Thực hiện văn hóa doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế

14:41 15/05/2019

CHÂU THU HÀ

Trong những năm qua, xây dựng văn hóa doanh nghiệp (VHDN) đã và đang được các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng quan tâm thực hiện.

Dệt may Huế khởi sắc - Ảnh: internet

VHDN thể hiện trong quy chế làm việc, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, trong sản xuất kinh doanh, các hành vi ứng xử, giao tiếp với khách hàng và các đối tác. VHDN ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Sự hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng đã và đang đem lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội để phát triển, mặt khác cũng tạo ra làn sóng cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi DN muốn tồn tại và phát triển cần tìm ra lợi thế cạnh tranh, trong đó xây dựng VHDN chính là giải pháp cho vấn đề này.

Quan tâm đến sự phát triển, đóng góp của DN đối với nền kinh tế - xã hội trên địa bàn, Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp hỗ trợ thiết thực, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng; ưu tiên nguồn lực cho phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế, đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và công tác an sinh xã hội.

Hoạt động của các DN nhìn chung đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật; nhiều DN làm tốt chức năng định hướng tổ chức sản xuất, chuyển giao khoa học, công nghệ và dịch vụ phục vụ cho sản xuất, đời sống của nhân dân. Các doanh nghiệp dịch vụ - du lịch đã chú trọng đổi mới các loại hình kinh doanh như: du lịch sinh thái nhà vườn, làng nghề truyền thống, tâm linh...; xây dựng nhà hàng, khách sạn…, góp phần làm phong phú các hoạt động du lịch với những nét đặc trưng, hấp dẫn, thu hút được nhiều du khách đến Huế và giải quyết việc làm cho người lao động. Cùng với sự phát triển của DN, đội ngũ doanh nhân trong tỉnh cũng từng bước trưởng thành, vai trò, vị trí của DN, doanh nhân được khẳng định trong tiến trình phát triển của tỉnh. Nhiều doanh nhân trong tỉnh đã tích cực thực hiện tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình SXKD để tìm ra hướng đi cho DN mình và ngày càng có những đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong các DN giữ một vị trí then chốt để củng cố khối đại đoàn kết trong DN, bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ cho người lao động. Nhiệm vụ của TCCS Đảng trong các loại hình DN là hạt nhân chính trị lãnh đạo DN thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, các Tổ chức cộng sản Đảng còn chú trọng lãnh đạo cán bộ, đảng viên và người lao động thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho cán bộ, đảng viên và người lao động; ý nghĩa và tầm quan trọng của xây dựng VHDN, đạo đức kinh doanh của DN.

Để tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng về xây dựng và phát triển VHDN trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua, Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình trọng điểm của kế hoạch kinh tế - xã hội 2016 - 2020, trong đó, tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch - dịch vụ, khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển DN. Gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống.

Tiếp tục triển khai hỗ trợ doanh nghiệp: kết hợp một lần 04 thủ tục: đăng ký kinh doanh, thuế, tài khoản ngân hàng, khắc dấu giảm hồ sơ trùng lắp; phổ biến pháp luật vào trao đổi liên quan đầu tư kinh doanh ngành nghề có điều kiện; triển khai thường xuyên cafe doanh nhân mỗi tháng mỗi chuyên đề, qua đó chuyển tải tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong kỳ, định hướng phát triển trong những tháng, năm tiếp theo. Cơ bản đã hoàn thiện Đề án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Về công tác lãnh đạo xây dựng VHDN, bước đầu đạt được một số kết quả tích cực. Hầu hết các cấp ủy, chi bộ đã thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng; tập trung vào việc nâng cao nhận thức mọi mặt cho đảng viên, bàn bạc tìm ra những giải pháp cải tiến kỹ thuật, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường sinh hoạt văn hoá, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau, thường xuyên xây dựng nội dung để tổ chức tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ xây dựng VHDN cho đội ngũ những người thực hiện việc xây dựng VHDN tại đơn vị, vì sự phát triển của DN. Đã có nhiều DN quan tâm đến việc tạo hình ảnh để nhận biết cho DN, như: cờ và bài hát của DN (Công ty xây dựng và cấp nước; Ngân hàng, Dệt may; xăng dầu...). 8,1% DN có đầu tư khu vui chơi, giải trí (Khối DN ngân hàng, khách sạn...). Ngoài đầu tư cơ sở vật chất, các DN đã xây dựng biểu trưng (logo), bài hát, khẩu hiệu; hệ thống các văn bản quy định như nội quy, quy chế, quy tắc ứng xử, các chuẩn mực… để áp dụng trong DN.

