TRẦN HOÀNG
(Đọc "Giai thoại Nguyễn Kinh"
Triều Nguyên sưu tầm - biên soạn. Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên 1990)
Người Việt Nam vốn dĩ thích cười, hay cười và biết cười. Sinh thời, nhà văn Nguyễn Tuân khi viết về truyện cười dân gian đã phải thốt lên những lời đầy thán phục: "Tổ tiên ta thiệt là những nghệ sỹ tạo hình cho tiếng cười Việt Nam... và có cả cái gì như là một biên chế đầy đủ thang bậc về tiếng cười"(1). Khi mừng vui, thích thú cười đã đành, chứ lúc buồn khổ, đớn đau mà cũng cười là một điều hết sức kỳ lạ.
"Cười như cậu khóa hỏng thi
Khóc như cô gái ngày đi lấy chồng".
Người Huế - Thừa Thiên bản tính dịu dàng, thâm trầm, kín đáo, tế nhị, ưa sự nhẹ nhàng, thanh lịch, ấy vậy mà trong Văn học dân gian cố đô lại xuất hiện một loại truyện cười hết sức độc đáo, thú vị - truyện "Các mệ", và giờ đây, với "Giai thoại Nguyễn Kinh" chúng ta lại được đón nhận một tiếng cười dân gian của một vùng quê, không kém phần hấp dẫn, lý thú.
Nếu như ở "Văn học dân gian Hương Phú" (Sở Văn hóa Thông tin BTT xuất bản 1988), tác giả Triều Nguyên đã tiến hành sưu tầm, khảo cứu toàn bộ di sản Văn học dân gian của một vùng đất, từ cổ tích, câu đố, đến tục ngữ, ca dao... thì ở tập "Giai thoại Nguyễn Kinh", anh chỉ giới thiệu với độc giả các câu chuyện xoay quanh một nhân vật - Ông Nguyễn Kinh, người con của một làng quê ở Hương Thủy. Cứ theo lai lịch mà xét thì nhân vật này ra đời và sống vắt qua hai thế kỷ. Bởi vậy, ông đã được chứng kiến bao sự biến động của đất nước, được sống với bao cảnh đời khốn khổ, đắng cay.
Là người thuộc lớp cùng đinh trong xã hội, nhưng ông đâu có chịu sự cam phận sống tôi đòi. Ông cựa quậy, ông vùng quẫy, ông chống trả lại các thế lực đen tối đang đè đầu, cưỡi cổ người dân quê bằng tiếng cười châm biếm thực mạnh mẽ, sâu cay? Đồng thời ông cũng lại dùng tiếng cười để mang đến niềm vui cho gia đình, bà con bè bạn, xóm thôn...
Nói đến tiếng cười trong giai thoại dân gian là nói đến một tiếng cười đầy thông minh, trí tuệ. Để có được tiếng cười ấy, Nguyễn Kinh đã chủ động tạo nên nhiều tình huống trớ trêu, quái ác để đưa các nhân vật bị cười vào tròng. Từ kẻ "đứng đầu hàng xã" kênh kiệu, quan cách, từ lão trọc phú keo kiệt, háo danh... đến kẻ dốt nát nhờ chạy chọt, luồn cúi mà có bằng này, sắc nọ..., không một loại nhân vật xấu nào thoát khỏi cái bẫy cười của ông, không bị các ngón cười của ông biến thành loại "nhân vật triển lãm" (Truyện: "Cái bị lác”, "Phú ông đổi tên", "Học khôn đọc khéo"...) Đối với loại nhân vật này, Nguyễn Kinh thường mượn chuyện người khác, hoặc ứng tác ra một chuyện mới rồi vận vào hoàn cảnh thực của nhân vật ông đang đối đầu để châm biếm, cười cợt, còn Nguyễn Kinh thì đóng vai các anh hề đang tung hoành trên sân khấu. Lại cũng có trường hợp họ Nguyễn dựa vào một công việc mà người ta buộc ông phải làm hoặc tự ông đứng ra nhận lấy để rồi dựng lên một tấn hài kịch mua vui cho thiên hạ. Truyện "Thầy lý mất phần" là một truyện tiêu biểu và đặc sắc nhất của kiểu truyện này.
