Tô Châu “thiên đàng” trên mặt đất

15:52 20/03/2009
VI THÙY LINH           Tuỳ bútNgười Trung Quốc (TQ) có câu: “Trên trời có thiên đàng, dưới có Tô Châu, Hàng Châu”. Chỉ thoạt nghe, đã thấy người ta thật tự hào, về cảnh đẹp thành phố (TP) này đến thế nào, trên đất Đại lục dày đặc thắng cảnh, di tích, kỳ quan của Trung Hoa cẩm tú.

* Lịch sử của “thiên đàng”

Đông qua, xuân vừa đến, khi Bắc Kinh lạnh lẽo, Oo C, trời  còn tuyết, thì vùng Giang lại ấm trời, muôn vàn hoa lá khoe sắc. Tôi chợt nhớ đến một bài thơ tình của Nguyễn Quang Thiều ở đó ông nhấn mạnh nỗi khao khát người yêu, cô gái sau những đêm lạnh, mùi thân thể nóng lên, lại qua một đêm ấm trời... Hẳn hoàng đế Càn Long xưa cũng đã có nỗi khao khát ấy, nên ông hay vi hành xuống vùng Giang có khi là lấy cớ vi hành mà đi chơi, cho thỏa, vì vùng này nổi tiếng cảnh đẹp, gái đẹp. Người ta truyền nhau “Ăn Quảng Châu, chơi Hàng Châu, ở Tô Châu, chết Liễu Châu” - xếp bốn TP này ở vị trí thượng đẳng của sự hưởng thụ, thì một nửa đã thuộc vùng Giang Nam. Tô Châu (thuộc tỉnh Giang Tô), diện tích 8.000 km2, nổi tiếng vì lụa, gái đẹp, những mỹ viên (vườn đẹp) lộng lẫy. Hàng Châu (thuộc tỉnh Triết Giang), dân số bằng Tô Châu nhưng diện tích lớn gấp đôi, được coi là hòn “ngọc sáng” của phương Nam, TP có an ninh trật tự tốt nhất, vừa có gái đẹp, lại có trà ngon - Long tỉnh - tiến vua, những kỷ niệm mà Kim Trọng đi tìm Thuý Kiều và sông Tiền Đường nơi Kiều đã gieo mình thoát chết. Chắc bạn sẽ hỏi, sao TQ nhiều châu thế, địa giới hành chính xưa được chia làm các “châu” - tương đương một huyện, nhưng huyện ở TQ lớn như một TP của Việt Nam (ở VN, vẫn còn địa danh tên châu như Phong Châu, Lai Châu...)

Ngày nay, các “châu “ xưa đã thành những TP nổi tiếng: Quảng Châu, Thương Châu (kinh đô Tây An - Thiểm Tây xưa). Khâm Châu, Phúc Châu (miền biển), Chu Châu, Hoàng Châu, Lan Châu. Quả như nghĩa ẩn của từ “châu” - những TP trên như những viên ngọc, dù kích cỡ độ quý khác nhau, nhưng đều có giá trị.

Nằm ở hạ lưu sông Dương Tử, Tô Châu hình thành từ 2.500 năm trước, 514 năm trước Công nguyên, đến nay TP vẫn còn nhiều địa danh lịch sử và di chỉ văn hoá. Thời Tam Quốc, đây là đất thuộc Ngô của Tôn Quyền, trong chế chân vạc: Ngụy ở Trung Nguyên, Thục ở Tây Vực, Ngô ở Giang Đông. Đây là nơi Gia Cát Lượng đến tá túc mà Chu Du trước khi ức mà chết còn ngẩng mặt than “Trời đã sinh ra Du sao còn sinh Lượng!”; là đất Việt của Câu Tiễn với mưu “Phạt Ngô thất thuật” (của Văn Chủng), của khổ nhục kế nuôi chí giành lại giang sơn. Có từ thời Xuân Thu, nhưng đến năm 589 sau Công nguyên, TP mới mang tên Tô Châu, và trở thành một thủ đô công nghiệp, thương mại ở vùng biển phía Đông nam TQ vào thế kỷ IX, khi con kênh đào nối Bắc Kinh với Giang Nam được hoàn tất. Thi sĩ Bạch Cư Dị, khi trấn nhậm Tô Châu (làm tri phủ từ năm 825) đã mở rộng kênh đào này để phát triển du lịch. Tư duy gìn giữ di tích, mở mang xây dựng cảnh đẹp để làm du lịch, là một tư tưởng nhân văn có từ sớm của các vĩ nhân TQ vừa phục vụ nhu cầu hưởng thụ, tiêu dao ngao du sơn thuỷ, vừa giữ được vẻ đẹp lưu truyền hậu thế. phát triển huy hoàng nhất dưới thời của triều đại Minh, Thanh, với hệ thống ngự viên xây dựng khắp nơi, nhưng TP bị tàn phá từ thế kỷ 13, 14 khi quân Nguyên Mông tràn sang, rồi sau này là quân nổi loạn Thái Bình Thiên Quốc (1860), Nhật (1937). Khác với VN, để các di tích, thắng cảnh tàn lụi luôn rồi mất hẳn vì không phục dựng kịp thời chỉ lo cơm áo; ở TQ, chính quyền vua quan, các đại gia phục hồi ngay lại công trình tất cả bằng tâm huyết, sự khéo léo, công phu, chịu chơi và tình yêu với xứ sở mình, làm đẹp nó để thế giới phải tôn vinh nó.

