Tình mẫu tử trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ

15:15 16/04/2008
Lâm Thị Mỹ Dạ là một nhà thơ trưởng thành trong phong trào chống Mỹ. Nhắc đến thơ chị, người ta thường nhớ đến những bài thơ mang đậm âm hưởng sử thi như Khoảng trời, hố bom, hoặc dịu dàng, nữ tính nhưng không kém phần thẳng thắn như Anh đừng khen em, hoặc nồng cháy yêu đương như Không đề…

Trên hành trình thi ca của mình, chị đã không dừng lại ở những bài thơ làm rạng danh một thời ấy. Con người thơ của chị luôn khát khao dâng hiến, tìm tòi và mang đến cho thơ những nguồn cảm xúc mới mẻ, ngọt ngào và sâu lắng. Trái tim đa sầu, đa cảm của một người phụ nữ, một người mẹ đã rung lên những nhịp đập bồi hồi để rồi cất lên trong thơ chị những giai điệu mới làm xúc động lòng người - giai điệu của tình mẫu tử. Khảo sát 194 bài thơ trong 6 tập thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng tôi thấy có 21 bài thơ viết về đề tài này, chiếm tỉ lệ 10,82%. Phần lớn các bài thơ này đã được chị tập hợp lại trong tập thơ Mẹ và con, in chung cùng con gái Hoàng Dạ Thi, một số bài còn lại được in rải rác trong các tập thơ Đề tặng một giấc mơ, Hồn đầy hoa cúc dại… Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng  của con người, thứ tình cảm máu mủ, ruột rà, sâu nặng ấy thật  không dễ diễn đạt bằng lời, ấy thế mà Lâm Thị Mỹ Dạ đã thật khéo léo chuyển tải những tình cảm thiêng liêng ấy vào trong những vần thơ của mình. Chị đã làm tròn bổn phận của một cái tôi trữ tình biện chứng, đúng với quy luật cuộc đời -  cái tôi trữ tình ấy khi đóng vai là một người mẹ, khi lại đóng vai là một người con. Chính vì thế, tình mẫu tử trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ là thứ tình cảm toàn diện, trọn vẹn, chân thành, thắm thiết, là món quà vô giá mà chị đã mang tặng cho người mẹ kính yêu và những đứa con thơ yêu dấu của mình. Những ai đã, đang và sẽ làm vợ, làm mẹ sẽ không khỏi bùi ngùi, xúc động trước những vần thơ chân thành, tha thiết của chị. Những vần thơ được vọng lên từ cõi lòng của một người mẹ hiền, một người con thảo,cõi lòng của một con người luôn trân trọng đề cao tình mẫu tử hơn bất cứ thứ tình cảm nào trong cuộc đời mình.
Những vần thơ chị viết về mẹ thật cảm động biết nhường nào. Cuộc đời cay đắng khổ cực của mẹ đã được chị ngậm ngùi kể lại: Người xưa nào có phụ tình/ Mà sao mẹ chịu một mình khổ đau/ Thác ghềnh nước cả, sông sâu/ Chống chèo mình mẹ đương đầu bão giông/ Buồn lo mẹ giấu bên lòng/ Nuôi em trong dạ, mẹ mong từng ngày/ Nỗi mình biết ngỏ ai hay/ Bao đêm nước mắt vơi đầy, mẹ ơi/ Khi em cất tiếng chào đời/ Trái tim mẹ tưởng héo rồi lại tươi” (Trái tim sinh nở). Đó là những vần thơ được viết ra từ bao trăn trở, day dứt, từ những vết thương lòng trong cuộc đời mình để lại. Tình thương mẹ vì thế như được nhân lên gấp bội phần. Lời thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ lúc này là tiếng lòng đồng cảm với nỗi khổ đau của người mẹ. Những câu hỏi tu từ cất lên làm nhức nhối tâm can mọi người, hơn ai hết, chị đã hiểu được những khổ đau của đời mẹ ngay cả khi chị chưa được sinh ra trong cuộc đời này.
