Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là sự kiện có ý nghĩa trọng đại không chỉ đối với đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội mà còn đối với mọi người dân Việt Nam, kiều bào ta ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc. Trong dòng chảy 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Thừa Thiên Huế tự hào có gần 150 năm là kinh đô của nước Việt Nam, kế thừa những tinh hoa văn hóa Thăng Long trên vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân. Với tình cảm thiết tha về Thủ đô, về Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng tích cực. Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang. Đây cũng là nơi in dấu ấn sâu đậm của Bác Hồ đã cùng với gia đình Người sinh sống, học tập thời tuổi trẻ. Thừa Thiên Huế có thành phố Huế - Cố đô của Việt Nam, là thành phố anh hùng “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”, thành phố di sản văn hóa thế giới, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Huế còn là trung tâm văn hóa và du lịch; trung tâm y tế chuyên sâu; trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực của miền Trung và cả nước. Thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW, ngày 20/3/2009 của Bộ Chính trị về tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2009-2010, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết để cụ thể hóa Chỉ thị của Bộ Chính trị về tuyên truyền, quảng bá 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và Đại lễ kỷ niệm. Năm 2010 cũng là năm Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Ban Tổ chức các ngày lễ lớn của tỉnh trong hai năm 2009 - 2010 đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa hướng về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nhằm thể hiện tình cảm, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, giới thiệu và nâng cao tầm vóc Thủ đô Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung; biểu dương những thành tựu to lớn của quê hương, đất nước. Cùng với sự phát triển của đất nước, thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã có nhiều công trình được khởi công xây dựng, khánh thành, các họat động lễ hội để chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, góp phần phục vụ và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Các công trình ở Thừa Thiên Huế gắn biển chào mừng cấp quốc gia hướng về Đại lễ: Tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ tại núi Bân.Đây là công trình văn hóa lớn, thể hiện niềm thành kính tri ân và tôn vinh công lao to lớn của người anh hùng “áo vải cờ đào”; khơi dậy niềm tự hào về một thời kỳ đấu tranh dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc, làm sống lại không khí hào hùng của đoàn quân Tây Sơn trước giờ xuất quân tiến ra Bắc đánh đuổi giặc ngoại xâm. Công trình khu tượng đài và di tích lịch sử văn hóa núi Bân hoàn thành trở thành điểm nhấn mang tính nghệ thuật cao, kiến trúc đẹp, trở thành một địa chỉ du lịch, văn hóa mới trên bản đồ du lịch của Việt Nam và Cố đô Huế. Trong dịp kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế, ngày 25/3/2010, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ khánh thành công trình Hiển Đức Môn - Lăng Minh Mạng. Công trình được các nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm tiến hành trùng tu trong ba năm, sử dụng tối đa các vật liệu truyền thống như gỗ, các loại vữa cũ, ngói, gạch lưu ly, sơn ta, quỳ vàng... kết hợp với công nghệ thi công truyền thống nhằm hạn chế tối đa tác động thiên nhiên đến di tích. Nhờ dùng phương pháp trùng tu khảo cổ như phân tích chất liệu để xác định thành phần, công nghệ xưa và thời điểm xây dựng; bóc tách theo lớp sơn thếp, áo tường, lát nền để phục chế đúng hiện trạng cũ… nên Hiển Đức Môn được các chuyên gia đánh giá là giống với nguyên gốc thời mới được xây dựng lăng. Đây là công trình được Tập đoàn Than Việt Nam tài trợ để tri ân vua Minh Mạng, người đã ra đạo dụ cho khai thác than đầu tiên ở nước ta; và cũng là công trình trùng tu quan trọng, mang nhiều ý nghĩa hướng về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ngay