Châm biếm, đả kích những kẻ có chức có quyền hống hách, ngu dốt, những bọn giàu có hợm mình..., Nguyễn Kinh cũng lại không tha những kẻ buôn thần, bán thánh. Ở đây, Nguyễn Kinh, giống như Trạng Quỳnh không chủ ý đùa cợt, báng bổ tín ngưỡng của nhân dân. Các ông chỉ đả kích những ai mắc vào vòng mê tín dị đoan, hoặc những kẻ dựa vào đức tin của nhân dân để làm điều xằng bậy... Bởi vậy, tiếng cười của Trạng Quỳnh, của Nguyễn Kinh có ý nghĩa nhân sinh rất cao. Họ đã đứng về phía văn minh, tiến bộ để không đả phá những gì thuộc về bảo thủ, trì trệ... Cười cợt, châm biếm lũ mọt dân, hại nước, Nguyễn Kinh đã làm một công việc hết sức dũng cảm. Nhìn rõ bản chất và những hành vi xấu xa, ti tiện của chúng, bằng tiếng cười và qua tiếng cười, ông lôi chúng ra trình diện với thiên hạ, không cho chúng lẫn trốn vào bất kỳ một cái vỏ mỹ miều nào. Ở đây, tiếng cười xứng đáng là "Vũ khí của người mạnh”.
Bên cạnh tiếng cười đả kích vào hạng người phi nhân bản, trong "Giai thoại Nguyễn Kinh" còn có một tiếng cười khác hết sức trẻ trung, sảng khoái và vô cùng đôn hậu. Đây là tiếng cười giành cho bè bạn, cho làng xóm, cho người thân, kẻ thích trong gia đình. Nguyễn Kinh tự cười cái quần rách của mình, cười cái tính hay lo xa của vợ và cười cả sự bủn xỉn của ông hàng xóm. Ông vui với ngôi nhà mới của bạn; ông đùa với ông thợ đóng hòm... Tất cả đều chan chứa một sự cảm thông, một lòng nhân ái, đậm đà tình làng, nghĩa xóm... Đọc các truyện "Ăn no lo xa","Sấp ngữa", "Nhiều cá quá", ta chợt nhớ tới chuyện chàng ngốc làm theo lời vợ dặn thuở xưa, nhưng cái "ngốc" của Nguyễn Kinh là cái ngốc của sự thông minh, hóm hỉnh - một cái ngốc cố ý. Tiếng cười vui vẻ, trẻ trung, khỏe khoắn bật ra chính là ở chỗ này. Lại nữa, những câu chuyện nói về tài ba, về sự khôn khéo của nhân vật Nguyễn Kinh trong việc giải quyết một số vấn đề nan giải, một số tình thế bế tắc để giành thắng lợi hoặc tránh được thất bại, cũng là những câu chuyện mang lại cho độc giả tiếng cười ý vị, lý thú. Cái kết thúc bất ngờ của câu chuyện, vừa cứu nguy cho nhân vật, vừa làm cho mọi người sung sướng, hả hê (3)…
Người ta thường nói: người biết cười là người biết sống, và cái nền tạo nên tiếng cười là lòng yêu thương con người, là niềm tin yêu cuộc sống, là sự căm ghét đến cao độ tất cả mọi cái bất công, giả dối, ngu đần... Cuộc đời và những chuyện vui buồn xoay quanh nhân vật Nguyễn Kinh chính là một minh chứng cho điều đó.
Xét cho công bằng, ở "Giai thoại Nguyễn Kinh", chưa có nhiều chuyện thực độc đáo, đặc sắc. Một số chuyện còn giản đơn về kết cấu, hoặc còn có sự vay mượn ở chuyện này chuyện khác... Dù vậy, tập sách vẫn có đầy đủ tư cách là một tập giai thoại dân gian mang bản sắc địa phương rõ rệt, từ cách dựng truyện đến các thủ pháp nghệ thuật tạo nên tiếng cười... "Giai thoại Nguyễn Kinh" một lần nữa ghi nhận cái tâm huyết của người sưu tầm đối với di sản văn hóa dân tộc, đối với quê hương, đất nước. Không có cái tâm huyết ấy thì không thể nào vượt qua bao trở ngại, khó khăn, để làm cái công việc "đãi cát tìm vàng" suốt mấy năm ròng rã và mang lại cho độc giả trong huyện, ngoài tỉnh một tập truyện dân gian có bản sắc. Với tập sách của anh Triều Nguyên, từ đây Nguyễn Kinh đường hoàng bước vào hàng ngũ các nhân vật của giai thoại dân gian, như Trạng Quỳnh, Xiển Bột, Ba Phi...
Xuân Tân Mùi
T.H.
(TCSH44/01-1991)
-------------------
(1) Dẫn theo "Truyện cười dân gian VN". NXB Văn Học, Hà Nội, 1964.
(2) "Huế - Những giai thoại" (Tôn Thất Bình sưu tầm- biên soạn. Sở Văn hóa thông tin BTT XB 1987)
(3) Xem các truyện: Làng động, Nhờ thầy một chút, Bài chỉ cộ.