Dẫu cuộc đời có nhiều cơ cực, khổ đau, nhưng nhà thơ đã hiểu được tình thương yêu của mẹ dành cho mình như biển rộng, sông dài không làm sao đong nổi: Mẹ yêu con cho dòng sông biết hát/ Cho những ngôi sao biết soi mặt đất cười/ Một tiếng gà sang canh mẹ lo con thức giấc/ Một buổi xa nhà mẹ nhớ con không nguôi…” (Nghĩ về mẹ). Tình cảm của mẹ dành cho con bao la đến vô cùng, vô tận, đã truyền sang cả đất trời, dòng sông, hoà cùng nhịp đập với trời đất mênh mông. Mẹ yêu con không phải chỉ lo cho con miếng cơm manh áo mà lớn hơn thế nữa mẹ đã cho con cả một tâm hồn, một tâm hồn biết lắng nghe những nhịp đập, hơi thở của đất, những vang động của đời, một tâm hồn biết lắng nghe tiếng hát của dòng sông, biết nhìn thấu nụ cười của những ngôi sao trên bầu trời xa tít tắp. Đó là thứ tài sản vô giá mà không phải bất cứ người nào cũng may mắn có được. Và không phải ai cũng dễ dàng nhận ra công lao của những người mẹ ở phía khuất lấp sâu kín và khó nhìn thấy ấy. Điều đó đã chứng tỏ sự tinh tế, nhạy cảm, sâu sắc của hồn thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Chính vì thế, chị đã có một ước mơ thật đẹp để đền đáp công lao của mẹ: Nếu lòng con là một khoảng trời xanh/ Thì ngôi sao sáng nhất là tình yêu của mẹ/ Ngôi sao sáng giữa đêm dài lặng lẽ/ Như nỗi nhớ thương mẹ gửi về con” (Nghĩ về mẹ). Người mẹ hiền luôn như vì sao sáng lung linh soi sáng suốt cuộc đời người con yêu dấu, ngôi sao biết cất lên những nụ cười làm ấm cả lòng người.
Thơ viết tặng mẹ của Lâm Thị Mỹ Dạ không chỉ dừng lại ở những tình cảm chân thành, thắm thiết, không chỉ dừng lại ở những niềm tâm sự rất đỗi riêng tư của mình, hơn thế nữa, đó còn là những vần thơ rất giàu chất triết lý, triết lý về con người, về cuộc đời được chị phát hiện ra trong những sự vật, hành động rất quen thuộc, gần gũi với mỗi người: Mẹ ngồi đãi thóc ban trưa/ Gió se se sóng bóng dừa nghiêng in/ Thóc vàng nước gợn thêm xinh/ Hạt chắc hạt lép mới nhìn giống nhau/ Cũng màu tơ khác gì đâu/ Mà sao mẹ đãi rất lâu, đãi hoài… Bao nhiêu hạt lép trôi đi/ Hạt chắc đậu lại nói gì mẹ ơi/ Ngày mai ra với cuộc đời/ Tay mẹ đãi  thóc phải lời dặn con?” (Đãi thóc). Công lênh của cuộc đời mẹ được nhà thơ ví như một cuộc đãi thóc, mẹ đã mang lại cho đời những hạt chắc để ươm mầm cho mai sau, để vườn đời luôn có những hoa thơm quả ngọt.
Lâm Thị Mỹ Dạ không những thấu hiểu nỗi lòng của mẹ mà còn thấu hiểu nỗi lòng của những đứa con thơ. Chị như nhịp cầu nối đôi bờ của một dòng sông, dòng sông của tình mẫu tử, để chia sẻ với mẹ, với ngoại những buồn vui của đời, làm dẫy lên những khát vọng trong lòng con, lòng cháu: Chuyện đời bà, bà kể cháu nghe/ Cháu nghe bà má đầy nước mắt/ Có con đường nào đi ngược chiều trái đất/ Đưa cháu đi tìm thời tuổi trẻ của bà?” (Thời tuổi trẻ bà đâu). Hướng con người tới những khát vọng cao đẹp, đó chính là giá trị nhân văn cao cả trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, đặc biệt là những bài thơ viết về tình mẫu tử.
