CHÂU THU HÀ
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tinh hoa và cốt cách của Người là nguồn cảm hứng vô tận cho văn nghệ sĩ, nhà báo.
Ảnh: internet
Sự sáng tạo của các văn nghệ sĩ, nhà báo đã xây dựng nên hình tượng đẹp về Người, đó chính là biểu tượng của ý chí, của niềm tin, của tình thương bao la. Không chỉ văn nghệ sĩ trong nước mà còn nhiều nghệ sĩ quốc tế đã có những tác phẩm xuất sắc ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi Người là “hiện thân của một nền văn hóa tương lai”.
Thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI), Quy chế số 05-QC/BTGTW ngày 1/10/2013 của Ban Tuyên giáo Trung ương, Công văn số 6204-CV/ BTGTW ngày 5/5/2014 của Ban Tuyên giáo Trung ương, Kế hoạch số 56-KH/BTGTU về hướng dẫn xét chọn, khen thưởng các tác phẩm văn học - nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” giai đoạn 2011 - 2015 (đợt 2), nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Người.
Thừa Thiên Huế tự hào là nơi ghi dấu chân của Người trong 10 năm thời niên thiếu, cũng từ đó, tính cách Huế, văn hóa Huế đã thấm đẫm trong tâm hồn Bác, trở thành một nhân tố quan trọng trong việc hình thành lòng yêu nước của Người sau này.
Chính vì vậy, ngay khi Cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí viết về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên địa bàn tỉnh, đã có hàng trăm tác phẩm dự thi với nhiều đề tài phong phú và đa dạng. Các tác phẩm văn học - nghệ thuật, báo chí đã tập trung phản ánh làm rõ hơn tư tưởng, đạo đức của Bác, góp phần khẳng định nội dung, ý nghĩa sâu sắc của Cuộc vận động. Nhiều tác phẩm đã chú ý khai thác, biểu dương người tốt, việc tốt, góp phần tích cực nâng cao đạo đức cách mạng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Qua 3 năm triển khai thực hiện (2011 - 2014), nhận thức về mục đích, ý nghĩa của giới văn nghệ sĩ và những người làm báo trong tỉnh được nâng lên, đã có nhiều tác phẩm tốt, chất lượng cao. Mỗi năm, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà báo tỉnh nhận được rất nhiều tác phẩm của các hội viên, văn nghệ sĩ, nhà báo trong tỉnh gửi về.
Ban Thường vụ Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh đã phát động hội viên hưởng ứng tham gia bằng nhiều hình thức như tổ chức các trại sáng tác, đi thực tế, triển lãm, hội thảo chuyên đề… Quá trình tham gia xét giải, đã có 32 tác phẩm được giới thiệu và Liên hiệp các Hội VHNT đã tuyển chọn được 14 tác phẩm, công trình có chất lượng gửi xét thưởng ở cấp tỉnh gồm: 4 tác phẩm âm nhạc, 1 mỹ thuật, 4 tác phẩm văn học, 3 tác phẩm ảnh, 1 tác phẩm sân khấu, 1 tác phẩm văn nghệ dân gian, và 1 cá nhân có thành tích xuất sắc.
Hội Nhà báo tỉnh đã tích cực chỉ đạo các chi hội trực thuộc hưởng ứng, tham gia sáng tác, quảng bá và tiến hành tuyển chọn 14 tác phẩm báo chí xuất sắc. Trong 3 năm qua, đã có trên 2000 tin, bài, mẩu chuyện, hồi ký, ghi chép… được đăng tải ở các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
Hàng năm, Hội Nhà báo tỉnh đã tổ chức nhiều đợt đi thực tế, mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho hội viên theo chủ đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; trích 20% kinh phí từ nguồn hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao của Nhà nước để đầu tư trực tiếp cho những tác phẩm báo chí có nhiều sáng tạo mang lại cảm xúc và ý nghĩa sâu sắc cho người đọc, người xem.
Qua các tác phẩm dự xét thưởng, có thể thấy, sự lao động, sáng tạo được các văn nghệ sĩ, nhà báo tiến hành dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thể hiện tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ để tạo nên những tác phẩm có giá trị, góp phần cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, giới thiệu và phát hiện những nhân tố tích cực, đem lại lợi ích cho xã hội và sự phát triển của quê hương, đất nước, lay động lòng người một cách chân thực. Bằng tấm lòng thành kính của mình đối với Bác kính yêu, các hội viên đã tìm tòi, đổi mới tư duy sáng tác, khắc họa sâu đậm hình tượng Bác Hồ trong mỗi tác phẩm của mình.
Để xây dựng những tác phẩm VHNT, báo chí thể hiện hình tượng Bác Hồ có chiều sâu tư tưởng và giá trị nghệ thuật cao, đòi hỏi có sự tìm tòi, sáng tạo, cách tiếp cận vấn đề mới của mỗi tác giả. Với những thành công ban đầu, các hội viên thông qua tác phẩm của mình, tuyên truyền giáo dục nhân dân học tập và làm theo tấm gương của Bác, đóng góp sức lực, trí tuệ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước
Bên cạnh những nỗ lực và kết quả đã đạt được, việc khen thưởng chỉ mới dừng lại ở hội viên các hội chuyên ngành, những người làm báo chuyên nghiệp, chưa mở rộng đến được đội ngũ cộng tác viên và cán bộ nhân dân có tham gia sáng tạo tác phẩm VHNT, báo chí. Hoạt động sáng tác, quảng bá nói chung và các tác phẩm chất lượng cao nói riêng cần được đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi hơn, không chỉ dừng lại ở dịp trao giải thưởng.