* Venise của phương Đông


Khó và lệch khi so sánh, nhưng không thể không so sánh những nhà vườn nổi tiếng của Huế mà tôi đến, với một nhà vườn bất kỳ ở Tô Châu, (chứ chưa nói đến các vườn lớn, tiếng tăm). Nhà vườn ở Huế, thường bị lệch: được vườn thì nhà xấu, không hoà hợp, được nhà ruộng đẹp thì vườn cằn, đơn điệu, không tôn được nhau lên. Ở TQ, đâu đâu cũng nhiều hoa lá, màu xanh, những khu vườn. Ngạn ngữ Trung Hoa có câu: “Không có nơi nào dưới vòm trời này đẹp bằng các khu vườn ở hạ lưu sông Trường Giang, thế mà vườn ở Tô Châu lại đẹp hơn tất cả”. Bắc Kinh cũng có nhiều nhà vườn và những khu vườn lớn, nổi tiếng nhất là Di Hoà viên và vườn của Hoà Thân (vị quan dưới thời vua Càn Long, mưu mô, tham nhũng, mua quan bán tước). Khác với vườn thượng uyển ở Bắc Kinh, vườn Tô Châu mang dấu ấn cá nhân của các quan chức, thư lại về hưu, các học giả... Những vùng chuyển tới TP này để hưởng thụ những năm tháng đẹp nhất đời mình, gắn với thiên nhiên, quên ồn ã mệt nhọc đời thường. Với ý tưởng đó, vườn đều tách biệt với thế giới bên ngoài bằng những bức tường trắng. Trong sự yên tĩnh lạ thường, khu vườn thường có đủ đồi, hồ nước, đình tạ, tháp, đá, hoa, cây cảnh và dãy hành lang tạo thành tổng thế kiến trúc. Mỗi khu vườn đều có vẻ độc đáo, kiến trúc trong nhà với đặc điểm riêng, như một thiên đường nhỏ.

Đến Tô Châu mùa xuân, bạn bị ngợp bởi cảnh sắc rực rỡ, sinh khí trỗi dậy mùa sinh sôi, nhưng khi thu về, Tô Châu lai đẹp như một nàng kiêu sa khuê các mà si tình. Lá phong vàng đi, tiết thu dịu mát, những quả lựu đỏ rực, đỏ như không thể đỏ thêm được nữa ở Sư tử viên mới hôm nào đầu hạ “đầu đường lửa lựu lập loè đâm bông”. Nếu sông Seine chảy trong lòng Paris với hàng ngàn cầu đá cổ, thì Tô Châu cũng có hàng ngàn cầu bắc qua kênh đào. Hãy lên thuyền du ngoạn trên kênh, cầu đủ cao để thuyền chui qua rồi miên man trong khi khách mê mải ngắm muôn vàn cảnh đẹp, người xinh hai bên bờ đô thị cổ, cảnh này đã xuất hiện trong phim Tuý Quyền vô địch phát trên VTV3 tháng 10, 11 vừa qua. TQ có nhiều kênh đào như thế, nhưng dường như Tô Châu đẹp nhất vì nhiều lẽ.