Khi đã được làm vợ, làm mẹ, hạnh phúc vỡ oà, trào dâng trong lòng người phụ nữ dịu dàng, nhân ái kia. Tình thương con như một nốt nhạc êm đềm ngân nga trong những bản tình ca của chị. Trắng trong là một bài thơ hay đã được phổ nhạc mà mỗi lần cất tiếng hát đều làm cho lòng người rưng rưng. Ở đó không chỉ có niềm yêu thương, hạnh phúc, tự hào mà còn có cả những lời dặn dò, nhắc nhở, những khát vọng làm người được gửi gắm trong cả những lời ru: Đôi làn môi con/ Ngậm đầu vú mẹ/ Như cây lúa nhỏ/ Nghiêng về phù sa/ Như hương hoa thơm/ Nghiêng về ngọn gió… Sữa mẹ trắng trong/ Con ơi hãy uống/ Rồi mai khôn lớn/ Con ơi hãy nghĩ/
Những điều trắng trong”. 
Tình cảm của mẹ dành cho con vô cùng lớn lao không thể nào tả xiết, Lâm Thị Mỹ Dạ thường mượn những hình tượng của thiên nhiên, đất trời, vũ trụ để nói thay nỗi lòng của mình: Con như sóng thích đổi thay/ Mẹ như bờ cát tràn đầy lặng im/ Mẹ như bờ cát con tìm/ Dạt dào lòng mẹ triệu nghìn sóng con… Không bờ biển sẽ ra sao/ Trăm con sóng biết nơi nào tìm vô/ Giang tay bờ mẹ đón chờ/ Yên lòng sóng cứ mộng mơ với đời/ Sóng vui nghiêng đổ ánh trời/ Oà vào bờ mẹ ngời ngời tin yêu” (Nghĩ về con như biển). Một sự so sánh thật độc đáo và thú vị. Biển và bờ vốn là những ẩn dụ quen thuộc trong thơ ca để ví như anh và em, như tình yêu của đôi ta, thì nay Lâm Thị Mỹ Dạ đã mượn nó để diễn tả tình yêu thương của mẹ dành cho con. Câu thơ kết thúc bài thơ mới ấm áp, hạnh phúc làm sao, mẹ sẽ luôn là điểm tựa vững chắc cho con để con được yên tâm vững bước vào đời với bao niềm tin yêu, hi vọng đang chờ con ở phía trước.
 Dường như như thế vẫn còn chưa đủ, chưa đầy, Lâm Thị Mỹ Dạ còn đặt ra bao giả thiết khác, vẫn là những hình ảnh của thiên nhiên, đất trời để ví với tình con và mẹ: Nếu mẹ bỗng tan thành ánh trăng/ Thì con ơi con hãy là đồng lúa… Nếu mẹ bỗng biến thành đồng cỏ/ Thì con ơi, con hãy là chú bê conNếu mẹ bỗng chảy thành dòng sông/ Thì con ơi, con hãy là ánh sáng… Nếu mẹ bỗng hoá thành cánh buồm/ Thì con ơi, con hãy là ngọn gió… (Nếu mẹ là). Nào là ánh trăng - đồng lúa, nào là đồng cỏ - bê con, nào là dòng sông - ánh sáng, nào là cánh buồm - ngọn gió, những cặp hình ảnh so sánh ấy là thứ ngôn ngữ vô tận vô cùng để khẳng định rằng không gì có thể chia cắt nổi tình cảm của mẹ dành cho con. Cho dù có những lúc mẹ không được ở bên con, nhưng mẹ vẫn luôn dõi theo con, soi chiếu cho bóng hình con được toả sáng trên bước đường đời mà con đang đi tới, vẫy gọi con đến với những chân trời bình yên, mơ mộng, rạng ngời.
Sinh con ra trong đời, mẹ không chỉ hạnh phúc vì có con, vì  được làm mẹ, làm thiên chức của một người phụ nữ mà xúc động hơn con đã truyền cho mẹ lòng nhân ái, tình yêu thương, bao dung với  cuộc đời: Những lời vô nghĩa của con/ Dạy cho mẹ nghĩa yêu thương cuộc đời” (Khi con nói chuyện).
Những ngày con còn bé thơ, lời ru của mẹ đã mang chứa cả bao tình thương yêu tha thiết, bao nỗi niềm đắm say, xúc động khó nói nên lời: Ngọt ngào mẹ hát ru con/ Như gió ru mảnh trăng non giữa trời/ Ngọt ngào là ngọt ngào ơi/ Như cây ru quả trong lời của chim” ( Ngọt ngào).
