Từng viếng thăm nhiều ngôi chùa nhưng khi đến Đông Thiền, tôi thật sự thích không gian xanh mát tĩnh lặng nơi đây, cảm giác như được sống trong một thế giới khác.
Kiến trúc chùa Đông Thiền hiện nay được trùng tu năm 1987 và vẫn giữ được vẻ đẹp ban đầu của chùa từ thế kỷ 18.
Tôi từng đến Huế lang thang một mình dọc Hoàng Thành, ngồi quán vỉa hè nhâm nhi ly chè Huế, lặng nhìn dòng sông Hương vào buổi chiều khi hoàng hôn buông xuống rồi ngồi co ro bên khung cửa khách sạn nhìn mưa rơi ngoài phố hay ngủ trong nhà dân làm một người Huế. Nhưng với tôi hình như vẫn thiếu… Tôi muốn tìm Huế trong một cảm xúc khác. Và rồi tôi may mắn tìm lại mình trong cảm giác bình yên khi bước chân lạc vào chùa Đông Thiền, ngôi chùa có lịch sử lâu đời ở 65/2 Lê Ngô Cát.
Trò chuyện với sư cô Thích nữ Diệu Đạt Trụ Trì chùa Đông Thiền tôi có thêm nhiều thông tin quý về chùa. Sư cô giải thích nhiều người vẫn hay gọi nhầm chùa Đông Thiền thành chùa Đông Thuyền vì chưa hiểu hết chữ “Thiền” trong đạo Phật.
Ngồi một mình trong không gian tĩnh lặng của chùa Đông Thiền nhìn ra ngoài trời thật thanh tịnh và bình yên.
Chùa Đông Thiền được xây dựng từ thế kỷ thứ 18 ở làng Dương Xuân, nay thuộc xã Thủy Xuân, do ngài Tế Vĩ, đệ tử của ngài Liễu Quán, lập ra. Chùa càng trở nên nổi tiếng từ thể kỷ 19 khi Công chúa Ngọc Cơ con gái Vua Gia Long xuất gia tại đây…
Sau rất nhiều biến cố của lịch sử, thời gian, và qua nhiều đời trụ trì… nhưng đến nay chùa vẫn giữ được đường nét kiến trúc cổ xưa, hiện chùa còn lưu giữ chiếc khánh đồng có từ thời ngài Tế Vĩ, tấm biển sơn son thếp vàng thời Thiệu Trị, bia bằng đá thanh thời Minh Mạng, khám, tượng thờ cổ và chiếc trống được cho là lớn nhất Huế, nổi danh qua câu truyền tụng dân gian “trống Đông Thiền, chuông Linh Mụ”.
Kiến trúc chùa hiện nay do Sư bà Thích nữ Diệu Không và Sư cô Thích nữ Diệu Đạt tổ chức trùng tu vào năm 1987. Nếu nhìn vào kiến trúc chùa Đông Thiền hiện nay bạn thật khó nhận biết được phần nào của ngôi chùa đã được trùng tu. Nhờ đó vẻ bình yên của Đông Thiền vẫn luôn cuốn hút bước chân lữ khách phương xa.
Lối vào ngôi nhà nơi sinh hoạt của các sư trong chùa ngập tràn cây xanh.
Tôi từng viếng thăm nhiều ngôi chùa nhưng khi đến Đông Thiền tôi thật sự thích không gian xanh mát tĩnh lặng nơi đây. Cảm giác như mình được sống trong một thế giới khác, thanh thản và bình yên vô cùng. Nếu ngày nào đến Huế bạn hãy lạc cảnh Đông Thiền một lần như tôi để yêu thêm những gì rất Huế.
Theo Đoàn Xuân (Ngoisao.net)
Vào lúc 20 giờ tối ngày 18/5, tại sân khấu nổi bến đò Cồn Tộc - bên Phá Tam Giang thơ mộng đã diễn ra diễn ra chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Sóng nước Tam Giang lần thứ hai.
Phong cảnhTam Giang là chủ đề phòng tranh của họa sĩ Đặng Mậu Triết do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và Ủy Ban nhân dân huyện Quảng Điền phối hợp tổ chức khai mạc vào chiều ngày 16/5 tại huyện Quảng Điền - vùng quê bên Phá Tam Giang thơ mộng.
Sáng ngày 10/5, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế và Bệnh viện Trung ương Huế đã phối hợp tổ chức Hội thảo Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Giáo sư - Viện sĩ - Bác sĩ - Anh hùng lao động Tôn Thất Tùng (10/5/1912 - 10/5/2012) diễn ra tại Bệnh viện Trung ương Huế.