từ đầu năm 2010, cùng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao... lễ hội chào mừng các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm lịch sử của dân tộc, nhiều lễ hội trước Festival Huế 2010 được tổ chức, đóng góp vào chuỗi sự kiện chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, tiêu biểu như: Lễ đăng quang của Hoàng đế Quang Trung và khánh thành khu tưởng niệm anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ (9/1); Lễ hội Đền Huyền Trân (9/1ÂL) - lễ hội mang dấu ấn văn hóa - tâm linh, thể hiện tấm lòng của nhân dân tri ân Đức Vua Trần Nhân Tông và công lao mở cõi của Huyền Trân, công chúa Đại Việt tại vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế ngày nay; Lễ tế Xã Tắc (tháng 2 ÂL), lễ hội Sóng nước Tam Giang ở vùng đầm phá Tam Giang (Quảng Điền, 30/4 - 1/5);... và các hoạt động kỷ niệm 50 năm kết nghĩa “Hà Nội - Huế - Sài Gòn/ Là cây một gốc, là con một nhà”, để lại những ấn tượng tốt đẹp,... Có thể nói, không khí lễ hội hướng về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội ở Huế được diễn ra liên tục, phong phú và sôi nổi, hiệu quả với quy mô lớn, đều khắp và đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhiều tầng lớp nhân dân. Festival Huế 2010 là lễ hội văn hóa nghệ thuật, du lịch có quy mô quốc gia và quốc tế. Với chủ đề Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, diễn ra từ ngày 5-13/6/2010, Festival Huế lần thứ 6 đã thành công rực rỡ. Lễ hội quy tụ những chương trình nghệ thuật đặc sắc. Đặc biệt nhiều chương trình nghệ thuật trong nước đã khắc họa khí phách của cha ông, khát vọng thống nhất non sông dựng nên nghiệp lớn từ Hoa Lư đến Thăng Long - Hà Nội. Lễ hội tái hiện Cuộc thao diễn thủy binh dưới thời các chúa Nguyễn khang định chủ quyền của đất nước Việt Nam bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là ấn tượng oanh liệt, hào hùng một thời của dân tộc. Lễ hội Áo dài “Vọng thiên niên” được trình diễn trên nền nhạc là các bài hát về Hà Nội du dương, trầm bổng, sâu lắng, hướng về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội một cách sang trọng, thướt tha và quyến rũ. Lễ hội “Hành trình mở cõi” là thiên lịch sử 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế được sân khấu hóa với nhiều loại hình nghệ thuật diễn xướng giàu chất ước lệ sử thi, tập trung khai thác tiến trình mở cõi của các chúa Nguyễn trong mối liên hệ với truyền thống của dân tộc và tình cảm của cả nước đối với đất Thăng Long. Các sự kiện được tái hiện trong đêm lễ hội với 1000 diễn viên, sân khấu dài 400 mét, thiết kế 5 tầng được công nhận kỷ lục Guiness của Việt Nam, đã khẳng định các bậc tiền nhân xác lập chủ quyền lãnh thổ dựa trên cơ sở đầy đủ các yếu tố lịch sử, địa lý, pháp lý, văn hóa; đặc biệt là tình cảm, tâm thức luôn hướng về nguồn cội của những lớp người Việt - nước non ngàn dặm ra đi... và trong hào khí “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”. Ngoài ra, các hoạt động triển lãm mỹ thuật của 5 vùng kinh đô Việt Nam xưa và nay gồm: Phú Thọ, Ninh Bình, Hà Nội, Huế và Thanh Hóa, phản ánh sâu sắc cuộc sống, con người của 5 vùng đất kinh đô xưa và nay. Chương trình quảng diễn mỹ thuật “Ký ức từ Cố đô Thăng Long đến Cố đô Huế”, cuộc sắp đặt diều Huế với số lượng 1.000 con diều trên cầu Trường Tiền đều mang ý nghĩa hướng về Thăng Long - Hà Nội. Các họat động kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm đã được các ban ngành, địa phương trong tỉnh chủ động triển khai thực hiện, gắn với chủ đề 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, như: xây dựng phim tài liệu về quan hệ kết nghĩa, hợp tác giữa Huế - Hà Nội - TP Hồ Chí Minh; giới thiệu một số phim tư liệu lịch sử, tổ chức trưng bày giới thiệu tư liệu, di vật, cổ vật; triển lãm các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh; phát động đợt sáng tác các tác phẩm VHNT, báo chí và tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội; tổ chức Hội thảo: “Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế trong dòng chảy lịch sử 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”, Liên hoan nghệ thuật quần