Tình thương yêu luôn đi liền với nỗi nhớ nhung khi phải xa con. Nỗi nhớ cứ ùa về, khắc khoải, thao thức khiến mẹ không yên lòng. Chẳng mấy khi được gặp gỡ, say sưa chuyện trò cùng bạn gái, tưởng như quên hết cả đất trời. Ấy thế mà rồi chị vẫn không quên sẻ chia nỗi nhớ con cùng những người bạn gái. Có điều, khi nỗi nhớ được sẻ chia nó đã bớt phần khắc khoải, trở nên  ngọt ngào, sâu lắng và dịu dàng hơn: Đêm nay thức cùng bạn gái/ Chia cùng tôi nỗi nhớ con/ Lòng tôi trải ra với bạn/ Mát lành như trái bầu non” (Với bạn gái).
Ngay cả khi con đã lớn khôn, phải xa con lòng mẹ cũng như rớm máu. Mỗi phút giây mẹ luôn nghĩ về con. Trong mắt mẹ con vẫn mãi là đứa trẻ thơ đáng được mẹ nâng niu, vỗ về, che chở: Bây giờ con đang ở rất xa/ Muốn cầm tay con không được/ Muốn vuốt tóc con không được/ Mẹ làm sao bây giờ… Chao! Con gái của tôi/ Đời - còn bao niềm vui/ Còn bao cạm bẫy/ Sao con cười hồn nhiên đến vậy/ Lim ơi!” (Gửi Bê Lim). Nụ cười hồn nhiên của con như mang cả bao nỗi khát thèm của mẹ. Làm sao trong cuộc đời nhiều cạm bẫy này mẹ có thể cất lên được một nụ cười hồn nhiên trong trẻo như thế. Nụ cười ấy sẽ theo mẹ suốt cuộc đời để xoá tan những buồn đau, muộn phiền trong lòng mẹ. Thế mới biết trái tim người phụ nữ phương Đông thương con đến mức nào, mọi nỗi buồn vui của cuộc đời mẹ đều gắn với bóng hình của những người con. Có con, niềm vui sẽ được nhân lên gấp bội, nỗi buồn sẽ vợi đi muôn phần.
 Mong muốn được sẻ chia với con như những người bạn được hiện rõ trong những vần thơ của chị: Khi con lớn lời yêu chớm nụ/ Mẹ nhớ mẹ xưa mắt sáng tóc thềSóng bạc đầu - mẹ bây giờ con hỡi/ Da diết vô cùng muốn trở lại mẹ ngày xưa” (Mẹ ngày xưa). Thi sỹ đã tìm thấy bóng dáng thời xưa trẻ của mình trong dáng hình của người con gái hiện tại. Một chút tiếc nuối, một chút nhớ mong, một chút khao khát muốn được trở về với thời xưa cũ. Thật giản dị và chân thành dù biết ước mơ ấy không bao giờ trở thành hiện thực. Nhưng những lời tâm sự của chị với con gái càng làm cho người đọc hiểu rõ hơn nhu cầu được sẻ chia, nhu cầu được xem con như những người bạn để cởi mở lòng mình, cho con nhìn thấy tâm hồn trẻ trung ẩn sau những nhọc nhằn, lo toan của đời mẹ. Đó là khao khát, mong muốn của một con người đã từng tự thú:
Ta thành trái mà hồn còn như lá.
Có những lúc Lâm Thị Mỹ Dạ đã xem con mình như một người bạn tri âm, tri kỷ, chị đã tâm sự với con mà cũng như đang độc thoại với mình để rút ra những chân lí của cuộc đời, những điều nghiễm nhiên mai sau con gái mẹ lớn lên sẽ phải hiểu, sẽ phải trải qua như đời mẹ lúc này. Trong những trường hợp này, lời thơ của chị chùng xuống, có phần trầm lắng hơn. Lời tâm sự như trút cả ruột gan, nghẹn ngào, xúc động và tràn đầy ý vị cuộc đời: Trái tim mẹ yếu mềm có sẵn/ Can đảm tới đâu cũng phụ nữ thôi mà/ Mẹ như chú lạc đà nặng nhọc/ Mà ốc đảo con sao mãi còn xa” (Viết về câu trả lời của con). Mẹ có một thời con gái/ Như tơ trời quá mong manh/ Mẹ sinh con là con gái/ Hạnh phúc niềm đau một lần… Tự mình phải hiểu mình thôi/ Làm thân con gái một đời/ Buồn lo lặn vào trong mắt/ Nụ cười cứ nở trên môi” (Một  thời con gái).