Để tạo được sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của các DN về xây dựng và thực hiện VHDN, các cấp ủy đảng đã rất quan tâm đến giải pháp nhằm đưa VHDN vào thực tiễn cuộc sống, tạo dấu ấn, bản sắc riêng của mỗi DN. Biên soạn tài liệu về VHDN cho đội ngũ cấp ủy đảng nắm vững và chỉ đạo triển khai. Quan tâm định hướng, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác này; chú trọng công tác lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng phù hợp với đặc điểm tình hình của từng loại hình DN.

Cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, các DN tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, xem VHDN là tài sản tinh thần của DN, như bố trí quỹ đất cho DN có số lượng công nhân đông để xây dựng nhà thi đấu, sân chơi thể thao; có chính sách đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao ở cơ sở... Các DN trích một phần quỹ phúc lợi để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động trong các dịp lễ, tết...

Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong DN. Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh tiếp tục phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, hội viên và công nhân lao động; thường xuyên tham gia làm tốt xây dựng Đảng, xây dựng VHDN; tổ chức tốt các phong trào thi đua, chăm lo bảo vệ quyền lợi chính đáng cho đoàn viên, hội viên, góp phần giúp DN ổn định và phát triển.

Thực tế cho thấy, DN nào quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển Đảng; Tổ chức Đảng trong DN đó từng bước phát huy được vị trí, vai trò hạt nhân chính trị của mình; tích cực tuyên truyền, giáo dục cán bộ công nhân viên, người lao động và các thành viên trong bộ máy quản lý của DN chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, góp phần bảo đảm điều tiết hài hòa giữa 3 lợi ích: Nhà nước, DN và người lao động; tạo lập mối quan hệ giữa cấp ủy Đảng với Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) và các tổ chức đoàn thể trong DN, thì DN sản xuất kinh doanh ngày càng ổn định, phát triển, tạo môi trường làm việc lành mạnh, đoàn kết, chất lượng và hiệu quả.

Xây dựng VHDN là một quá trình, cần nhiều thời gian và sự quan tâm đồng bộ của chính quyền địa phương, DN và người lao động. Trong thời gian tới, Thừa Thiên Huế tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tạo điều kiện thuận lợi và từng bước tháo gỡ những vướng mắc để các DN xây dựng, thực thi VHDN tại đơn vị, địa phương mình, tạo dấu ấn và bản sắc riêng của DN Thừa Thiên Huế trong quá trình hội nhập và phát triển.

C.T.H  
(SHSDB32/03-2019)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHƯỚC VĨNH

    Nói đến những tiềm năng phát triển của Huế là nói đến các yếu tố thiên nhiên, lịch sử văn hóa, trong đó có yếu tố sông, núi, cỏ cây và con người; là nhắc đến những bài thơ sâu lắng, những giai điệu mượt mà…

  • LGT: Cuốn sách Florette ou la rivière des parfums của tác giả T. Trilby(*) được dịch sang tiếng Việt với nhan đề Chuyện bên dòng sông Hương(**). Bối cảnh câu chuyện xảy ra ở Huế và vùng phụ cận vào thập niên 1920 của thế kỷ XX.

  • PHAN THUẬN AN

    Nghệ thuật cung đình là những loại hình nghệ thuật gắn bó thiết thân với sinh hoạt tinh thần và vật chất của giới cầm quyền tại kinh đô dưới các triều đại quân chủ ngày xưa.

  • PHAN TÂN

    Trong năm 2018 vừa qua, ngoài kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh cũng đã triển khai những chương trình đột phá, công trình trọng điểm, tập trung lãnh đạo, tạo tiền đề, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển theo hướng nhanh, bền vững. Các chương trình này có ý nghĩa hết sức quan trọng, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…

  • NGUYỄN VĂN CƯƠNG - NGUYỄN VĂN KHÁNH

    Trong chuyến đi điền dã khảo sát di tích tại khu vực Phường Thủy Xuân, TP Huế. Chúng tôi tình cờ phát hiện một di chỉ cổ nằm lẫn khuất trong những tán cây rậm rạp trên vườn đồi của làng Dương Xuân thượng trước đây. Vạch lá dò dẫm tìm vào, chúng tôi mới nhận ra nơi mình đặt chân đến chính là một Văn Miếu, nơi thờ phụng vị Thánh về Văn, người mà được hậu thế tôn vinh là Vạn thế Sư biểu (người thầy của muôn đời), Đức Khổng Tử. Ngôi miếu nằm lọt thỏm trong những tán lá, bụi cây. 