chúng; xuất bản tập sách “Thăng Long - Hà Nội - Phú Xuân - Huế - Những gương mặt tiêu biểu” được dư luận hoan nghênh trong dịp Festival Huế 2010; tổ chức thành công hội chợ văn hóa, du lịch, thương mại Hà Nội - Huế - TP Hồ Chí Minh. Sắp đến trong dịp Đại lễ, tỉnh sẽ tổ chức triển lãm ảnh “Hà Nội - Thừa Thiên Huế, xưa và nay”... Tỉnh đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn, đề cương tuyên truyền với hình thức, nội dung phong phú, đa dạng để quảng bá, giới thiệu về Thăng Long - Hà Nội. Hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp và trên các phương tiện thông tin đại chúng trong tỉnh đã thường xuyên tuyên truyền về Đại lễ đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Trên cửa ngõ bắc - nam của thành phố, các trục đường chính, trung tâm huyện lỵ, thị xã, những nơi công cộng đã được trang trí bằng nhiều khẩu hiệu, panô, áp phích, cờ hoa... Hoạt động tuyên truyền đã tạo khí thế chính trị sôi nổi, phấn khởi, góp phần quan trọng làm cho nhân dân trong tỉnh hiểu sâu sắc thêm và càng tự hào Hà Nội ngàn năm văn vật, thủ đô, trái tim thân yêu của cả nước, gắn liền với những giá trị văn hóa đặc sắc và ý nghĩa trọng đại của sự kiện Thăng Long - Hà Nội tròn 1000 năm. Tinh thần tự hào và ý thức bảo vệ các di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội là nguồn nhựa sống trong tâm hồn các thế hệ công dân Việt Nam. Hà Nội bước vào năm kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm trong một tâm thế “vận hội ngàn năm chưa từng có” đã đặt Thủ đô của đất nước trước những thời cơ mới. Chiều dài 1000 năm lịch sử thẳm sâu đã hun đúc, kết tinh, hình thành và nuôi dưỡng những giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc của con người và vùng đất Thăng Long - Hà Nội mến yêu, được nhân dân trong cả nước trân trọng và ngưỡng mộ, được bạn bè quốc tế thừa nhận và tôn vinh. Hướng về Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế vinh dự góp phần bảo vệ, gìn giữ và phát triển di sản văn hóa của Thăng Long - Hà Nội trên đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế ngày nay. Những hoạt động của tỉnh đã thể hiện tình cảm sâu lắng, thiết tha của tỉnh nhà với con người và vùng đất Hà Nội trong mối quan hệ là cây một cội, là con một nhà, luôn khắc sâu tình cảm của Thủ đô Hà Nội đã dành cho tỉnh nhà trong nhiều năm qua. Tự hào biết bao Hà Nội của chúng ta - Niềm tin và hy vọng! PHAN CÔNG TUYÊN (260/10-10) |
Dư luận đang lo lắng về việc rớt giá thê thảm của khối C. Khối C đã thật sự bị sĩ tử thẳng thừng từ chối, điều đó cho thấy rằng xã hội đang quay lưng… đằng sau đó có những hệ lụy gì?
Theo định hướng phát triển hiện nay, Huế sẽ là đô thị trung tâm, đô thị hạt nhân giữ vai trò động lực cho Thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai.
Thuở xưa, mỗi làng có một hương ước, nhiều làng có hương ước thành văn nhưng cũng có làng có hương ước bất thành văn.
Khi nhắc đến xứ sở Phù Tang, điều đầu tiên thế giới nghĩ đến là một Nhật Bản thần kỳ, giàu mạnh về kinh tế và điều thứ hai chắc chắn sẽ là sự đối mặt thường xuyên với thảm họa thiên tai.
“Có động đất ở Nhật Bản!” Tôi đang loay hoay xếp lại chồng sách vở ngổn ngang trên bàn thì nghe chồng tôi, giáo sư Michimi Munarushi người Nhật mới về Việt Nam 3 hôm trước báo.
Không có một vùng đất thứ hai nào trên dải đất hình chữ S của Việt Nam có vị trí hết sức đặc biệt như Huế. Nơi đây, từ 1306, bước chân Huyền Trân xuống thuyền mở đầu cho kỷ nguyên mở nước về Nam, Thuận Hóa thành nơi biên trấn.
I. Đặt vấn đề 1.1. Năm 1945, sau khi nhà Nguyễn cáo chung, một số giá trị văn hóa phi vật thể của Huế không còn giữ được môi trường diễn xướng nguyên thủy, nhưng những gì nó vốn có vẫn là minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới đã trở thành quyết tâm chính trị của cán bộ đảng viên và nhân dân Thừa Thiên Huế.
Sau khi phục dựng thành công lễ tế Nam Giao và lễ tế Xã Tắc trong những năm qua, thiết nghĩ việc tái hiện lễ tế Âm Hồn 23.5 ở quy mô thành phố/ tỉnh là một việc làm có ý nghĩa trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa và quảng bá du lịch của thành phố Huế chúng ta.