Bao giờ cũng vậy, trong những bài thơ viết về tình mẫu tử, Lâm Thị Mỹ Dạ thường gửi lại cho con, căn dặn các con những điều cần phải có,  những gì cần phải làm, cần phải hướng tới để các con được nên người. Những lời dặn dò, nhắc nhở của chị thật nhẹ nhàng, êm ái nhưng nó sẽ thấm sâu vào tâm hồn của các con, sẽ theo chúng suốt cuộc đời và trở thành thứ hành trang quý giá trong gia tài của những người con gái thương yêu: Trái cấm địa đàng/ Con ơi, chỉ ngắm/ Đừng như Eva/ Vội vàng môi cắn” (Một tuổi cho con).
“Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào…”, vẳng đâu đây lời hát ấy còn vọng lại. Ta như được chứng kiến rõ hơn tình cảm trong ngần ấy của mẹ qua những vần thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ. Viết về tình mẫu tử là một đề tài quen thuộc của thi ca, nhưng một tác giả mà có đến nhiều tác phẩm viết về đề tài này như Lâm Thị Mỹ Dạ quả không nhiều. Đọng lại trong lòng người đọc khi đến với những bài thơ này là những tình cảm chân thành, quý giá mà nhân vật trữ tình đã dành cho người mẹ kính yêu của mình và cho những người con yêu dấu mình đã đứt ruột đẻ ra. Dù ở phương diện nào, là một người con hay một người mẹ, Lâm Thị Mỹ Dạ cũng làm tròn bổn phận của mình, trước hết là làm tròn bổn phận của mình trong đời rồi mới đến trong thơ.
Thơ ca mang chứa những năng lượng huyền bí siêu phàm, chính vì thế, những lời thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ càng làm xúc động lòng người. Chất trữ tình đan xen với những dòng tự sự  nhẹ nhàng, thấm thía đã đưa ta trở về với những ngày ấu thơ để cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm yêu thương  dạt dào của mẹ. Phút giây bùi ngùi xúc động làm cho mỗi người đọc lại nhớ tới người mẹ hiền yêu dấu của mình hơn. Lòng biết ơn được gợi nhắc, những vần thơ như tấm gương cho người đọc soi mình vào dòng sông cuộc sống. Năm tháng có thể cuốn trôi đi tất cả nhưng những tình cảm cao quý, thánh thiện của con người thì không được phép quên, không thể nào quên. Đất nước mình còn nghèo, người phụ nữ dù đã được giải phóng nhưng vẫn còn nhiều cơ cực. Hãy biết cảm thông và chia sẻ trước khi chỉ biết đón nhận những tình cảm yêu thương mà người mẹ đã dành cho mình. Dòng sông không bao giờ ngừng chảy cũng như tình cảm của mẹ dành cho con là vô tận vô cùng. Hãy đừng chiêm ngưỡng từ xa mà phải biết biến nó thành hành động. Đó chính là mong muốn của Lâm Thị Mỹ Dạ trong những vần thơ viết về tình mẫu tử của mình. Những tình cảm riêng tư, thầm kín của nhà thơ đã bắt gặp được tiếng đồng vọng của đời, đã tìm thấy tiếng nói tri âm trong lòng bao thế hệ người đọc. Bởi thơ Lâm Thị Mỹ Dạ luôn hướng người đọc tìm đến những giá trị nhân văn cao đẹp trong cuộc đời. Mảng thơ viết về tình mẫu tử trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã góp phần làm cho thơ chị sâu sắc hơn, nồng nàn hơn, nữ tính hơn, phong phú hơn và in đậm cá tính của mình hơn.
                                                        
