Thư Sông Hương - Cuộc maratông thơ Sông Hương...

15:26 04/08/2008
Thư Sông Hương Vậy là năm đầu của thế kỷ XXI, của thiên niên kỷ III Công lịch đã qua. Mới ngày nào đó, khắp hành tinh này còn rộ lên niềm hoang mang và hoang tưởng về một ngày tận thế ở năm 2000 bởi sự “cứu rỗi” của Thiên Chúa hoặc bởi sự “mù loà” của máy tính. Mới một năm thôi mà thế giới loài người đã qua biết bao bất trắc, xung đột, khủng bố... và máu và nước mắt! May mà đất nước chúng ta vẫn được bình yên, ổn định, phát triển theo Đường lối Đại hội IX của Đảng. May mà dân ta vẫn còn nhu cầu Văn hoá tâm linh. Văn hoá tâm linh cũng là thuộc tính của văn học nghệ thuật. Các tờ báo văn nghệ tồn tại được chính nhờ nhu cầu đó. Qua một năm nhìn lại, Tạp chí Sông Hương chúng tôi ngày một được bạn đọc tin cậy hơn, cộng tác càng nhiều hơn, thật là điều vinh hạnh. Song, ngược lại, chúng tôi cũng lấy làm áy náy vì bài vở thì nhiều mà trang báo lại có hạn, không thể đăng tải hết được, nhất là số Tết này. Ở đây, nó mang một nghịch lý chua chát, bi hài như một nhà viết kịch đã nói: “Số ghế bao giờ cũng ít hơn số người muốn ngồi vào ghế”. Ngoài sự bất cập ấy, hẳn còn có những điều khiếm nhã khác mà chúng tôi không biết làm gì hơn ngoài lời xin lỗi, lời cảm ơn và mong được thể tất. Chúng tôi xin cố gắng chăm lo tờ Sông Hương luôn giữ được sắc thái riêng, có chất lượng để khỏi phụ lòng các bạn. Dù thế giới có biến đổi thế nào đi nữa thì Sông Hương vẫn mãi mãi muốn được thuỷ chung với bạn đọc, bạn viết của mình. Nhân dịp tết Nhâm Ngọ, Sông Hương trân trọng chúc Tết các bạn sang năm mới thêm dồi dào sức khoẻ, thành đạt và hạnh phúc. S.H

Cuộc maratông thơ Sông Hương...
 
NGÔ MINH
  
Cuộc thi thơ toàn quốc do Tạp chí Sông Hương tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 1 - 6 - 2001 đến hết ngày 31 - 3 - 2003. Nghĩa là cuộc maratông thơ Sông Hương 21 tháng đã đi được một phần ba thời gian. Đã có nhiều điều thú vị để khoe, để ngẫm, để bàn.
 Mở cuốn sổ dày cộm ghi tên tác giả, địa chỉ và tên từng bài thơ dự thi, chị Võ Thị Bích Đào, trưởng ban trị sự Sông Hương bấm máy tính cho tôi biết: Đến 15 - 12 - 2001, tạp chí đã nhận được 795 bài thơ dự thi của 182 tác giả từ khắp nơi trong nước gửi đến. Nếu đem cân lên, số bản thảo thơ ấy nặng gần chục ký! Liếc qua địa chỉ và bút danh các tác giả, tôi nhận ra nhiều điều rất lý thú:
 Thứ nhất là dường như tỉnh nào cũng có tác giả gửi thơ dự thi. Địa chỉ của các tác giả ghi từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, đến Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Cà Mau, Sông Bé, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Gia Lai..v..v.. nghĩa là gần như 61 tỉnh, thành phố đều tham dự. Mới hay Tạp chí Sông Hương cũng len lỏi đến khắp các vùng xa xôi của đất nước. Các địa phương đông đảo tác giả tham gia cuộc maratông thơ nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nghệ An và dân "bản địa Huế"... Có tác giả trong 7 tháng qua đã gửi về dự thi hai ba lần.
 Đa số các tác giả có thơ dự thi tên tuổi còn mới toe trên chiếu thơ Việt. Đó là "điềm hên" đối với một cuộc đua. Bởi đây chính là đội ngũ kế tiếp của thơ ca Việt thế kỷ XXI. Một số tác giả thơ trẻ đã được nhiều người biết đến như Nguyễn Hữu Hồng Minh (TP. Hồ Chí Minh), Vi Thùy Linh (Hà Nội), Lê Quốc Hán (Vinh), Văn Công Hùng (Gia Lai)..v..v.. cũng dự thi rất nhiệt tình. Cây truyện ngắn có tiếng ở Hà Tĩnh là chị Nguyễn Thị Phước lần này cũng tham gia cuộc maratông thơ Sông Hương. Người gửi nhiều bài thơ dự thi nhất là tác giả trẻ Hoàng Lê Nhật Tấn ở Sài Gòn. Anh gửi đến Ban tổ chức một phong bì nặng tới 29 bài thơ, trong đó có nhiều bài rất chất lượng. Còn số người gửi dự thi năm bảy bài thì nhiều không đếm hết.
 Anh Nguyễn Khắc Thạch, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương cho biết, anh rất mừng vì không khí thi thơ rất sôi động. Ngày nào cũng nhận được vài ba bì thơ dự thi. Bảy số Tạp chí Sông Hương số 7/2001 đến số 1/2002 đã chọn giới thiệu 37 bài thơ dự thi của 28 tác giả, trong đó 7 tác giả đã được giới thiệu chùm trên Sông Hương. Có 2 tác giả được giới thiệu chùm 3 bài là anh Võ Khánh Cừ ở Nghệ An (SH số 9 - 2001) và anh Hoàng Lê Nhật Tấn ở TP. Hồ Chí Minh (SH số 1- 2002); 5 tác giả được giới thiệu chùm 2 bài là Nguyễn Đông Nhật (TP. HCM), Nguyễn Thiền Nghi (Huế), Ngô Tự Lập (Hà Nội), Phan Trung Thành (TP. HCM), Vi Thùy Linh (Hà Nội). Thơ giới thiệu trên Sông Hương hàng tháng ở trong số những bài thơ có chất lượng do Ban sơ tuyển chọn.
 
Để đảm bảo chất lượng thơ được chọn, không bỏ sót bài hay, không bỏ sót tác giả mới, Ban tổ chức cuộc thi đã áp dụng cách đọc nhiều lần. Thơ dự thi gửi đến tạp chí qua bộ phận đọc bước một. Bộ phận này căn cứ thể lệ cuộc thi, chọn những bài thơ thực là thơ, từ trung bình khá trở lên chuyển cho Tổng Biên tập. Tổng Biên tập đọc kiểm tra lại, xong rồi mới chuyển cho các ủy viên Ban sơ khảo. Vòng sơ khảo các ủy viên đều chấm điểm độc lập, cho điểm 10 bậc. Sau đó mới nộp cho Trưởng ban tổ chức tổng hợp, bài thơ nào điểm chấm quá chênh nhau thì họp lại để thảo luận, rồi chấm lại. Tôi tin rằng với cách đọc kỹ càng này, các bài thơ hay gửi dự thi sẽ được thẩm định một cách khách quan, minh bạch.
 
Quả thực, là một độc giả đọc những bài thơ dự thi in trên Tạp chí Sông Hương từ số 7 - 2001 đến số 1 - 2002, tôi thấy đa số các bài thơ rất nén, rất gợi, khai thác được cái tôi trữ tình, nên rất gần gũi với con người và cuộc sống. Các tác giả trẻ không bị gò bó vào các "thể thơ" năm chữ, bảy chữ hay vần vè mà biết phóng khoáng trong cấu trúc, mới mẻ trong ngôn ngữ, hình tượng. Tôi có thể dẫn ra nhiều câu thơ, bài thơ hay đã được giới thiệu trên tạp chí, nhưng luật lệ cuộc thi không cho phép quảng bá cho bất cứ ai, thế là đành nhịn vậy!
 Mới một phần ba chặng đường, nhiều tác giả mới đang tiếp tục gửi thơ đến, cuộc maratông thơ Sông Hương hứa hẹn nhiều hấp dẫn ở phía trước.        
N.M

(nguồn: TCSH số 156 - 02 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Dư luận đang lo lắng về việc rớt giá thê thảm của khối C. Khối C đã thật sự bị sĩ tử thẳng thừng từ chối, điều đó cho thấy rằng xã hội đang quay lưng… đằng sau đó có những hệ lụy gì?

  • Theo định hướng phát triển hiện nay, Huế sẽ là đô thị trung tâm, đô thị hạt nhân giữ vai trò động lực cho Thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai.

  • Thuở xưa, mỗi làng có một hương ước, nhiều làng có hương ước thành văn nhưng cũng có làng có hương ước bất thành văn.

  • Khi nhắc đến xứ sở Phù Tang, điều đầu tiên thế giới nghĩ đến là một Nhật Bản thần kỳ, giàu mạnh về kinh tế và điều thứ hai chắc chắn sẽ là sự đối mặt thường xuyên với thảm họa thiên tai.

  • “Có động đất ở Nhật Bản!” Tôi đang loay hoay xếp lại chồng sách vở ngổn ngang trên bàn thì nghe chồng tôi, giáo sư Michimi Munarushi người Nhật mới về Việt Nam 3 hôm trước báo.

  • Không có một vùng đất thứ hai nào trên dải đất hình chữ S của Việt Nam có vị trí hết sức đặc biệt như Huế. Nơi đây, từ 1306, bước chân Huyền Trân xuống thuyền mở đầu cho kỷ nguyên mở nước về Nam, Thuận Hóa thành nơi biên trấn.

  • I. Đặt vấn đề 1.1. Năm 1945, sau khi nhà Nguyễn cáo chung, một số giá trị văn hóa phi vật thể của Huế không còn giữ được môi trường diễn xướng nguyên thủy, nhưng những gì nó vốn có vẫn là minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa của dân tộc Việt Nam.

  • Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới đã trở thành quyết tâm chính trị của cán bộ đảng viên và nhân dân Thừa Thiên Huế.

  • Thăng Long - Hà Nội, thủ đô, trái tim của cả nước, qua ngàn năm phát triển, đã trở thành biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, là niềm tự hào của cả dân tộc.

  • Sau khi phục dựng thành công lễ tế Nam Giao và lễ tế Xã Tắc trong những năm qua, thiết nghĩ việc tái hiện lễ tế Âm Hồn 23.5 ở quy mô thành phố/ tỉnh là một việc làm có ý nghĩa trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa và quảng bá du lịch của thành phố Huế chúng ta.

  • Thừa Thiên Huế - vùng đất chiến lược nối giữa hai miền Bắc - Nam từng là “phên dậu thứ tư về phương Nam” của Đại Việt, nơi “đô hội lớn của một phương”; từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô của đất nước dưới thời Quang Trung - Nguyễn Huệ và triều Nguyễn (1802 - 1945); là miền đất địa linh nhân kiệt gắn liền với những tên tuổi lớn trong hành trình lịch sử của dân tộc, của ngàn năm Thăng Long...

  • Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong vài năm tới theo tinh thần kết luận số 48 của Bộ Chính trị đã mở ra một mốc mới mang tính lịch sử. Với kết luận này, đặt ra nhiệm vụ cho Huế phải trở thành trung tâm của khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.

  • Ôn cố để tri tân, Festival Huế 2010 là lần tổ chức thứ VI. Qua 6 lần tổ chức, nhìn lại những ngày liên hoan văn hóa Việt Pháp (1992) do thành phố Huế phối hợp với Codev tổ chức, anh chị em văn nghệ sĩ Huế lúc bấy giờ phấn khích lắm vì đây là cơ hội tiếp xúc với thế giới dù chỉ mới có một nước Pháp. Họ thấy cần có trách nhiệm phải tham mưu để xây dựng chương trình cũng như chủ động tham gia hoạt động trong lĩnh vực của mình.

  • Như thường lệ, hàng năm Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế tiến hành xét tặng thưởng cho các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc.

  • Chúng ta đã đi hết gần chặng đường 10 năm đầu của thiên niên kỷ mới. Thời đại chúng ta đang sống là thời đại mà sự phát triển song hành giữa cơ hội và thách thức đan xen.

  • (Thừa Thiên Huế trên tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương)

  • Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, cùng với thành tựu của công cuộc đổi mới diễn ra sôi động trên đất nước Việt Nam, sức sống của vùng văn hoá Huế sau những năm dài tưởng chừng đã ngủ yên chợt bừng dậy và lấp lánh tỏa sáng.

  • Thơ không thể tách rời đời sống con người. Điều đó đã được thời gian minh chứng. Từ lời hát ru của mẹ, những giọng hò trên miền sông nước,… đã đánh thức tình yêu thương trong mỗi chúng ta.

  • Gần đây, khi Đảng ta chứng tỏ sự quan tâm của mình đối với đội ngũ trí thức thì trong dư luận cũng đã kịp thời có những phản ứng cộng hưởng. Điều mà chúng tôi lĩnh hội được gồm 3 câu hỏi tưởng chừng như "biết rồi khổ lắm nói mãi" nhưng lại không hẳn thế. Nó vẫn mới, vẫn nóng hổi vì sự tuyệt đối của qui luật vận động cũng như vì tính cập nhật, tính ứng dụng của đời sống. Chúng tôi xin được nêu ra và cùng bàn, cùng trao đổi cả 3 vấn đề.

  • Trí thức là những người mà lao động hàng ngày của họ là lao động trí óc, sản phẩm của họ làm ra là những sản phẩm trí tuệ, nhưng sản phẩm ấy phải là những sản phẩm có ích cho xã hội...