Thư Sông Hương 01-2009

16:34 16/01/2009
Bạn đọc thân mến! Hiệp hội Đo lường Thời gian quốc tế đã quyết định kéo dài thời gian của năm 2008 thêm 1 giây, và chúng ta đã chờ thêm 1 giây để đón chào năm mới. Sau thời khắc 23 giờ 59 phút 59 giây của ngày 31.12.2008, không phải là giây đầu tiên của năm mới mà phải sau thời khắc 23 giờ 59 phút 60 giây cùng ngày, năm 2009 - năm lẻ cuối cùng của thế kỷ 21, mới chính thức bắt đầu. Nhân loại đã có thêm một giây để nhìn lại năm cũ và bước sang năm mới. Và trong một giây thiêng liêng ấy, chắc chắn nhiều ý tưởng sáng tạo đã xuất hiện, nhiều tác phẩm nghệ thuật vừa hoàn tất, âm tiết cuối của câu thơ cuối một bài thơ vừa được nhà thơ viết xong và buông bút mãn nguyện. Cùng với ly rượu vang sóng sánh chúc mừng năm mới được nâng lên, cái đẹp, cái cao cả tiếp tục xuất hiện để phụng sự nhân loại và chắc chắn, những nụ hôn của tình yêu thương đã kéo dài thêm một giây đầy thiêng liêng để dư vị hạnh phúc còn vương mãi trên môi người.

Tạp chí Sông Hương cũng đã trải qua một giây đầy thiêng liêng ấy để nhìn lại mình và định hướng những công việc phải làm trong năm mới trên hành trình phụng sự.
Năm 2008, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức kỷ niệm 25 năm thành lập. Đó là một hành trình dài mà tạp chí đã phấn đấu để trở thành tiếng nói văn nghệ, văn hóa chính thức của một vùng đất, với những dấu ấn riêng của nó, trong khi không ngừng vươn lên gắn bó với bước đi chung của đời sống văn nghệ đất nước, của thế giới. Để làm được điều đó, hành trình 25 năm qua, cũng như năm 2008 vừa qua, Tạp chí đã nhận được rất nhiều sự động viên, ủng hộ của các cấp lãnh đạo, của các cơ quan đoàn thể, anh chị em văn nghệ, các nhà nghiên cứu và đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước đã kề vai sát cánh cùng Tạp chí. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến tất cả những tấm lòng ưu ái!

Năm 2009, văn nghệ sỹ cả nước cũng như Thừa Thiên Huế đón chào năm đầu tiên triển khai Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, Nghị quyết đầu tiên của Đảng dành riêng cho văn học nghệ thuật. Đó sẽ là đòn bẩy tích cực cho nền văn nghệ nước nhà phát triển, và Sông Hương cũng được dự phần.
Năm 2009, từ số báo đầu tiên, Tạp chí Sông Hương sẽ có những thay đổi về hình thức và nội dung để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc. Cùng với hình thức trình bày sinh động hơn, nhiều chuyên mục mới xuất hiện để Tạp chí bám chặt vào đời sống vô cùng sôi động và phong phú trên hành trình phát triển của quê hương, đất nước nói chung, của văn học nghệ thuật nói riêng. Theo đó, Tạp chí sẽ có những bài viết nhận định các vấn đề xã hội để bày tỏ chính kiến đầy trách nhiệm của văn nghệ sỹ trong chuyên mục “Nhìn từ Bến Vân Lâu”; sẽ có nhiều phóng sự, bút ký văn học để chuyển tải đến công chúng những muôn mặt đời thường của thời chúng ta đang sống; đời sống văn nghệ sẽ “nóng” hơn với việc đề cập đến các vấn đề thời sự của văn học nghệ thuật qua chuyên mục “Tác giả, tác phẩm và dư luận”; và những người Huế xa luôn đau đáu nỗi nhớ về, sẽ tìm thấy bóng dáng miền sông Hương núi Ngự qua chuyên mục “Sông Hương ngoài biên giới”...

Cùng với việc nỗ lực nâng cao chất lượng hình thức và nội dung, Tạp chí Sông Hương còn triển khai một số chương trình phát triển. Đến nay, Tạp chí đã định hình bốn chương trình: Phát triển không gian văn hóa, Phát triển Tài năng trẻ, Tặng thưởng Sông Hương hàng năm, Tình Sông Hương. Nhiều bà con Huế ở phương xa, các nhà hảo tâm, các nhà tài trợ, và cả nhiều anh chị em văn nghệ sỹ nữa đã ủng hộ vật chất và tinh thần cho các chương trình này của Tạp chí. Sông Hương xin chân thành cảm ơn và xem đó chính là những lời động viên lớn lao cho Sông Hương trên hành trình đổi mới, phát triển.
Với niềm vui đó, nhân đầu năm mới 2009, Tạp chí Sông Hương xin kính chúc quý bạn đọc, quý văn hữu và đồng nghiệp gần xa một năm mới dồi dào sức khỏe, thành công và hạnh phúc!  
S.H

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN HẢI YẾN  

    Khi tôi viết những dòng này, thì ở Hải Dương, cuộc chiến chống Covid-19 vẫn đang trong hồi quyết liệt. Sự thực là tính từ ngày khởi phát làn sóng Covid-19 lần thứ ba tại Việt Nam mà điểm nóng bắt đầu công ti POYUN - thành phố Chí Linh, Hải Dương chúng tôi chưa có một ngày nào bình yên.

  • Sách là một trong những sản phẩm dễ bị xâm phạm bản quyền nhất hiện nay.

  • Những ngày qua, dư luận xôn xao về bức tượng Nữ Thần Tự do phiên bản lỗi, được nhận xét thiếu tính thẩm mỹ xuất hiện trong một khu du lịch ở Sa Pa - Lào Cai. Đó không chỉ là cảnh báo về sự tùy tiện trong thẩm mỹ mà còn là câu chuyện về việc quản lý loại hình du lịch mới.

  • Đó là những thư viện của gia đình, nhưng lại phục vụ cộng đồng và đều nằm trong các làng quê, bên lũy tre, sân đình, tô điểm thêm nét đẹp của vùng quê Kinh Bắc vốn rạng danh với truyền thống hiếu học và thành tích khoa bảng.

  • Thời gian qua, giải thưởng từ cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ tổ chức đã tạo nên những tranh cãi về chất lượng tác phẩm đoạt giải. 

  • Thời gian qua, giải thưởng từ cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ tổ chức đã tạo nên những tranh cãi về chất lượng tác phẩm đoạt giải. 

  • Với sự xuất hiện của loại virus mới SARS-CoV-2 ở Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019 và sau đó đã bùng phát thành đại dịch toàn cầu, các tổ chức Phật giáo trên thế giới đã bắt tay vào hành động.

  • Xây dựng đề án “Chiến lược phát triển ngành văn hóa TPHCM giai đoạn 2020-2035” là điều hết sức cần thiết và đã được UBND TPHCM thông qua mới đây. Trong tình hình hiện nay, việc xác định các hướng phát triển văn hóa sẽ vừa mang tính chiến lược, vừa có ý nghĩa thiết thực.

  • Sau đợt nghỉ diễn vì dịch Covid-19 những ngày tết vừa qua, các sân khấu cải lương xã hội hóa cùng nghệ sĩ (NS) lên kế hoạch phục vụ khán giả nhiều vở mới.

  • Hướng đến các giá trị truyền thống đang là một xu hướng diễn ra dù âm thầm nhưng rất mạnh mẽ trong giới nghệ thuật.

  • Trong vòng xoáy chung, khó mà nói ngành nghề, lĩnh vực nào không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng nghệ thuật có cách sáng tạo và thích ứng riêng.

  • Sự kéo dài của cuộc khủng hoảng virus corona có thể không chỉ làm thay đổi phương thức và lịch trình biểu diễn của nhiều nhà hát opera và dàn nhạc mà còn dẫn đến việc thay đổi cán cân quyền lực giữa nghệ sĩ và giới quản lý.

  • Covid là một cú sốc, nhưng Covid cũng là một món quà với trẻ em. Sớm hay muộn, Covid cũng sẽ rời xa, nhưng ngay lúc này, cha mẹ có thể biến không gian Covid thành một bài học lớn cho trẻ ngay tại nhà...

  • Tôi xin phép lấy nhận xét về thời trang của nhà thơ đương thời người Đức E. H. Ballermann để trả lời ngay - trước khi lý luận - câu hỏi thường đặt ra cho tôi "Áo dài truyền thống có đi ngược trào lưu hay xu hướng thời trang hiện đại không”, rằng: Không!

  • Ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công - ông Táo, cũng là thời điểm nhắc nhở mỗi người về một năm mới sắp đến.

  • Nhìn sự rộn ràng của đường phố thấy đầy sức sống, đầy năng lượng, một sự bình thường vô cùng đáng quý mà ngày thường sẽ chỉ thấy đông quá, tắc đường, bụi bặm quá. Dòng chảy cuồn cuộn ấy mà bị ngừng trệ thì thật kinh khủng...

  • Quá trình sáng tác và thực hành các loại hình nghệ thuật luôn đòi hỏi sự sáng tạo, nghiêm cẩn của mỗi nghệ sĩ. Trong quá trình ấy, tính độc lập, riêng biệt của nghệ sĩ sẽ tạo ra sự khác biệt, để lại dấu ấn và phát triển. Đó là chia sẻ của nhiều nghệ sĩ tại tọa đàm “Trùng trùng tiếp tiếp: sân khấu xưa và nay” tối 20.1.

  • Các bộ phim ăn khách, chương trình nghệ thuật thu hút khán giả, sản phẩm âm nhạc bán chạy... đang khẳng định giá trị kinh tế của văn hóa. Tuy nhiên, đóng góp của văn hóa không chỉ thể hiện qua những con số, và cũng không nên coi đó là mục tiêu của lĩnh vực này.

  • Năm 2020 đánh dấu những bước chuyển mình đáng nhớ đối với nhiều loại hình nghệ thuật. Sự phối kết giữa những môn nghệ thuật tưởng chừng không hề “ăn nhập” với nhau lại tạo ra nhiều bất ngờ.

  • Bộ sách Lục tỉnh cầm ca (NXB Văn hóa - Văn nghệ) cũng là tên của một nhóm bạn trẻ, đã tái hiện nguồn tư liệu về các loại hình diễn xướng của Nam bộ, xứng đáng trở thành câu trả lời cho câu hỏi: Giới trẻ ngày nay có còn quan tâm đến nghệ thuật truyền thống hay không?