Thừa Thiên Huế - vùng đất chiến lược nối giữa hai miền Bắc - Nam từng là “phên dậu thứ tư về phương Nam” của Đại Việt, nơi “đô hội lớn của một phương”; từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô của đất nước dưới thời Quang Trung - Nguyễn Huệ và triều Nguyễn (1802 - 1945); là miền đất địa linh nhân kiệt gắn liền với những tên tuổi lớn trong hành trình lịch sử của dân tộc, của ngàn năm Thăng Long...
Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong vài năm tới theo tinh thần kết luận số 48 của Bộ Chính trị đã mở ra một mốc mới mang tính lịch sử. Với kết luận này, đặt ra nhiệm vụ cho Huế phải trở thành trung tâm của khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.
Ôn cố để tri tân, Festival Huế 2010 là lần tổ chức thứ VI. Qua 6 lần tổ chức, nhìn lại những ngày liên hoan văn hóa Việt Pháp (1992) do thành phố Huế phối hợp với Codev tổ chức, anh chị em văn nghệ sĩ Huế lúc bấy giờ phấn khích lắm vì đây là cơ hội tiếp xúc với thế giới dù chỉ mới có một nước Pháp. Họ thấy cần có trách nhiệm phải tham mưu để xây dựng chương trình cũng như chủ động tham gia hoạt động trong lĩnh vực của mình.
Như thường lệ, hàng năm Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế tiến hành xét tặng thưởng cho các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc.
Chúng ta đã đi hết gần chặng đường 10 năm đầu của thiên niên kỷ mới. Thời đại chúng ta đang sống là thời đại mà sự phát triển song hành giữa cơ hội và thách thức đan xen.
(Thừa Thiên Huế trên tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương)
Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, cùng với thành tựu của công cuộc đổi mới diễn ra sôi động trên đất nước Việt Nam, sức sống của vùng văn hoá Huế sau những năm dài tưởng chừng đã ngủ yên chợt bừng dậy và lấp lánh tỏa sáng.
Thơ không thể tách rời đời sống con người. Điều đó đã được thời gian minh chứng. Từ lời hát ru của mẹ, những giọng hò trên miền sông nước,… đã đánh thức tình yêu thương trong mỗi chúng ta.
Gần đây, khi Đảng ta chứng tỏ sự quan tâm của mình đối với đội ngũ trí thức thì trong dư luận cũng đã kịp thời có những phản ứng cộng hưởng. Điều mà chúng tôi lĩnh hội được gồm 3 câu hỏi tưởng chừng như "biết rồi khổ lắm nói mãi" nhưng lại không hẳn thế. Nó vẫn mới, vẫn nóng hổi vì sự tuyệt đối của qui luật vận động cũng như vì tính cập nhật, tính ứng dụng của đời sống. Chúng tôi xin được nêu ra và cùng bàn, cùng trao đổi cả 3 vấn đề.
Trí thức là những người mà lao động hàng ngày của họ là lao động trí óc, sản phẩm của họ làm ra là những sản phẩm trí tuệ, nhưng sản phẩm ấy phải là những sản phẩm có ích cho xã hội...
Ở Huế ngày xưa, người học trò nào cũng có một “Tủ sách Học trò” riêng tư cho mình và nhà nào cũng có một “Tủ sách Gia đình” để dùng chung trong nhà. Người Huế rất trọng học vấn, rất trọng sự hiểu biết nên rất trọng sách. Vì vậy, họ cất sách rất kỹ. Họ thường cất sách để làm kỷ niệm riêng tư cho mình về sau đã đành mà họ còn cất sách để dành cho đám đàn em con cháu của họ trong gia đình, dùng mà học sau nầy. Người Huế nào cũng đều cùng một suy nghĩ là ở đời, muốn vươn lên cao thì phải học và đã học thì phải cần sách. Đối với họ, sách quý là vậy. Lễ giáo Khổng Mạnh xưa cũng đã đòi hỏi mỗi người Huế thấy tờ giấy nào rớt dưới đất mà có viết chữ Hán “bên trên” là phải cúi xuống lượm lên để cất giữ “kẻo tội Trời”! Người xưa cũng như họ, không muốn thấy chữ nghĩa của Thánh hiền bị chà đạp dưới chân.