  • HỒ VĨNH

    Đại bác là một từ dùng chung cho tất cả các loại trọng pháo hay súng lớn. Tiền thân của chúng là những máy ném đá (Thạch pháo) ra đời cách đây 1.000 năm. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII ở Việt Nam đã xuất hiện các loại pháo bằng đồng và pháo bằng sắt mà ngày nay chúng ta thường gọi là súng thần công.

  • KIM THOA

    Chè bán ban ngày, ban đêm. Chè gánh, chè xách, chè ăn trên bờ, chè thưởng thức dưới đò. Huế bán đủ thứ chè, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, nhưng ít thấy chè hột sen.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN

    Hoàng tử Cảnh (1780 -1801) là con trưởng của vua Gia Long. Trong thời gian chống nhà Tây Sơn, hoàng tử Cảnh đã theo Bá-đa-lộc sang Pháp cầu viện cho họ Nguyễn. Hoàng tử Cảnh theo Thiên chúa giáo và được giám mục Bá-đa-lộc rất thương yêu.

  • THƠM QUANG - THANH BIÊN

    Trong khối tài liệu hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV có khá nhiều tư liệu liên quan đến trường Bách Công xưa (tức trường Cao đẳng Công nghiệp Huế ngày nay). Bên cạnh tài liệu tiếng Pháp thuộc phông Tòa Khâm sứ Trung kỳ, chúng tôi cũng xin được cung cấp thêm một số thông tin quan trọng về trường Bách Công xưa được ghi chép trong các bộ chính sử của triều Nguyễn.

  • NGUYỄN THÁI SƠN*     

    Đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 - 1939) là nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam.

  • TRẦN ĐÌNH HẰNG - LÊ ĐÌNH HÙNG  

    Trải qua nhiều vấn nạn của thiên tai, địch họa mà đến nay, tài liệu nghiên cứu về thời chúa Nguyễn Đàng Trong rất hiếm hoi. Vì vậy, tài liệu lưu trữ từ gia tộc sẽ góp phần thiết thực để soi rọi một số chi tiết bổ sung cho chính sử.

  • LÊ VĂN LÂN

    Huế là đô thị không chỉ trong nước mà cả thế giới tôn vinh với nhiều danh hiệu cao quý. Nhưng đứng trước những danh hiệu này, bản thân người Huế cũng thấy đang còn nhiều khoảng cách lớn.

  • LÊ QUANG THÁI

    Ngày xuân còn dài, xin kể vài mẫu chuyện dê tiêu biểu trên đất kinh kỳ văn vật cốt chỉ mua vui chốc lát trong hương vị của ngày Tết cổ truyền.

  • PHAN THUẬN AN

    Cũng như các triều đại quân chủ khác trong lịch sử Việt Nam, triều đại nhà Nguyễn (1802-1945) đã lập ra tại kinh đô một cơ quan chuyên trách về y tế, gọi là Thái Y Viện, để chăm lo sức khỏe cho hoàng gia và điều hành công việc chữa bệnh cho mọi người trong nước.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Đồi Dương Xuân ở nam sông Kim Trà (sông Hương) từng có phủ Dương Xuân là mặc định nhưng vì đồi lại lớn rộng, có nhiều phần nhấp nhô theo phương thẳng đứng, uốn éo theo bình đồ nên đồi có nhiều gò, cồn. 

  • TRẦN ANH SƠN

    Huế mà chúng tôi nhắc đến ở đây là xứ Huế ngày xưa, thuở còn là "Đô thành Thuận Hóa” của Chúa Nguyễn.

  • CAO CHÍ HẢI  

    Nghệ thuật sân khấu, âm nhạc vô cùng phong phú và đặc sắc, nhiều lễ hội cổ truyền và thuần phong mỹ tục tiêu biểu của người Việt được lưu truyền đến Nghệ thuật múa của dân tộc Việt xuất hiện cách đây khoảng 4000 năm.

  • MAI VĂN HOAN

    Một số bài viết đề cập đến nơi an táng Đại thi hào Nguyễn Du gần đây chủ yếu dựa vào Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền. Gia phả ghi: “Năm Canh Thìn (1820) Gia Long qua đời, Minh Mạng nối ngôi.