Địa danh Thanh Hà thuộc xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày nay. Nằm phía bờ tả ngạn sông Hương, cách kinh thành Huế 4 km, cách cửa biển Thuận An khoảng 10km.
Tư liệu
Với vị trí trên bến, dưới thuyền, cư dân có truyền thống buôn bán, ở Thanh Hà sớm xuất hiện chợ làng, nơi hội tụ hàng hóa của cư dân các vùng lân cận.
Năm 1636, cảng Thanh Hà được thành lập rồi phát triển thành một phố cảng có tiếng sầm uất, trở thành một thương cảng lớn nhất, cửa ngõ giao thương hàng đầu của đô thành Phú Xuân trong các thế kỷ XVII, XVIII, thu hút thương khách nhiều nước như: Trung Quốc, Nhật Bản của châu Á; Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp... của phương Tây
Vùng đất Thuận Hóa và Đàng Trong vốn có nhiều đặc sản quý hiếm như hồ tiêu, cau, trầm hương, yến sào, đường... là mặt hàng được các thương nhân nước ngoài tìm mua. Cùng với đó những mặt hàng thủ công như gốm, dệt, đúc đồng, là những mặt hàng xuất khẩu chính của cảng Thanh Hà.
Trong Phủ biên tạp lục, một cuốn sách ghi chép về tình hình kinh tế xã hội xứ Đàng Trong, Lê Quý Đôn cho biết: các kho của phủ chúa luôn chứa đựng các mặt hàng quý hiếm của Đàng Trong để xuất khẩu qua cảng Thanh Hà như: vàng, trầm hương, yến sào, ngà voi, đồi mồi, đường phèn, đường cát, đậu xanh, nước mắm, muối, vải trắng, chiếu, giấy, sừng tê, ngà voi, gỗ mun, lá buôn, chuông đồng... đặc biệt là đặc sản hồ tiêu ở huyện Minh Linh (Quảng Trị).
Cứ hàng năm vào thượng tuần tháng 5 thì sai đội trưởng thuyền Tân Nhất cùng tinh binh ra địa phương hạ lệnh cho tùy vườn nhiều vườn ít mà chia bao, họp số định giá mua lấy, một gánh hồ tiêu chỉ trả 5 quan tiền chở về phố Thanh Hà bán cho khách Tàu, không cho dân địa phương bán riêng.
Hàng nhập khẩu ở Thanh Hà chủ yếu là các mặt hàng cung cấp cho nhà nước gồm kim loại như đồ đồng, kẽm, hợp kim do thương khách từ Nhật Bản, Trung Quốc chở đến. Chỉ trong vòng hai năm mà thuyền Ma Cao chở đến Thanh Hà 15 vạn cân hợp kim pha kẽm để đúc tiền.
Đồng đỏ Nhật Bản loại tốt theo giá 100 cân là 45 quan. Các tàu Thượng Hải, Phúc Kiến, Quảng Đông chở đồng đỏ sang cũng phải khai báo để theo giá mà mua. Sau khi nhà nước mua xong mới cho tàu bán ra ngoài. Có thể nói, Thanh Hà là cửa ngõ thông thương với nước ngoài, nơi nhà nước độc quyền mua bán xuất nhập khẩu.
Ở đây còn là thị trường mua bán vũ khí sôi động. Khi cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn đạt đến đỉnh điểm của sự khốc liệt (1627-1672). Súng đạn của các thương khách Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nhật Bản, được chúa Nguyễn săn đón . Sử của ghi rằng Chúa Nguyễn Phúc Tần có lần nhờ Giáo sĩ Marque nhận 1000 nén bạc sang Ma Cao để mua vũ khí. Đầu năm 1659, tàu Ma Cao chở súng đạn đến, Chúa mừng quá, vội vã cùng với đạo binh đến bến Thanh Hà, lệnh cho bắn 3 phát súng đón chào, rồi chúa không ngớt sờ mó, vuốt ve những khẩu đại bác một cách đắc chí.
Tiếp đó là các nguyên liệu, các mặt hàng cao cấp phục vụ cho cung đình và quan lại ở dinh phủ của chúa. Người Hà Lan và các tàu phương Tây khác mang nhiều thứ ngọc quý đến bán ở Thanh Hà, người Anh mang các mặt hàng len, dạ đến bán. Người Trung Quốc mang các mặt hàng cao cấp như lụa, gấm, vóc, len, dạ, đồ sứ, đồ sành, đồ gốm, giấy, tranh, tre, chè... các dược liệu như sa hoàng, mộc hương, hoàng liên, nhân sâm.