Tân Kỳ, ngày 19-2-2008

PHẠM THỊ THUÝ VINH
(nguồn: TCSH số 230 - 04- 2008)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN HUYỀN SÂMGeorge Sand (1804-1876) là một gương mặt độc đáo trên văn đàn Pháp thế kỷ XIX. Cùng thời với những cây bút nổi tiếng như: A.Lamartine, V.Hugo, A.Vigny, A.Musset... nữ sĩ vẫn tạo cho mình một tầm vóc riêng không chìm khuất. George Sand bước vào thế giới nghệ thuật bằng một thái độ tự tin và một khát vọng sáng tạo mãnh liệt. Với hơn hai mươi cuốn tiểu thuyết đồ sộ, G.Sand đã trở thành một tên tuổi lừng danh ngay từ đương thời. Dĩ nhiên, bà lừng danh còn bởi nhiều mối tình bất tử, trong đó có nhà thơ Pháp nổi tiếng A.Musset và nhạc sĩ thiên tài Chopin người Ba Lan.

  • PHẠM QUANG TRUNGCó lần, dăm ba người có thiên hướng lý luận chúng tôi gặp nhau, một câu hỏi có thể nói là quan thiết được nêu ra: trong quan niệm văn chương, e ngại nhất là thiên hướng nào? Rất mừng là ý kiến khá thống nhất, tuy phải trải qua tranh biện, không đến nỗi quyết liệt, cũng không phải hoàn toàn xuôi chiều hẳn. Có lẽ thế mới hay!

  • NGUYỄN HỮU HỒNG MINH1- "Thơ trẻ- Những giá trị mới" là một "mưu mô" của nhà phê bình trẻ Nguyễn Thanh Sơn và nhóm "Văn nghệ mới" (bao gồm Nguyễn Hữu Hồng Minh, Văn Cầm Hải, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Vĩnh Tiến, Dạ Thảo Phương... và một số người khác) dự tính tập hợp, tuyển chọn 1 tuyển thơ của 10 (hay nhiều hơn) tác giả trẻ từ 30 tuổi trở xuống, xuất hiện trong vòng 3 năm cuối cùng của thế kỉ để trình làng giới thiệu chân dung thế hệ mình.

  • NGUYỄN HOÀN Trịnh Công Sơn là một hiện tượng độc đáo của âm nhạc và văn hoá Việt Nam được ái mộ không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Vì thế mà từ khi ông qua đời đến nay đã có trên chục đầu sách viết về ông, một số lượng hiếm thấy đối với các nhạc sĩ khác. Gần đây có cuốn “Trịnh Công Sơn vết chân dã tràng” của Ban Mai do Nhà xuất bản Lao Động, Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây xuất bản, Hà Nội, 2008. Với niềm ngưỡng mộ tài hoa và nhân cách nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tôi đã hăm hở tìm đọc cuốn sách mới này nhưng tiếc thay, chưa kịp trọn nỗi mừng đã phải thất vọng về những trang viết đánh giá đầy sai lệch và thiếu sót, phiến diện về Trịnh Công Sơn và chiến tranh Việt Nam.

  • HOÀNG QUỐC HẢIThơ Lý - Trần có mạch nguồn từ Đinh - Lê, nếu không muốn nói trước nữa. Rất tiếc, nguồn tư liệu còn lại cho chúng ta khảo cứu quá nghèo nàn.Nghèo nàn, nhưng cũng đủ tạm cho ta soi chiếu lại tư tưởng của tổ tiên ta từ cả ngàn năm trước.

