CHÂU THU HÀ
Trong những năm qua, xây dựng văn hóa doanh nghiệp (VHDN) đã và đang được các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng quan tâm thực hiện.
Dệt may Huế khởi sắc - Ảnh: internet
VHDN thể hiện trong quy chế làm việc, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, trong sản xuất kinh doanh, các hành vi ứng xử, giao tiếp với khách hàng và các đối tác. VHDN ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Sự hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng đã và đang đem lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội để phát triển, mặt khác cũng tạo ra làn sóng cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi DN muốn tồn tại và phát triển cần tìm ra lợi thế cạnh tranh, trong đó xây dựng VHDN chính là giải pháp cho vấn đề này.
Quan tâm đến sự phát triển, đóng góp của DN đối với nền kinh tế - xã hội trên địa bàn, Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp hỗ trợ thiết thực, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng; ưu tiên nguồn lực cho phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế, đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và công tác an sinh xã hội.
Hoạt động của các DN nhìn chung đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật; nhiều DN làm tốt chức năng định hướng tổ chức sản xuất, chuyển giao khoa học, công nghệ và dịch vụ phục vụ cho sản xuất, đời sống của nhân dân. Các doanh nghiệp dịch vụ - du lịch đã chú trọng đổi mới các loại hình kinh doanh như: du lịch sinh thái nhà vườn, làng nghề truyền thống, tâm linh...; xây dựng nhà hàng, khách sạn…, góp phần làm phong phú các hoạt động du lịch với những nét đặc trưng, hấp dẫn, thu hút được nhiều du khách đến Huế và giải quyết việc làm cho người lao động. Cùng với sự phát triển của DN, đội ngũ doanh nhân trong tỉnh cũng từng bước trưởng thành, vai trò, vị trí của DN, doanh nhân được khẳng định trong tiến trình phát triển của tỉnh. Nhiều doanh nhân trong tỉnh đã tích cực thực hiện tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình SXKD để tìm ra hướng đi cho DN mình và ngày càng có những đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong các DN giữ một vị trí then chốt để củng cố khối đại đoàn kết trong DN, bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ cho người lao động. Nhiệm vụ của TCCS Đảng trong các loại hình DN là hạt nhân chính trị lãnh đạo DN thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, các Tổ chức cộng sản Đảng còn chú trọng lãnh đạo cán bộ, đảng viên và người lao động thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho cán bộ, đảng viên và người lao động; ý nghĩa và tầm quan trọng của xây dựng VHDN, đạo đức kinh doanh của DN.
Để tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng về xây dựng và phát triển VHDN trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua, Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình trọng điểm của kế hoạch kinh tế - xã hội 2016 - 2020, trong đó, tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch - dịch vụ, khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển DN. Gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống.
Tiếp tục triển khai hỗ trợ doanh nghiệp: kết hợp một lần 04 thủ tục: đăng ký kinh doanh, thuế, tài khoản ngân hàng, khắc dấu giảm hồ sơ trùng lắp; phổ biến pháp luật vào trao đổi liên quan đầu tư kinh doanh ngành nghề có điều kiện; triển khai thường xuyên cafe doanh nhân mỗi tháng mỗi chuyên đề, qua đó chuyển tải tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong kỳ, định hướng phát triển trong những tháng, năm tiếp theo. Cơ bản đã hoàn thiện Đề án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Về công tác lãnh đạo xây dựng VHDN, bước đầu đạt được một số kết quả tích cực. Hầu hết các cấp ủy, chi bộ đã thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng; tập trung vào việc nâng cao nhận thức mọi mặt cho đảng viên, bàn bạc tìm ra những giải pháp cải tiến kỹ thuật, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường sinh hoạt văn hoá, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau, thường xuyên xây dựng nội dung để tổ chức tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ xây dựng VHDN cho đội ngũ những người thực hiện việc xây dựng VHDN tại đơn vị, vì sự phát triển của DN. Đã có nhiều DN quan tâm đến việc tạo hình ảnh để nhận biết cho DN, như: cờ và bài hát của DN (Công ty xây dựng và cấp nước; Ngân hàng, Dệt may; xăng dầu...). 8,1% DN có đầu tư khu vui chơi, giải trí (Khối DN ngân hàng, khách sạn...). Ngoài đầu tư cơ sở vật chất, các DN đã xây dựng biểu trưng (logo), bài hát, khẩu hiệu; hệ thống các văn bản quy định như nội quy, quy chế, quy tắc ứng xử, các chuẩn mực… để áp dụng trong DN.
Để tạo được sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của các DN về xây dựng và thực hiện VHDN, các cấp ủy đảng đã rất quan tâm đến giải pháp nhằm đưa VHDN vào thực tiễn cuộc sống, tạo dấu ấn, bản sắc riêng của mỗi DN. Biên soạn tài liệu về VHDN cho đội ngũ cấp ủy đảng nắm vững và chỉ đạo triển khai. Quan tâm định hướng, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác này; chú trọng công tác lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng phù hợp với đặc điểm tình hình của từng loại hình DN.
Cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, các DN tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, xem VHDN là tài sản tinh thần của DN, như bố trí quỹ đất cho DN có số lượng công nhân đông để xây dựng nhà thi đấu, sân chơi thể thao; có chính sách đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao ở cơ sở... Các DN trích một phần quỹ phúc lợi để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động trong các dịp lễ, tết...
Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong DN. Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh tiếp tục phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, hội viên và công nhân lao động; thường xuyên tham gia làm tốt xây dựng Đảng, xây dựng VHDN; tổ chức tốt các phong trào thi đua, chăm lo bảo vệ quyền lợi chính đáng cho đoàn viên, hội viên, góp phần giúp DN ổn định và phát triển.
Thực tế cho thấy, DN nào quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển Đảng; Tổ chức Đảng trong DN đó từng bước phát huy được vị trí, vai trò hạt nhân chính trị của mình; tích cực tuyên truyền, giáo dục cán bộ công nhân viên, người lao động và các thành viên trong bộ máy quản lý của DN chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, góp phần bảo đảm điều tiết hài hòa giữa 3 lợi ích: Nhà nước, DN và người lao động; tạo lập mối quan hệ giữa cấp ủy Đảng với Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) và các tổ chức đoàn thể trong DN, thì DN sản xuất kinh doanh ngày càng ổn định, phát triển, tạo môi trường làm việc lành mạnh, đoàn kết, chất lượng và hiệu quả.
Xây dựng VHDN là một quá trình, cần nhiều thời gian và sự quan tâm đồng bộ của chính quyền địa phương, DN và người lao động. Trong thời gian tới, Thừa Thiên Huế tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tạo điều kiện thuận lợi và từng bước tháo gỡ những vướng mắc để các DN xây dựng, thực thi VHDN tại đơn vị, địa phương mình, tạo dấu ấn và bản sắc riêng của DN Thừa Thiên Huế trong quá trình hội nhập và phát triển.
C.T.H
(SHSDB32/03-2019)
PHÚC ĐƯỜNG
Hổ Quyền là đấu trường hoàng cung (les Arènes royales) được xây dựng cách đây 162 năm dưới thời Minh Mạng.
PHẠM XUÂN DŨNG
Nếu ai vào Cố đô Huế mà đến thăm di tích thật đặc biệt, có một không hai là Hổ Quyền sẽ thấy vàng son một thuở của uy quyền phong kiến khi cho xây dựng đấu trường để hổ đấu với voi, phảng phất đấu trường La Mã cổ đại.
MAI VĂN ĐƯỢC
VÕ VINH QUANG
VŨ NHƯ QUỲNH
TÔ NHUẬN VỸ
Chỉ còn ít ngày nữa khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật của 6 tỉnh Khu 4 cũ nhưng Ban tổ chức vẫn chưa "phát hiện” ra một địa điểm nào trong thành phố có thể trưng bày 180 bức ảnh (mỗi tỉnh tuyển chọn gởi đến 30 bức).
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Võ dân tộc còn gọi là võ ta, nghĩa là võ cổ truyền dân tộc Việt, vốn đã tồn tại lâu đời, đa dạng, khó tra cứu.
TRẦN VĂN DŨNG
Trong suốt quá trình tồn tại của mình, Đồng tôn tương tế phổ đã cố gắng chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần cho những người hoàng phái, tôn thất. Tinh thần tương thân tương ái từ những năm 20 của thế kỷ XX này đã góp phần lan tỏa giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, và đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
NGUYỄN SƠN THỦY
Kể từ năm 1993, Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới, ngành du lịch Thừa Thiên Huế (TT Huế) đã nổi lên như một điểm đến không thể thiếu trong hành trình du lịch Việt Nam của du khách trong và ngoài nước.
PHƯỚC HẢI
Dịch bệnh thời nào cũng xảy ra, không chỉ ở một vùng, một nước một khu vực mà có lúc là toàn cầu, nhất là trong điều kiện giao thương thuận lợi như hiện nay.
THANH TÙNG
Du lịch là hoạt động giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, các vùng văn hóa, các quốc gia. Người ta đi du lịch là để tìm hiểu những điều kỳ thú mà ở nước mình, vùng đất mình ở không có.
NGUYỄN QUANG HÀ
Kinh Thành Huế được khởi công xây dựng từ thời vua Gia Long (1805) và hoàn thành dưới triều vua Minh Mạng (1832). Ngay từ thời vua Gia Long trở đi, khu vực Kinh Thành Huế là nơi sinh hoạt, làm việc của các quan nha, đồn trú doanh trại quân đội, quan xưởng triều đình, dinh cơ tư thất của tầng lớp quan lại và phủ đệ của các ông hoàng, bà chúa. Tầng lớp dân chúng chỉ được sinh sống ở vùng ngoại vi, lân cận Kinh Thành.
PHAN THUẬN THẢO
Ca Huế là loại hình âm nhạc thính phòng dành cho giới danh gia vọng tộc, tao nhân mặc khách ở kinh đô Huế ngày xưa. Đây là loại hình âm nhạc có tính chất tri âm tri kỷ, cho nên, Ca Huế có hình thức diễn xướng gọi là Ca tri âm1.
ĐỖ MINH ĐIỀN
Lần đầu tiên ở vùng đất Cố đô, có một tổ chức thuần túy về văn chương, mỹ thuật và thể thao ra đời - đó là Hội Mỹ Hòa, chính thức được công nhận tư cách pháp lý vào ngày 17 tháng 6 năm 1935, đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển văn hóa Huế. Ra đời cách nay 85 năm nhưng Hội Mỹ Hòa đã có quan điểm và phương châm hành động tiến bộ, quy tụ được nhiều tri thức tiêu biểu góp phần gìn giữ di sản văn hóa.