*TP vườn

Tô Châu dẫn đầu TQ về số lượng và chất lượng nghệ thuật của các vườn cổ, trên 200 vườn từ TK 4 đến TK 18, 1/3 số đó được bảo tồn nguyên vẹn đến nay, trong đó 9 khu vườn được UNESCO công nhận là di sản; chỉ khu phố cổ Tô Châu đã có 6 thắng cảnh xếp hạng di sản nhân loại. Phố Tô Châu xanh bóng cây, long lanh muôn hoa trong vườn trên hè phố, khắp phố chính là panô hình ảnh các nhà vườn được xếp hạng di sản thế giới, khu vườn ấy là nơi phản ánh tâm hồn, trí tưởng tượng, tình yêu thiên nhiên, kết hợp với văn học, triết học và nghệ thuật.


Ngay ở trung tâm phát triển, Tô Châu cũng không có nhà cao quá 5 tầng. Không khí cổ xưa, huyền thoại đưa du khách vào chốn phiêu bồng, tinh khiết, với những ngôi nhà tường trắng mái đen độc đáo mà nho nhã như tranh thuỷ mạc, bồng bềnh trên sông - kênh như bàn cờ uyển chuyển. Long não là cây đặc trưng của TP này. Xưa, nhà nào sinh con gái thì trồng cây long não trước nhà, nhìn cây thấp cao là biết nhà đó có con gái nhỏ hay lớn. Bạn không chỉ được chiêm ngưỡng nghệ thuật xây dựng nhà vườn - hiển thị là tác phẩm vườn bất tử - mà đi trong Tô Châu, là được sống lại, sống cùng người xưa, nhìn thấy tiếng đàn, giọng bình thơ, những dấu giày in trên lối đá quanh co của các khu vườn kỳ hoa, dị thảo hay những mê cung bằng đá ảo diệu, cảnh vịnh nguyệt đề thơ được những mái thuỷ tạ cong cong thấp thấp thoáng bóng mỹ nữ bên hàng thuỳ liễu.

Tô Châu có 2 trong 4 khu vườn nổi tiếng nhất TQ: Sư tử viên Lưu viên (vườn của nhà họ Lưu). Nhịp sống TP vốn thanh thản, nhẹ nhàng, vào đến hai khu vườn này, lại như được đến một thế giới khác: cổ xưa. Nhà cửa, bàn ghế cổng lầu gác soi hồ cá vàng. Ở Sư tử viên, có trận đồ bát quát của Khổng Minh mà chủ nhân xưa sắp xếp những tảng đá tạo thành, khách vào bị lạc. Vua Càn Long từng lạc lối ở đây.

* Kinh đô tơ lụa

Ở Tô Châu, vẫn còn nhà máy dệt lụa cổ truyền. Lụa Tô Châu là thương hiệu tầm thế giới, như vườn nơi đây, nổi tiếng từ nghìn xưa. Sản phẩm thủ công vẫn bán cho khách bốn phương, bên cạnh tơ lụa xuất khẩu cao cấp dệt bằng công nghiệp. Như thấp thoáng bóng Tây Thi, một trong tứ đại mỹ nhân TQ thời cổ, quê huyện Vô Tích (cách Tô Châu 40 km), cũng là vùng ươm tơ dệt lụa bên dòng Hoãn Sa. Mặc lụa Tô Châu, vừa sang lại đẹp yêu kiều, thứ lụa chỉ nghe, đã mềm lòng, say mê, chưa nói đến nhìn, chạm tới.

* TP thi nhân

Có nhiều danh nhân đã sinh trưởng hoặc từng sống ở đây, như: Hạp Lư - vua ngô, người đã hạ lệnh cho hai cận thần Ngũ Tử Tư và Tôn Võ xây dựng Tô Châu thành “Cái nôi văn hoá thời Ngô”; Ngôn Yên, một trong mười học trò lớn của Khổng Tử; hai anh em Tôn Quyền, Tôn Sách; nhà thư pháp Trương Húc, nhiều họa sĩ (tranh thuỷ mạc), văn nhân...