Cảng Thanh Hà ngày càng tấp nập bởi đây cũng là thời kỳ xuất hiện các cường quốc hàng hải và thương mại quốc tế như Hà Lan, Anh, Pháp...Và đặc biệt, khi mà người Mãn Châu chiếm Trung Quốc lập ra triều đại Mãn Thanh, kỳ thị và đàn áp người Hán đã gây một làn sóng di dân đến các nước lân cận, nên Hoa thương ào ạt nhập cư vào Đàng Trong. Trong vô số những nạn nhân này có nhiều người đã qua Thanh Hà cư trú, lập phố buôn bán. Kể từ năm 1685, nhà Thanh lại cho phép các thuyền buôn Trung Quốc xuất bến ra các nước láng giềng neen thuyền của người Hoa đến Thanh Hà ngày càng nhiều, mỗi năm có đến 80 chiếc tìm đến cảng thị này. Do đó, cảnh bán buôn trên phố cảng Thanh Hà diễn ra càng tấp nập hơn.
Thanh Hà không chỉ là cảng quốc tế mà còn đóng vai trò một trung tâm giao thương quan trọng của xứ Đàng Trong. Hàng năm nhà nước trưng dụng hàng trăm chiếc thuyền chở gạo từ Đồng Nai, Gia Định ra cung cấp cho dinh phủ Phú Xuân và bán cho nhân dân Thuận Hoá. Ở đây còn phổ biến câu ca: "Hết gạo thì có Đồng Nai, Hết củi thì có Tân Sài chở vô". Từ Hội An có nhiều mặt hàng dân dụng của phương Tây được thương nhân người Hoa mang ra bán ở Thanh Hà.
Lê Quý Đôn có ghi lại: "Phố Hội An xứ Quảng Nam, tàu Tây thường đem nồi đồng, mâm đồng đến bán hàng vạn chiếc. Người Tàu buôn về phố Thanh Hà luôn bán thường lãi gấp đôi". Còn thương nhân Thanh Nghệ, Sơn Nam đã vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy vào Thanh Hà để trao đổi. Hàng hóa từ Thanh Hoá, Ai Lao cũng đưa bằng đường bộ vào chợ phiên Cam Lộ và được thương nhân vận chuyển vào bán ở Thanh Hà. Jean Koffler một bác sĩ người Đức làm ngự y cho chúa Nguyễn Phúc Khoát nhận xét rằng: "Những sự trao đổi giữa các tỉnh miền Bắc và miền Nam lại làm cho thương mại tăng thêm phần quan trọng. Hàng hóa dồn theo đường bộ và đường biển đến kinh đô rồi được mang đi bán và từ đấy người ta lại mang nhiều thứ khác nữa".
Dưới thời Tây Sơn (1786-1801), Phú Xuân là trung tâm lãnh đạo của phong trào, là kinh đô sau khi đất nước xóa bỏ chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài. Những lợi thế đó cùng với chính sách mở rộng ngoại thương của vua Quang Trung với nhà Thanh và phương Tây (Bồ Đào Nha, Anh) đúng ra Thanh Hà được phục hồi và phát triển ở một tầm cao mới.
Nhưng do biến động tự nhiên làm xuất hiện cồn nổi ở giữa sông Hương đoạn ngang qua bến cảng Thanh Hà nên tàu thuyền khó cập bến; thuyền buôn đến Phú Xuân phân tán qua nhiều bến cảng, Thanh Hà dần vắng bóng thương nhân. Đến cuối thời Tây Sơn cư dân buôn bán ở phố Thanh Hà chuyển dần về phía chợ Dinh và Bao Vinh. Cảng Thanh Hà dần vào dĩ vãng.
Theo vietnamnet.vn
Vào lúc 20 giờ tối ngày 18/5, tại sân khấu nổi bến đò Cồn Tộc - bên Phá Tam Giang thơ mộng đã diễn ra diễn ra chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Sóng nước Tam Giang lần thứ hai.
Phong cảnhTam Giang là chủ đề phòng tranh của họa sĩ Đặng Mậu Triết do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và Ủy Ban nhân dân huyện Quảng Điền phối hợp tổ chức khai mạc vào chiều ngày 16/5 tại huyện Quảng Điền - vùng quê bên Phá Tam Giang thơ mộng.
Sáng ngày 10/5, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế và Bệnh viện Trung ương Huế đã phối hợp tổ chức Hội thảo Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Giáo sư - Viện sĩ - Bác sĩ - Anh hùng lao động Tôn Thất Tùng (10/5/1912 - 10/5/2012) diễn ra tại Bệnh viện Trung ương Huế.