Ban Sơ khảo cấp tỉnh xét thưởng các tác phẩm văn học - nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tuyển chọn được 2 tác phẩm đạt giải A, 3 tác phẩm đạt giải B, 6 tác phẩm đạt giải C và 8 tác phẩm đạt giải khuyến khích trên các lĩnh vực văn học nghệ thuật và báo chí. Có 4 tập thể và 2 cá nhân được khen thưởng về những thành tích nổi bật trong hoạt động sáng tác, quảng bá đợt này. Tỉnh đã chọn 5 tác phẩm báo chí xuất sắc gửi về Hội Nhà báo Việt Nam, 5 tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc gửi về Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam để dự xét thưởng nhân dịp kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Với lòng kính yêu, sự biết ơn vô hạn đối với Bác, các văn nghệ sĩ, đội ngũ báo chí và nhân dân Thừa Thiên Huế trong thời gian tới sẽ tiếp tục có nhiều tác phẩm giá trị. Đó sẽ là các tác phẩm đạt chất lượng cao về nội dung và nghệ thuật, sâu sát thực tiễn; góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tư tưởng, đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân Thừa Thiên Huế, quảng bá hình ảnh quê hương, đất nước, con người xứ Huế.
C.T.H
(SH315/05-15)
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Chưa có ai thống kê và so sánh, nhưng hẳn là trong công cuộc kháng chiến giữ nước của dân tộc ta, không có đề tài nào được sách báo nói đến nhiều như cuộc chiến đấu trên đường Hồ Chí Minh.
YẾN THANH
Có nhiều thứ
Không thể chùi được bằng nước mắt
Như ánh sáng kia trên bầu trời hoàng hôn và bình minh của biển
Như sự nín lặng bất lực của cát.
Như bàn tay bên cạnh một bàn tay
(Bạch Diệp)
VĂN TOÀN - TUẤN VŨ
Trong cuộc đời đầy sôi nổi của mình, nhất là những tháng năm làm quan, Giá Viên Phạm Phú Thứ từng đến nhiều địa phương trong nước và nhiều nước trên thế giới.
LÊ THỊ HƯỜNG
Nói một cách kinh điển, ở tiểu thuyết, cái kết được xem là “sức mạnh của cú đấm nghệ thuật”(D. Furmanov).
PHONG LÊ
Quang Dũng1 - Dũng mà rất hiền, rất lành; tôi muốn dùng đến cả chữ lành để nói về ông mới thật sự đủ nghĩa và thỏa lòng.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Dám ngoái đầu nhìn lại” - Tập Phê bình văn học của Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nxb. Hội Nhà văn, 2021)
NGÔ THỜI ĐÔN
Trước tác của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (1819-1870) lâu nay mới được dịch thuật, giới thiệu ít nhiều ở phần thơ.
PHẠM XUÂN DŨNG
(Nhân đọc tập thơ “Hóa vàng đi Tường” của Phạm Nguyên Tường, Nxb. Thuận Hóa, 2021)
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Vỹ (1912 - 1971) là một tác giả/ hiện tượng văn chương, báo chí và văn hóa ở Việt Nam đầy ấn tượng của thời hiện đại, nhưng trước tiên, ông được biết đến với tư cách một nhà thơ từ thuở Hoài Thanh viết Thi nhân Việt Nam (1942).
TÔN THẤT DUNG
Nghe tin nhà văn, nhà thơ Trần Hữu Lục qua đời, không hiểu sao trong tâm tưởng tôi dường như có ai đọc những câu ca từ trong bài Có một dòng sông đã qua đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn!
LÊ THỊ ĐỨC HẠNH
Mộng Sơn là một trong số hiếm hoi những nhà văn nữ xuất hiện từ trước Cách mạng tháng Tám, sau này vẫn tiếp tục bền bỉ đóng góp cho nền văn học mới bằng những tác phẩm vừa phải, khiêm tốn, biểu lộ một tình cảm chân thành, một tấm lòng nhân ái.
NGUYỄN THANH TRUYỀN
Ấn tượng của tôi về Nguyên Hào bắt đầu từ một đêm thơ gần 20 năm trước. Lần đầu tiên đọc thơ trước đám đông, dáng vẻ vừa bối rối vừa tự tin, anh diễn giải và đọc bài “Rượu thuốc”: “Ngâm ly rượu trong/ Thành ly rượu đục/ Đắng tan vào lòng/ Ngọt trong lời chúc”.
PHẠM XUÂN DŨNG
(Đọc tập sách “Bên sông Ô Lâu” của tác giả Phi Tân, Nxb. Lao Động, 2021)
PHẠM PHÚ PHONG
Nguyên Du là sinh viên khóa 5 (1981 - 1985) khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Đại học Khoa học).
PHONG LÊ
Thanh Tịnh (12/12/1911 - 17/7/1988), trước hết là một nhà Thơ mới, tác giả tập thơ Hận chiến trường (1936) với hai bài Mòn mỏi và Tơ trời với tơ lòng được Hoài Thanh chọn đưa vào Thi nhân Việt Nam cùng với lời bình.
LÊ HỒ QUANG
Dưới “áp lực” của tiêu đề, khi đọc Thỏa thuận, gần như ngay lập tức, trong óc tôi nảy sinh hàng loạt câu hỏi: Thỏa thuận nói về cái gì?
VÕ QUÊ
Từ trước đến nay chúng tôi chỉ được đọc và trân quý thơ văn của nhà thơ Lê Quốc Hán qua những bài viết đăng trên các tạp chí, trên mạng thông tin, báo điện tử mà chưa được trực tiếp cầm trên tay một cuốn sách nào của ông.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Phùng Quán & Tôi” của Xuân Đài, Nxb. Phụ nữ Việt Nam, 2020)