Ở đây, còn  có chùa tháp cổ đa giác, do Tôn Quyền xây tặng mẹ và chùa Hàn San - một điểm đến không thể thiếu của các tour du lịch. Chùa cổ này nổi tiếng không chỉ vì tình bạn của hai thiền sư trụ trì Hàn San-Thập Đắc, mà còn vì bài Đường thi “phong kiều dạ bạc” viết trong một đêm trăng ở chùa Hàn San đã lưu dấu Cô Tô (một tên khác của Tô Châu) muôn đời của Trương Kế: “Trăng tà tiếng quạ kêu sương/ Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ/ Thuyền ai đậu bến Cô Tô/ Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San” (nhiều người tưởng là Tản Đà dịch, nhưng thực ra là do Nguyễn Hàm Ninh (1808 - 1867), bạn thân của Cao Bá Quát dịch). Du khách thường bỏ ra vài tệ để được lên lầu cổ gióng lên hồi chuông thuỷ trong đêm khuya tĩnh mịch. Thực ra, chùa không nằm trong danh sách di sản thế giới và không đẹp lắm, nhưng lâu đời. Chùa Hàn San được xây dựng từ đầu thế kỷ VI với tên ban đầu là Diệu Lợi tự, về sau được gọi là Phong Kiều tự, do có sư trụ trì là Hàn San nên đổi thành Hàn San tự.

Tô Châu nổi tiếng còn vì Bạch Cư Dị, một trong những thi hào lớn nhất thời Đường, đã để lại dấu ấn sâu đậm khi góp phần ở TP này, với hai công trình: Tô đê, Bạch đê cho nông nghiệp và vì quá yêu viết nhiều thi phẩm ngợi ca TP. Để rồi cho đến nay, sau hơn 1000 năm, những bài thơ của Bạch Cư Dị vẫn bất hủ cùng những áng thơ tuyệt tác của Tô Đông pha.

Mùa xuân đến, khi “cỏ non xanh rợn chân trời tôi lại mơ vườn Thúy tình yêu như Kiều “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” tìm Kim Trọng.

“Đạp thanh” - bước lên cỏ xanh mơn mởn, cây lá bầu trời xanh biếc, thì càng yêu đời, khát sống. Ngô đồng đang vươn lộc non khắp Tô Châu, và tất cả thanh xuân trở lại, thanh xuân lần nữa khi đạp thanh trên xứ sở thiên đàng.

V.T.L
(197/07-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Trên hành trình vòng quanh nước Mỹ và ghi lại những bức ảnh cho cuốn sách mang tên “American Farmer” (tạm dịch: Nông dân Mỹ) của mình, Paul Mobley đã rất sốc khi biết rằng trong số những người làm việc trên các cánh đồng mà anh từng đi qua, có rất nhiều người đã trên 100 tuổi. 

  • Mark Taimanov là trường hợp hiếm hoi trên thế giới khi cùng đạt tới đỉnh cao ở hai lĩnh vực là cờ vua và nhạc cổ điển.

  • TUỆ ĐAN    

    “Ngôn ngữ bị bão hòa và trở nên có sức sống thông qua thời gian”
                            (Jorge Luis Borges)

  • JEAN-PAUL SARTRE (Nhật Vương dịch)

    Jean-Paul Sartre (1905 - 1980), nhà văn Pháp, là một trong số những gương mặt tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh, thường được vinh danh là một trong số các triết gia hàng đầu của nền triết học Pháp thế kỷ XX.

  • TUỆ ĐAN

    Nguồn mạch của tác phẩm tuôn ra từ sự cô đơn của nó, từ đó nó bắt đầu và tìm kiếm một tác lực cho sự khởi đầu ấy.
                    (Maurice Blanchot)

  • YẾN THANH

    Thực thể Việt là một cấu trúc văn hóa động, trong đó nhiều yếu tố bản sắc chỉ được hình thành thông qua giao lưu với quốc tế, hấp thụ từ tinh hoa văn hóa nhân loại để biến “cái bên ngoài” trở thành “cái bên trong”.

  • LE VIEUX SIMON
                  Hồi ký

    Trong thời gian bị lưu đày ở đảo Réunion (1916 - 1945) hoàng tử Vĩnh San (tức cựu hoàng Duy Tân) đã có nhiều hoạt động văn hóa và chính trị.

  • PHẠM TẤN XUÂN CAO

    Chiều ngày 13/10/2016, Hội đồng Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã chính thức công bố giải Nobel Văn chương thuộc về nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ người Mỹ Bob Dylan với thông cáo giải thưởng được trao vì những phát kiến của ông trong việc tìm kiếm những cách diễn đạt thi pháp mới lạ cho truyền thống âm nhạc Mỹ.