  • NGUYỄN VĂN THUẤN          (Nhóm nghiên cứu - lý luận phê bình trẻ)Thời gian gần đây, tại Việt , các tác phẩm của nhà văn Nhật Bản H.Murakami thường xuyên được dịch và xuất bản. Là một giọng nói hấp dẫn trên văn đàn thế giới, sáng tác của ông thu hút đông đảo công chúng và dành được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình. Một trong những tiểu thuyết làm nên danh tiếng của ông là Rừng Nauy.

  • PHAN TÂMQuê hương Phan Đăng Lưu, xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, cách Kim Liên, Nam Đàn, quê hương Hồ Chí Minh khoảng 60 km.Hai nhân cách lớn của đất Nghệ An. Không hẹn mà gặp, xuất phát từ lương tri dân tộc, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đến chủ nghĩa Mac - Lê nin, thành hai chiến sĩ cộng sản Việt Nam nổi tiếng.

  • THÁI DOÃN HIỂUNhà thơ Võ Văn Trực thuộc loại tài thì vừa phải nhưng tình thì rất lớn. Chính cái chân tình đó đã giúp anh bù đắp được vào năng lực còn hạn chế và mong manh của mình, vươn lên đạt được những thành tựu mới đóng góp cho kho tàng thi ca hiện đại của dân tộc 4 bài thơ xuất sắc: “Chị, Vĩnh viễn từ nay, Thu về một nửa và Nghĩa địa làng, người ta sẽ còn đọc mãi.

  • HÀ  ÁNH MINHBài thứ nhất, Một cuộc đời "Ngậm ngải tìm trầm" của Vương Trí Nhàn, đăng trên tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam số Xuân Canh Thìn năm 2000, và bài thứ hai "Sư phụ Thanh Tịnh làm báo tết" của Ngô Vĩnh Bình, đăng trên báo Văn Nghệ, số Tết cũng năm Canh Thìn 2000. Bài đầu tiên viết dài, giọng văn trau chuốt điệu nghệ. Bài sau ngắn, mộc mạc.

  • LÊ THỊ HƯỜNGDẫu mượn hình thức của thể kí, dẫu tìm đến vần điệu của thơ, điểm nhất quán trong sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cái tôi say đắm thiên nhiên. Đằng sau những tài hoa câu chữ là một cái tôi đa cảm - quá chừng là đa cảm - luôn dành cho cỏ dại những tình cảm lớn lao.  

  • BỬU NAM1. Nếu văn xuôi hư cấu (đặc biệt là tiểu thuyết) chiếm vị trí hàng đầu trong bức tranh thể loại của văn học Mỹ - La tinh nửa sau thế kỷ XX, thì thơ ca của lục địa này ở cùng thời gian cũng phát triển phong phú và rực rỡ không kém, nó tiếp tục đà cách tân và những tìm tòi đổi mới của những nhà thơ lớn ở những năm 30 - 40.

  • NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP1. Khi chạm vào cơn lốc và những điệu rock thơ mang tên Vi Thuỳ Linh, bất chợt tôi nhớ đến câu thơ dịu dàng và sâu thẳm của Paul Eluard: Trái đất màu xanh như một quả cam. Với P. Eluard, tình yêu là một thế giới tinh khiết, rạng rỡ và ngọt ngào: Đến mức tưởng em khỏa thân trước mặt. Còn Vi Thuỳ Linh, nếu ai hỏi thế giới màu gì, tôi đồ rằng nàng Vi sẽ trả lời tắp lự: Màu yêu.

  • HÀ VĂN LƯỠNG1. Cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Xô Viết là một bản anh hùng ca bất tử của dân tộc Nga trong thế kỷ XX (1941-1945). Nó mãi mãi đi vào lịch sử vẻ vang và oanh liệt, không chỉ của đất nước Xô Viết mà còn cả với nhân loại tiến bộ yêu chuộng hòa bình trên thế giới, khẳng định bản chất tốt đẹp và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con ngưòi Xô Viết.