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Chưa có ai thống kê và so sánh, nhưng hẳn là trong công cuộc kháng chiến giữ nước của dân tộc ta, không có đề tài nào được sách báo nói đến nhiều như cuộc chiến đấu trên đường Hồ Chí Minh.
YẾN THANH
Có nhiều thứ
Không thể chùi được bằng nước mắt
Như ánh sáng kia trên bầu trời hoàng hôn và bình minh của biển
Như sự nín lặng bất lực của cát.
Như bàn tay bên cạnh một bàn tay
(Bạch Diệp)
VĂN TOÀN - TUẤN VŨ
Trong cuộc đời đầy sôi nổi của mình, nhất là những tháng năm làm quan, Giá Viên Phạm Phú Thứ từng đến nhiều địa phương trong nước và nhiều nước trên thế giới.
LÊ THỊ HƯỜNG
Nói một cách kinh điển, ở tiểu thuyết, cái kết được xem là “sức mạnh của cú đấm nghệ thuật”(D. Furmanov).
PHONG LÊ
Quang Dũng1 - Dũng mà rất hiền, rất lành; tôi muốn dùng đến cả chữ lành để nói về ông mới thật sự đủ nghĩa và thỏa lòng.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Dám ngoái đầu nhìn lại” - Tập Phê bình văn học của Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nxb. Hội Nhà văn, 2021)
NGÔ THỜI ĐÔN
Trước tác của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (1819-1870) lâu nay mới được dịch thuật, giới thiệu ít nhiều ở phần thơ.
PHẠM XUÂN DŨNG
(Nhân đọc tập thơ “Hóa vàng đi Tường” của Phạm Nguyên Tường, Nxb. Thuận Hóa, 2021)
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Vỹ (1912 - 1971) là một tác giả/ hiện tượng văn chương, báo chí và văn hóa ở Việt Nam đầy ấn tượng của thời hiện đại, nhưng trước tiên, ông được biết đến với tư cách một nhà thơ từ thuở Hoài Thanh viết Thi nhân Việt Nam (1942).
TÔN THẤT DUNG
Nghe tin nhà văn, nhà thơ Trần Hữu Lục qua đời, không hiểu sao trong tâm tưởng tôi dường như có ai đọc những câu ca từ trong bài Có một dòng sông đã qua đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn!
LÊ THỊ ĐỨC HẠNH
Mộng Sơn là một trong số hiếm hoi những nhà văn nữ xuất hiện từ trước Cách mạng tháng Tám, sau này vẫn tiếp tục bền bỉ đóng góp cho nền văn học mới bằng những tác phẩm vừa phải, khiêm tốn, biểu lộ một tình cảm chân thành, một tấm lòng nhân ái.
NGUYỄN THANH TRUYỀN
Ấn tượng của tôi về Nguyên Hào bắt đầu từ một đêm thơ gần 20 năm trước. Lần đầu tiên đọc thơ trước đám đông, dáng vẻ vừa bối rối vừa tự tin, anh diễn giải và đọc bài “Rượu thuốc”: “Ngâm ly rượu trong/ Thành ly rượu đục/ Đắng tan vào lòng/ Ngọt trong lời chúc”.
PHẠM XUÂN DŨNG
(Đọc tập sách “Bên sông Ô Lâu” của tác giả Phi Tân, Nxb. Lao Động, 2021)
PHẠM PHÚ PHONG
Nguyên Du là sinh viên khóa 5 (1981 - 1985) khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Đại học Khoa học).
PHONG LÊ
Thanh Tịnh (12/12/1911 - 17/7/1988), trước hết là một nhà Thơ mới, tác giả tập thơ Hận chiến trường (1936) với hai bài Mòn mỏi và Tơ trời với tơ lòng được Hoài Thanh chọn đưa vào Thi nhân Việt Nam cùng với lời bình.
LÊ HỒ QUANG
Dưới “áp lực” của tiêu đề, khi đọc Thỏa thuận, gần như ngay lập tức, trong óc tôi nảy sinh hàng loạt câu hỏi: Thỏa thuận nói về cái gì?
VÕ QUÊ
Từ trước đến nay chúng tôi chỉ được đọc và trân quý thơ văn của nhà thơ Lê Quốc Hán qua những bài viết đăng trên các tạp chí, trên mạng thông tin, báo điện tử mà chưa được trực tiếp cầm trên tay một cuốn sách nào của ông.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Phùng Quán & Tôi” của Xuân Đài, Nxb. Phụ nữ Việt Nam, 2020)
HỒ THẾ HÀ
Hồng Nhu xuất phát nghiệp bút của mình bằng văn xuôi. Văn xuôi gắn bó với đời như một duyên mệnh.