  • Hòn đảo Cuba bé nhỏ và nghèo nàn hiện là một trong những nơi sản xuất ra các vũ công trẻ xuất sắc nhất thế giới. Nhà hát Ballet Hoàng Gia và Ballet Quốc gia Anh, San Francisco Ballet và New York City ballet đều có những diễn viên múa chính người Cuba. Làm thế nào một quốc gia nghèo nàn bị cô lập với 11 triệu dân có thể làm được điều đó?

  • Chúng ta đều biết rằng các nhân vật nổi tiếng thế giới như Albert Einstein, Benjamin Franklin, Natalie Portman, Ellen DeGeneres, Gandhi, Paul McCartney, Charles Darwin và Betty White cùng chia sẻ một điểm chung với nhau - đó chính là họ đều là những người có chế độ ăn dựa trên thực vật. Và có bao giờ bạn có hỏi lý do vì sao không?

  • Sau nhiều thế kỷ, các bức tường từng bảo vệ các Hoàng đế Trung Quốc trong Tử Cấm Thành đã bắt đầu suy yếu, gạch bị long ra và bề mặt đã có nhiều vết nứt.

  • TAMARA MOTYLEVA

    Nhờ Tạp chí Văn học Obozreniye đăng tải "Những tư tưởng không hợp thời" của Maxim Gorky, chúng ta đã có thể hiểu nội dung sự khác biệt giữa ông với Lênin và những người Bônsêvích trước và sau cách mạng tháng 10.

  • Cách đây 75 năm, ngày 7/11/1941, nhân kỷ niệm 24 năm Cách mạng Tháng Mười, nước Nga đã tổ chức một buổi diễu binh, bất chấp những khó khăn, phức tạp của thời chiến khi quân phátxít Ðức đang ở cửa ngõ Moskva.

  • TUỆ ĐAN

    Thân xác hiện hữu để rồi đem lại sức nặng và hình dạng cho sự tồn tại của chúng ta.
                            O. P.

  • Judith Lorber, sinh năm 1931, là giáo sư hưu giảng các môn Xã hội học và Phụ nữ học tại Trung tâm Tốt nghiệp thuộc Đại học Thành phố New York và Học viện Brooklyn. Bà là nhà lí thuyết nền tảng của kiến thiết xã hội về giới tính và đóng một vai trò then chốt trong việc tạo dựng và chuyển hóa ngành giới tính học.

  • PHẠM HỮU THU

    Trong gần một tháng được ở “xứ sở chuột túi”, tôi có dịp đi đó đi đây và tiếp xúc với nhiều người, chủ yếu là kiều bào ta ở vùng Cabramatta - nơi được mệnh danh là thủ phủ của người Việt ở Australia.

  • NGUYỄN THỊ TUYẾT

    Từ những chuyến tàu cưỡng bức xuyên Đại Tây Dương, người da đen đặt chân lên đất Mỹ với một nhân vị mới: người nô lệ. Toni Morrison ý thức sâu sắc về những cướp đoạt ấy, toàn bộ tác phẩm của bà không chỉ là lịch sử của người da đen (hơn ba thế kỷ) với tất cả những vấn đề khởi đi từ hệ lụy của màu da, mà quan trọng hơn, là nỗ lực mở ra một phả hệ mới, phả hệ của lòng nhân; và trên nền tảng bảo bối là bản sắc văn hóa, lịch sử tổ tiên, mỗi cá nhân phải giải thoát nhân vị nô lệ trong chính bản thân mình.

  • Ngày 17 tháng Chín vừa qua, tại Trung Tâm Nghệ thuật và Nghiên cứu Bétonsalon, thuộc trường đại học Paris VII-Didérot, thuộc quận XIII, Paris đã tổ chức triển lãm và hội thảo bàn tròn về các nghệ sỹ đương đại viễn xứ với chủ đề “Anywhere But Here”, trong đó có vua Hàm Nghi của Việt Nam.

  • Nữ văn sĩ nổi tiếng Chilê, Isabel Allende (Isabên Agiênđê) trả lời phóng viên tạp chí Cuba International (1987) trong chuyến đi thăm Cuba của bà.

  • BỬU Ý

    Nhìn học sinh ở Pháp, ta có cảm tưởng họ chơi và nghỉ nhiều hơn học.