  • LƯƠNG THỰC THULTS: Lương Thực Thu, sinh năm 1903 tại Bắc Kinh, thời nhỏ học ở trường Thanh Hoa. Năm 1923 du học tại Mỹ. Năm 1926 về nước, lần lượt dạy học ở trường Đại học Đông Nam, Đại học Thanh Đảo, Đại học Bắc Kinh, và Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Năm 1949 sang ở Đài Loan, chủ yếu giảng dạy ở Đại học Sư phạm Đài Loan. Năm 1966 nghỉ hưu, năm 1987 ốm chết tại Đài Bắc.

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNG   (Đọc “Lý luận và văn học”, NXB Trẻ 2005 của GS.TS Lê Ngọc Trà)Ra mắt bạn đọc năm 1990, năm 1991, cuốn sách “Lý luận và văn học” của Giáo sư - Tiến sĩ Lê Ngọc Trà được trao giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. 15 năm qua, những tưởng một số vấn đề về lý luận văn học mà cuốn sách đề cập đã không còn mới, đã “lạc hậu” so với tiến trình phát triển của văn học. Nhưng không, khi đọc lại cuốn sách được nhà xuất bản Trẻ tái bản lần thứ nhất năm 2005, những vấn đề mà GS.TS Lê Ngọc Trà đề cập vẫn còn nóng hổi và giữ nguyên tính thời sự của nó.

  • TRẦN ĐÌNH SỬLí luận văn học Việt Nam thế kỉ XX đã trải qua ba lần thay đổi hệ hình tư duy. Lần thứ nhất diễn ra vào những năm 1932 đến 1945 với việc hình thành quan niệm văn học biểu hiện con người, xã hội, lấy thẩm mĩ làm nguyên tắc, chống lại quan niệm văn học thời trung đại lấy tải đạo, giáo huấn, học thuật làm chính tông, mở ra một thời đại mới trong văn học dân tộc.

  • HỒ THẾ HÀĐà Linh - Cây bút truyện ngắn quen thuộc của bạn đọc cả nước, đặc biệt, của Đà Nẵng với các tác phẩm Giấc mơ của dòng sông (1998), Nàng Kim Chi sáu ngón (1992),Truyện của Người (1992) và gần đây nhất là Vĩnh biệt cây Vông Đồng (1997). Bên cạnh ấy, Đà Linh còn viết biên khảo văn hoá, địa chí và biên dịch.

  • NGÔ MINHBữa nay, người làm thơ đông không nhớ hết. Cả nước ta mỗi năm có tới gần ngàn tập thơ được xuất bản. Mỗi ngày trên hàng trăm tờ báo Trung ương, địa phương đều có in thơ. Nhưng, tôi đọc thấy đa phần thơ ta cứ na ná giống nhau, vần vè dễ dãi, rậm lời mà thiếu ý.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ     Ba công trình dày dặn nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh của cùng một tác giả, cùng được xuất bản trong năm 2005 kể cũng đáng gọi là "hiện tượng" trong ngành xuất bản. Ba công trình đó là "Hồ Chí Minh - danh nhân văn hóa" (NXB Văn hóa Thông tin, 315 trang), "Hồ Chí Minh - một nhân cách lớn" (NXB Văn hóa thông tin, 510 trang) và "Đạo Khổng trong văn Bác Hồ" (NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 375 trang).

  • PHAN CÔNG TUYÊNLTS: Cuộc thi tìm hiểu “60 năm Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do Ban Tư tưởng - Văn hoá trung ương, website Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát động trong cả nước. Tại Thừa Thiên Huế, cuộc thi được phát động từ ngày 7/5/2005 đến ngày 10/7/2005; Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 160.840 bài dự thi của rất nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều thành phần trong xã hội tham gia. Điều này chứng tỏ cuộc thi mang nhiều sức hấp dẫn. Sông Hương xin trích đăng báo cáo tổng kết cuộc thi của đồng chí Phan Công Tuyên, UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi tại Thừa Thiên Huế.