn. Thì ra mắc mưa từ khi ra khỏi nhà. Cơ mầu khéo ốm mất. Tuổi 84 chớ có mà thị thường. Giục đi thay thì ông cười thản nhiên: Chả sao, đợi tý khô.
Từng tòng sự cùng chỗ làm với ông lão này dư ba chục năm nên quá quen với cái tính xuề xòa chả có gì quan trọng. Vậy mà lại quá khắt khe khó tính với cái việc bấm máy với chuyện bảo quản giữ phim. Chuyện mới biết ông đương sắp có cuộc viễn du sang Pháp. Bên ấy họ mời 4 nghệ sĩ bấm máy Việt sang bên đó bầy ảnh. Mà toàn ảnh thời chiến. Khéo khen bên mời cũng tinh. Riêng Mai Nam đoạt mấy giải quốc tế. Toàn những ông thiện chiến về khoản ảnh chiến tranh. Mai Nam, Đoàn Công Tính, Chu Chí Thành, Hứa Kiểm. Mỗi vị gửi mấy chục hình. Họ lựa mỗi người đúng 20 tấm.
Không khí nhà tang lễ chợt gợi cái gì như quá vãng. Mang máng nhớ hình như có dạo Mai Nam hay ghé nhà cụ Tô ở Đoàn Nhữ Hài? Mà chưa được ngó tấm hình nào của Mai Nam về nhà văn? Gạn hỏi hóa ra ông đương trữ một loạt. Một loạt ấy tôi hiểu là những cuốn phim ORWO của Đức, mà có thể là Photo-65 của Liên Xô với kích cỡ 3X4, 6X9, 6X6…
Những cuốn phim đen trắng thời bao cấp quý hiếm nhưng mong manh. Sơ sẩy một tẹo việc bảo quản là mốc và đốm là vệt nghĩa là vứt! Vậy mà cái nhà ông lão này không biết trữ bằng kiểu gì mà bây giờ bất kỳ đề tài nào về cái thuở quá vãng ấy cứ hỏi cứ cần là có? Mà những ô phim ấy cứ trong veo đủ chuẩn cho những tấm hình đen trắng.
Gạn thêm, một vệt ấy là Mai Nam ghi lại hình cụ Tô những năm xa lúc chuyện lúc nghỉ ngơi hay viết lách chi đó. Đời hơn nhau có lẽ muôn thuở là bất biến vẫn là cái tài! Một đối tượng viết, một đối tượng để chụp nhiều, nhiều người dúng tay hoặc nhăm nhe. Nhưng thành và ra được chất lẫn hồn của đối tượng được là cả một sự huyền bí nhiêu khê mà phi tài phi khéo ra khó mần được, mần nên lắm?
Lại biết thêm cả cái tình. Mê tài cụ Tô, như Mai Nam bộc bạch là từ năm 1940. Duyên do là thời ấy “Dế mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài đã hút hồn lứa trẻ trong đó có Mai Nam. Mê, phục, quý. Hằng bao năm như thế. Mỗi khi hướng ống kính về cụ Tô Hoài lại thường trực lại ám ảnh cảm giác ấy lại cũng chẳng sướng sao? Cả cái người được chụp lẫn người chụp!
Bàn nữa chỉ thêm rậm. Mời bạn đọc thưởng lãm Tô Hoài đen trắng qua con mắt của Mai Nam.
Ngày đưa cụ Tô 17/7/2014
Nguồn: Xuân Ba - TPO
Lê Minh – Nguyễn Hữu Đính – Phạm Bá Thịnh – Đặng Văn Trân
Những hình ảnh của NSNA HOÀNG PHƯỚC ghi lại ở Thừa Thiên Huế
NÔNG THANH TOÀN
Từ làng quê thuần phác đến tư tưởng vì dân, tư duy cải cách của danh nhân Đặng Huy Trứ
HẠ NGUYÊN
Nghệ sĩ nhanh nhẹn trao tận tay chúng tôi những bức hình đen trắng, khuôn mặt sáng lên như khoe báu vật đời mình. Đối với nhiếp ảnh gia Minh Lộc, khoảnh khắc của ngày 30.4 năm ấy luôn sống động. Ống kính dường như ghi lại những gì chỉ mới hôm qua, vào giây phút hạnh phúc vỡ òa, người người thỏa nguyện hòa bình, thống nhất…
Bất kỳ ai khi đã gặp nghệ sĩ nhiếp ảnh Bá Hân một lần đến nhớ mãi. Một nghệ sĩ để lại nhiều ấn tượng trong cách sống và trong tác phẩm với bạn bè cũng như người yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh.
Liên hoan ảnh nghệ thuật các CLB Nhiếp ảnh Hà Nội "Trên mọi nẻo đường Tổ quốc" vừa khai mạc vào sáng ngày 20-4 tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài. Triển lãm là bức tranh ghép khổng lồ về đất nước và con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhiều năm nay, có một nhiếp ảnh gia người Pháp đã coi Việt Nam là quê hương thứ hai của mình. Anh đi nhiều nơi, đến đâu cũng ghi lại hình ảnh đẹp về con người Việt Nam. Tất cả những gương mặt hiện lên trong ảnh của anh thường lấp lánh niềm vui. Đó là nhiếp ảnh gia Réhahn Croquevielle.
Dù không mới nhưng những bức ảnh đồng hành cùng 30 năm đổi mới của đất nước vẫn khiến người xem ngỡ ngàng trước hình ảnh thay da đổi thịt của Việt Nam.
Với lịch sử gần 200 năm, nhiếp ảnh đã trở thành hoạt động có tác động lớn đối với đời sống, trong đó có những bức ảnh nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng vượt thời đại. Tuy nhiên, có những bức ảnh đời thường, thầm lặng nhưng vẫn đầy “quyền lực”.
Kết quả chung cuộc cuộc thi Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage – Hành trình Di sản 2016 đã được côg bố với giải Đặc biệt thuộc về bộ ảnh phóng sự “Trống chèo sân đình” của tác giả Hoàng Mạnh Cường.
Người đi tìm hình của nước, tìm đường đi cho dân tộc theo đi. Người đặt nền móng cho biết bao sự bắt đầu, cho biết bao sự hồi sinh, đã vực dậy biết bao đau thương, đã truyền cảm hứng đến biết bao lĩnh vực... “Vì một lẽ thường tình, Bác là Hồ Chí Minh”.
Nhiếp ảnh gia Đinh Quang Thành đã bám sát những bước chân thần tốc của các chiến sĩ, ghi lại hàng ngàn bức ảnh tư liệu lịch sử quý giá về chiến dịch, trải dài từ Bắc vào Nam, đến tận sào huyệt cuối cùng của địch là Dinh Độc Lập.
Để tưởng nhớ cố danh họa – họa sư Lê Bá Đảng và những bức tranh giá trị của ông, hãy cùng PV Dân trí dạo quanh Trung tâm nghệ thuật mang tên ông ở số 15 đường Lê Lợi, TP Huế.