SHO - Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” lần thứ 2 do UBND huyện Quảng Điền tổ chức sẽ chính thức diễn ra vào ngày 18 và 19 tháng 5 năm 2012 tại không gian thơ mộng của Phá Tam Giang, đây là hoạt động hưởng ứng năm du lịch Quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012.
Tối Rằm tháng Tư (5/5), Ban Trị sự GHPG tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ hội Hoa đăng trên sông Hương mừng lễ Phật đản Phật lịch 2556 với sự tham dự của hàng vạn tăng ni, Phật tử và người dân xứ Huế.
SHO - Sáng ngày 21/4, Bộ Thông tin & truyền Thông, Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội đồng Lý luận Phê bình VHNT Trung ương đã tổ chức Hội nghị Báo chí văn nghệ toàn quốc năm 2012, diễn ra tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
SHO - Ban quản lý dự án Quy hoạch Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô vừa tổ chức công bố trước dân quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu đô thị Chân Mây, huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sông Hương tháng 4 được mở đầu bằng một tin vui “Tượng cụ Phan Bội Châu đã được rước về bên bờ sông Hương”, vốn là một vấn đề được mong đợi nhiều năm qua mặc dù quãng đường từ di dời chỉ hơn 1km tính từ nhà cụ Phan Bội Châu xuống cầu Trường Tiền.
SHO - “Nhịp mưa trầm” là tên triển lãm của hai họa sĩ Hà Nội Hà Minh Tuấn và Nguyễn Hải Phong khai mạc vào chiều 9/4 tại tiền sách khách sạn Century, 49 Lê Lợi -Tp Huế.
Sáng ngày 8/4, tại Thế Tổ Miếu, Đại Nội - Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu nghệ thuật Biểu diễn truyền thống Quốc gia Hàn Quốc tổ chức lễ bàn giao các nhạc cụ Nhã Nhạc Việt Nam được hai bên hợp tác phục chế từ năm 2011.
Chiều ngày 29/3, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo “Vai trò của văn học nghệ thuật Huế trong dòng chảy văn hóa Huế - Nhìn lại và phát triển”, buổi họp báo diễn ra tại trụ sở Liên hiệp Hội, 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều 28/3, UBND Thành phố Huế đã tổ chức cuộc họp với các cơ quan, đơn vị trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia tổ chức các hoạt động cộng đồng tại Festival Huế 2012 để thống nhất một số nội dung liên quan….
Sáng ngày 25/3, Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế đã rước tượng chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu từ nhà lưu niệm của cụ, số 119 Phan Bội Châu về công viên 19 Lê Lợi bên sông Hương.
Sáng ngày 22/3, Nhà văn, nhà thơ Hachikai Minmi đã có buổi thuyết trình với chủ đề Văn học đương đại Nhật Bản- Nhìn từ thơ, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế; chương trình do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp tổ chức.
SHO - Sáng ngày 17/3, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên -Huế tổ chức Hội nghị - Hội thảo Mỹ thuật khu vực Bắc miền Trung lần thứ nhất tại thành phố Huế.
SHO - Tối ngày 09/3, tại hội trường Đại học Huế, Hội Nhà văn Việt Nam, Trung tâm William Joiner (Mỹ), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Đại học Huế phối hợp tổ chức Đêm thơ giao lưu Văn học Việt - Mỹ.
>Tất cả mới chỉ là bắt đầu >Cầu nối giữa hai bờ đối nghịch
>Trang thơ William Joiner Center >Trung tâm Joiner: hai mươi năm nhìn lại
SHO - Sáng ngày 9/3, tại Trung tâm Học liệu Huế, Hội Nhà văn Việt Nam, Trung tâm William Joiner (Mỹ), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức Diễn đàn văn học Việt - Mỹ: Nhìn lại và phát triển, đánh dấu sự kiện 20 năm giao lưu và hợp tác tác văn học giữa Hội Nhà văn Việt Nam với Trung tâm William Joiner (1992 - 2012).
>>Hai mươi lăm năm dấn thân: Trung tâm William Joiner ở đại học Massachusetts Boston
Chiều ngày 8/3, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế và Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
Tháng 3 là thời gian của nhiều ngày lễ kỉ niệm lớn của đất nước cũng như những sự kiện quan trọng của hoạt động văn học nước nhà. Sông Hương tháng 3 (số 277) mở các chuyên đề lớn diễn trình theo những nhịp đập của thi ca quá khứ và đương đại.
SHO - Nhân kỷ niệm 1972 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và 102 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật Huế phối hợp tổ chức mạc phòng triển lãm tranh cổ động với chủ đề “Chào mừng đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI (2012-2017)”, diễn ra vào chiều ngày 05/3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh.