Thư gửi tổng thống Mỹ Richard M. Nixon - Những dòng chữ cuối cùng của chủ tịch Hồ Chí Minh

09:52 19/05/2009
TÔ VĨNH HÀNhững trang viết sau cùng của một con người luôn luôn là điều thiêng liêng và không bao giờ hết bí ẩn. Vì sao lại dùng từ ấy chứ không phải là chữ kia; đề cập đến cái này chứ không phải là cái khác..? Rất nhiều câu hỏi sẽ đến với người đọc khi trước mắt ta là những ý tưởng hiện hữu sau cùng của một đời người - đặc biệt ở con người vĩ đại như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là cái tên mà mỗi người Việt lúc đọc hay nói, không chỉ diễn đạt một quan niệm gần như vô hạn của nhận thức, mà hơn nhiều thế nữa - là âm sắc tuyệt vời của sự kết tụ những tinh hoa quý giá nhất của trái tim mình.

Bức thư của Hồ Chủ tịch gửi cho tổng thống Mỹ đề ngày 25 tháng 8 năm 1969 - tám ngày trước khi Người vĩnh biệt non sông đất nước ta(1). Ai cũng hiểu rằng bức thư được viết lúc sức khoẻ của Người rất yếu(2). Vì vậy, lựa chọn vấn đề nào để giải quyết không phải là điều dễ dàng. Đó rõ ràng phải là vấn đề quan trọng và cấp bách nhất. Có thể nói tới sự dẫn dắt từ vô thức - một điều rất khó tranh cãi - đối với người sắp lìa bỏ cõi trần. Trong những giờ phút sau cùng, nhận thức và tâm linh thường tạo ra những phán quyết xuất thần mà cả nội hàm lẫn ngoại hàm của ngôn từ, đều có không ít những điều để lại sự trăn trở lâu dài.

Phần mở đầu, Hồ Chủ tịch đã lên án cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ: "vô cùng công phẫn trước những tổn thất và tàn phá do quân Mỹ gây ra cho nhân dân và đất nước chúng tôi..." Tuy nhiên, với một tấm lòng nhân văn đáng khâm phục, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nói rõ rằng Người "rất xúc động thấy ngày càng có nhiều thanh niên Mỹ chết vô ích ở Việt Nam..." Một cách nhìn đầy đủ từ cả hai phía là quan điểm không dễ có được trong hoàn cảnh đầy đau thương của dân tộc. Nó không chỉ là việc bỏ lùi lại phía sau toàn bộ sự thiển cận, mà còn là cách Hồ Chí Minh mở đường cho phần lương tri có thể của người đứng đầu nhà nước Mỹ. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh biết rõ Nixon là người có thể hiểu đúng nhất thế cùng đường của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Vấn đề còn lại là làm cho ông ta nhận thấy ngay từ sự bi thảm của thất bại, niềm thông cảm của người chiến thắng đối với kẻ ngược lại là con đường ngắn nhất để tìm được một giải pháp đúng, cho dù chẳng ai hoàn toàn hài lòng với giải pháp đó.

Phần thứ hai của bức thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định quyết tâm "chiến đấu đến cùng, không sợ hy sinh gian khổ..." của toàn thể dân tộc Việt Nam; nhưng Người cũng diễn đạt rất rõ rằng Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam hoàn toàn đủ tỉnh táo cũng như sự hiểu biết cần thiết để đưa ra "cơ sở hợp tình hợp lý" trong việc giải quyết "vấn đề Việt Nam". Điểm độc đáo phi thường của bức thư là chủ tịch Hồ Chí Minh đã cố tình lặp đi lặp lại đến ba lần cụm từ "vấn đề Việt Nam". Một cuộc chiến tranh đã kéo dài 15 năm được rút gọn bằng hai từ thật giản dị. Hồ Chủ tịch đã chỉ ra cho tổng thống Mỹ thấy chân lý đang hiện rõ ở nơi mà ông ta cố tình không nhìn thấy. Sự ngoan cố của nhà cầm quyền Mỹ; sự không hiểu hết tư tưởng Hồ Chí Minh của rất nhiều người - đó là một phần của nguyên nhân giải thích vì sao phải đến bốn năm sau khi Người qua đời, Hiệp định Paris mới được ký kết (!)

Nói như thế để thấy rằng sự tinh tế của tư duy, sự mẫn tiệp của trí tuệ, sự nhạy cảm của một thiên tài và tầm nhìn xa sâu sắc của một lãnh tụ vĩ đại có ý nghĩa như thế nào đối với việc có thể thay đổi số phận một dân tộc.  

 Phần cuối của bức thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh nghiêm khắc đòi hỏi tổng thống Mỹ phải "rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam", coi đó là phương án duy nhất đúng đắn của "lòng mong muốn hành động cho một nền hoà bình công bằng" của tổng thống Mỹ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh rằng Người nhìn thấy:
"Đó là con đường để Mỹ rút khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự".

Trong bức thư, câu trên được viết thành một dòng riêng. Cần lưu ý rằng đây là lần đầu tiên Hồ Chủ tịch chính thức dùng từ "trong danh dự" để mở lối thoát cho siêu cường lớn nhất thế giới có thể cứu vãn được phần nào sự xói mòn nghiêm trọng uy tín của họ trên trường quốc tế. Đó là cách làm tỉnh táo từ truyền thống rộng lượng của dân tộc Việt Nam kết hợp với sự uyển chuyển đầy linh hoạt nguyên tắc đối ngoại của Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng hiểu rất rõ con đường để nhân dân ta đi tới đích thắng lợi vẫn còn dài. Vì vậy, ở câu kết của bức thư, Người viết "Với thiện chí của phía ngài và phía chúng tôi, chúng ta có thể đi tới những cố gắng chung để tìm một giải pháp đúng đắn cho vấn đề Việt Nam." Chỉ với số lượng rất ít từ ngữ, người đọc có thể hình dung thật đầy đủ rất nhiều những khó khăn sẽ đến từ bản chất ngoan cố của chính quyền Mỹ.

Gần một phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết những dòng chữ cuối cùng của cuộc đời. Ngắn gọn và sâu sắc, giản dị nhưng đầy sức nặng không chỉ là văn phong mà còn là sự kết tinh nhuần nhuyễn giữa một tri thức uyên bác và sự linh cảm diệu kỳ. Tất cả những gì Hồ Chí Minh đã "thấy" trước khi Người mất đều đã xảy ra, thậm chí chính xác đến từng chi tiết.

 Làm sao Hồ Chí Minh có thể gần như chắc chắn rằng R. Nixon sẽ phải là người quyết định ký Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam? Trong rất nhiều công việc bộn bề của một chủ tịch nước; trong giây phút cận kề giữa sự sống và cái chết, tại sao Người lại coi việc viết thư cho tổng thống Mỹ là điều quan trọng nhất? Có mối quan hệ nào giữa lời mở đầu của Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 - 9 - 1945; khai sinh một Nhà nước với sự kiện này không? Hơn nữa, đó là bức thư được viết vào "một ngày đầu thu, nghe chân ngựa về..." rất gần?.

Tôi viết những dòng này khi cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Iraq đang diễn ra vô cùng quyết liệt (05-4-2003). Có rất nhiều sự khác nhau giữa hai cuộc chiến tranh Iraq bây giờ và Việt Nam trước kia; nhưng khác biệt lớn nhất, theo tôi nghĩ đó là Hồ Chí Minh.

Những ngẫm suy về Chủ tịch Hồ Chí Minh là những điều, như tôi đã nói đầu bài viết này, chỉ có thể đúng phần nào khi ta bắt đầu từ một trái tim. Luận giải xung quanh một nhân vật hay một sự kiện phi thường, lỗi lạc - tri thức chỉ đủ để mô tả, hay nhiều lắm, nhìn thấy vừa đúng(!) tầm vóc con người của nhân vật đó. Sự vĩ đại của nhân cách, sự nghiệp; con người và tư tưởng của Hồ Chí Minh là một trong số ít những điều mà dân tộc Việt, loài người - sẽ hiểu được sau rất, rất nhiều năm nữa.           

Nhân loại đang nói bằng nhiều cách về một thế giới mà sự hợp tác, phát triển hình như ngày càng rực rỡ những ánh hào quang của không ít pháo hoa? Tuy nhiên, đôi khi loài người cũng phải ngồi lại để nghĩ rằng, chừng nào mà chủ nghĩa đế quốc còn tồn tại; chừng nào mà những tham vọng quyền lực, những đe doạ của chủ nghĩa dân tộc quá khích, sự khủng bố còn tiếp tục; thì chừng đó, hình ảnh bất tử của Chủ tịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của tất cả những gì tinh hoa nhất của dân tộc Việt, dòng máu Việt, sẽ mãi vẫn là tấm gương sáng ngời của trí tuệ và lòng kiêu hãnh tuyệt vời; về tinh thần dũng cảm, quyết tâm hy sinh cho nền độc lập, tự do của TỔ QUỐC mình.

Huế, 05 tháng 4 năm 2003.
T.V.H
(171/05-03)

-----------------------------
(1)Những trích dẫn trong bài này là ở trang 488 - 489 của tập 12, Hồ Chí Minh toàn tập. NXB Chính trị Quốc gia; H. 1996.
(2) Tất nhiên không loại trừ khả năng bức thư này được viết sớm hơn.
(3) Những chỗ nhấn mạnh hoặc in nghiêng trong bài này là của tác giả.

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐỖ LAI THÚY      Thơ có tuổi và chiêm bao có tích                                  Hàn Mặc Tử

  • NGUYỄN HỒNG TRÂNNữ sĩ Tương Phố tên thật là Đỗ Thị Đàm sinh ngày 14/7/1900, nguyên quán ở xã Bối Khê, tổng Cẩm Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên và mất ngày 8/11/1973 tại Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

  • TRƯỜNG KÝ(“Nụ cười Áp-xara”: Truyện ký của Hà Khánh Linh, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1983)

  • PHẠM PHÚ PHONGChính cái bìa tập truyện ngắn là Sứ giả Việt Hùng do hoạ sĩ Đinh Khắc Thịnh trình bày đã gợi ý tưởng cho tôi viết bài này, sau khi đọc đi đọc lại vài lần tập truyện ngắn gồm có chín truyện của Việt Hùng - chín truyện ngắn anh viết trong vòng hơn mười hai năm, kể từ khi tập truyện ngắn đầu tay Cô gái hoàng hôn (1997, cũng gồm có chín truyện ngắn), ra đời cho đến nay.

  • Ý THIỆNVào ngày 27, 28 tháng 7 năm 2001, tại chùa Từ Đàm - Huế đã diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Gia đình Phật Hoá Phổ - tổ chức tiền thân của Gia Đình Phật tử Việt Nam, với hơn 3000 đoàn sinh về tham dự. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của nhiều tầng lớp nhân dân thành phố Huế cũng như phật tử khắp nơi trên đất nước.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNGNguyễn Đức Tùng: Chào nhà thơ và cô giáo dạy văn Đinh Thị Như Thúy. Được biết chị đang sống và làm việc ở một huyện thuộc tỉnh Đắc Lắc. Chị có tìm thấy cho mình một quê hương ở đó không?

  • ĐINH XUÂN LÂM - VÕ VĂN SẠCHTrong khi khai thác tư liệu về phong trào đấu tranh yêu nước chống xâm lược Pháp hồi cuối thế kỷ XIX của nhân dân ta tại Cục lưu trữ Trung ương, chúng tôi có tìm được hai bài thơ nôm của vua Hàm Nghi ban cho các quân thứ Bắc kỳ.

  • HỒ THẾ HÀKỷ niệm 8 năm ngày mất nhà thơ Tố Hữu (9-12-2002 - 9-12-2010)

  • NGUYỄN NHÃ TIÊNTừ buổi trình làng tập thơ “Bông hồng ngủ quên”, tiếp theo là tập “Nhặt mùi hương trầm đâu đây”, cho đến bây giờ thi phẩm thứ ba của Võ Kim Ngân “Viết lúc sang mùa” vừa mới được Nxb Văn học cấp phép ấn hành tháng 7-2010.

  • THANH THẢO(Đọc “Bán đảo” của Thái Bá Lợi)

  • TRẦN HUYỀN TRÂNNgày 10 - 10, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Công ty Văn hóa Phương Nam đã tổ chức buổi tọa đàm về tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường của nhà văn Nguyễn Khắc Phê. Buổi tọa đàm đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của các nhà văn, nhà nghiên cứu và đông đảo sinh viên các trường đại học.

  • KIM QUYÊNSau tập thơ Ngày đầu tiên(*), nhà văn Trần Hữu Lục tiếp tục ra mắt bạn đọc tập Góc nhìn văn chương(**) và anh sẽ xuất bản tập truyện ngắn Trần Hữu Lục (tuyển chọn năm 2010). Thật là một mùa bội thu với nhà văn Trần Hữu Lục.

  • HỒNG DIỆU(Nhân đọc Trái tim sinh nở và Bài thơ không năm tháng *)

  • MAI VĂN HOANTôi cố hình dung những tháng ngày nhà văn Hồng Nhu trăn trở, băn khoăn lựa chọn việc trở về quê hay ở lại thành phố Vinh - nơi anh từng gắn bó đã hơn hai mươi năm với bao kỷ niệm vui buồn.

  • KHẢI PHONG“Thơ kỵ nhất viết điều người đã viết! Nhưng biết sao, khi tôi mến sông Cầu…Lòng khẽ nhắc: đừng nói điều đã viết,Sao âm vang cứ mãi gọi: sông Cầu”

  • (Về cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên Huế do Sông Hương tổ chức)BAN TỔ CHỨC CUỘC THINhằm tạo không khí sáng tác, phát hiện các cây bút trẻ Huế, trong khuôn khổ Chương trình Phát triển Tài năng Trẻ, Tạp chí Sông Hương tổ chức Cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên đang theo học các trường đại học và cao đẳng ở Huế.

  • LÊ HUỆCuộc thi Truyện ngắn cho sinh viên Huế do tạp chí Sông Hương tổ chức đã thu hút được sự tham gia của rất nhiều các bạn trẻ mang trong mình khát vọng văn chương. Những truyện ngắn dự thi đã cho ta thấy được một vóc dáng mới của các cây bút trẻ Huế hiện nay: phản ánh cuộc sống đương đại từ nhiều góc cạnh bằng bút pháp tinh tế, mới mẻ, giàu trí tuệ và đầy chất thơ. Mười lăm truyện ngắn xuất sắc lọt vào chung khảo đã được tập hợp lại thành ấn phẩm mang tên “Yêu xa xa một phút”.

  • PHAN MINH NGỌC“Bài thơ về biển khơi” (*) là tập sáng tác đầu tay của cây bút nữ Trần Thùy Mai.

  • NGÔ HƯƠNG GIANGLàm thế nào để diễn giải hợp lý về Tường Thành?

  • KHẢI PHONGTôi đã có dịp gặp những trang thơ chân chất của Nguyễn Quang Hà trong “Tiếng gà trên đỉnh chốt”(1). Lần này gặp văn Nguyễn Quang Hà trong “Mùa xương rồng nở hoa” (2), cảm tưởng lưu lại trong tôi là văn anh gây được ấn tượng mạnh hơn thơ.