SHO - Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” lần thứ 2 do UBND huyện Quảng Điền tổ chức sẽ chính thức diễn ra vào ngày 18 và 19 tháng 5 năm 2012 tại không gian thơ mộng của Phá Tam Giang, đây là hoạt động hưởng ứng năm du lịch Quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012.
Tối Rằm tháng Tư (5/5), Ban Trị sự GHPG tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ hội Hoa đăng trên sông Hương mừng lễ Phật đản Phật lịch 2556 với sự tham dự của hàng vạn tăng ni, Phật tử và người dân xứ Huế.
SHO - Sáng ngày 21/4, Bộ Thông tin & truyền Thông, Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội đồng Lý luận Phê bình VHNT Trung ương đã tổ chức Hội nghị Báo chí văn nghệ toàn quốc năm 2012, diễn ra tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
SHO - Ban quản lý dự án Quy hoạch Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô vừa tổ chức công bố trước dân quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu đô thị Chân Mây, huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sông Hương tháng 4 được mở đầu bằng một tin vui “Tượng cụ Phan Bội Châu đã được rước về bên bờ sông Hương”, vốn là một vấn đề được mong đợi nhiều năm qua mặc dù quãng đường từ di dời chỉ hơn 1km tính từ nhà cụ Phan Bội Châu xuống cầu Trường Tiền.
SHO - “Nhịp mưa trầm” là tên triển lãm của hai họa sĩ Hà Nội Hà Minh Tuấn và Nguyễn Hải Phong khai mạc vào chiều 9/4 tại tiền sách khách sạn Century, 49 Lê Lợi -Tp Huế.
Sáng ngày 8/4, tại Thế Tổ Miếu, Đại Nội - Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu nghệ thuật Biểu diễn truyền thống Quốc gia Hàn Quốc tổ chức lễ bàn giao các nhạc cụ Nhã Nhạc Việt Nam được hai bên hợp tác phục chế từ năm 2011.
Chiều ngày 29/3, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo “Vai trò của văn học nghệ thuật Huế trong dòng chảy văn hóa Huế - Nhìn lại và phát triển”, buổi họp báo diễn ra tại trụ sở Liên hiệp Hội, 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều 28/3, UBND Thành phố Huế đã tổ chức cuộc họp với các cơ quan, đơn vị trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia tổ chức các hoạt động cộng đồng tại Festival Huế 2012 để thống nhất một số nội dung liên quan….
Sáng ngày 25/3, Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế đã rước tượng chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu từ nhà lưu niệm của cụ, số 119 Phan Bội Châu về công viên 19 Lê Lợi bên sông Hương.
Sáng ngày 22/3, Nhà văn, nhà thơ Hachikai Minmi đã có buổi thuyết trình với chủ đề Văn học đương đại Nhật Bản- Nhìn từ thơ, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế; chương trình do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp tổ chức.
SHO - Sáng ngày 17/3, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên -Huế tổ chức Hội nghị - Hội thảo Mỹ thuật khu vực Bắc miền Trung lần thứ nhất tại thành phố Huế.
SHO - Tối ngày 09/3, tại hội trường Đại học Huế, Hội Nhà văn Việt Nam, Trung tâm William Joiner (Mỹ), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Đại học Huế phối hợp tổ chức Đêm thơ giao lưu Văn học Việt - Mỹ.
>Tất cả mới chỉ là bắt đầu >Cầu nối giữa hai bờ đối nghịch
>Trang thơ William Joiner Center >Trung tâm Joiner: hai mươi năm nhìn lại
SHO - Sáng ngày 9/3, tại Trung tâm Học liệu Huế, Hội Nhà văn Việt Nam, Trung tâm William Joiner (Mỹ), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức Diễn đàn văn học Việt - Mỹ: Nhìn lại và phát triển, đánh dấu sự kiện 20 năm giao lưu và hợp tác tác văn học giữa Hội Nhà văn Việt Nam với Trung tâm William Joiner (1992 - 2012).
>>Hai mươi lăm năm dấn thân: Trung tâm William Joiner ở đại học Massachusetts Boston
Chiều ngày 8/3, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế và Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
Tháng 3 là thời gian của nhiều ngày lễ kỉ niệm lớn của đất nước cũng như những sự kiện quan trọng của hoạt động văn học nước nhà. Sông Hương tháng 3 (số 277) mở các chuyên đề lớn diễn trình theo những nhịp đập của thi ca quá khứ và đương đại.
SHO - Nhân kỷ niệm 1972 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và 102 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật Huế phối hợp tổ chức mạc phòng triển lãm tranh cổ động với chủ đề “Chào mừng đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI (2012-2017)”, diễn ra vào chiều ngày 05/3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh.