Thổn thức ký ức Trường Sơn

16:05 07/01/2020

Kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2019) và 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2019)

PHẠM THUẬN THÀNH

Nữ thanh niên xung phong mở đường Trường Sơn. Ảnh tư liệu

Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước giai đoạn 1972 - 1975, tỉnh Hà Bắc thành lập đơn vị thanh niên xung phong (TNXP) N297 Đề Thám với 500 cán bộ, chiến sĩ, trong đó thuộc tỉnh Bắc Ninh hiện nay có hơn 200 người. Khi vào đến chiến trường Trường Sơn đơn vị biên chế thành Tiểu đoàn 193 thuộc Trung đoàn 217, Sư đoàn 473 Binh đoàn 559. Đơn vị ban đầu làm nhiệm vụ mở rộng đường 9 thuộc tỉnh Quảng Trị, sau đó làm nhiệm vụ mở rộng đường 14 thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Đơn vị đã chấp hành nghiêm kỉ luật chiến trường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong đó có nhiều cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh, để lại một phần xương máu tại chiến trường. Đơn vị N297 Đề Thám đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Hiện nay nhiều cán bộ chiến sĩ đơn vị đang giữ các chức vụ chủ chốt của Hội cựu TNXP Bắc Ninh, trong đó có đồng chí Nguyễn Hữu Tiệm, Chủ tịch Hội.

Cuối tháng 10/2019, Hội cựu TNXP Bắc Ninh đã tổ chức chuyến đi thăm chiến trường xưa cho 42 cán bộ Hội chủ chốt cấp huyện và tỉnh. Bao nhiêu ký ức năm xưa thổn thức ùa về.

Mặt đường bỏng cháy

Đồng chí Nguyễn Hữu Tiệm khi xưa là cán bộ thống kê của tiểu đoàn. Đứng chân trên Quốc lộ 9A trải nhựa phẳng lì, ông thổn thức nhớ lại người liệt sĩ đầu tiên của đơn vị, chị Nguyễn Thị Thanh.

Chị Thanh quê xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du. Đầu năm 1973 đơn vị bước vào làm nhiệm vụ mở rộng đường 9 cho xe cơ giới đi về hai chiều. Sau một thời gian lao động phổ thông thì cấp trên điều cho đơn vị xe ủi. Ca xe làm đêm chị Thanh có nhiệm vụ cầm đèn làm tiêu. Chiếc đèn cải tiến từ ống bơ, có sợi dây thép ngang ống đỡ bấc đèn và có quai xách cũng bằng dây thép. Ngọn đèn tụt sâu trong ống vừa để tránh gió to làm tắt, vừa để hạn chế quầng sáng tránh máy bay địch. Tuy nhiên nó cũng đủ sáng để lái xe tránh vực sâu. Những khi xe ủi cần bổ sung dầu thì người làm tiêu thường giúp các anh tra dầu để các anh giải lao chốc lát. Hôm ấy chị Thanh cũng giúp lái xe bổ sung dầu. Ngọn đèn để gần để soi sáng miệng rót dầu vào xe. Can dầu đầu tiên an toàn. Nhưng khi rót đến can thứ hai thì lập tức bén lửa. Ngọn lửa từ can dầu phóng mạnh vào người chị. Toàn thân chị cháy như ngọn đuốc. Lái xe chạy đến dùng đất dập lửa giúp nhưng khi lửa tắt thì chị Thanh đã bị bỏng rất nặng. Chị ngã vật xuống mặt đường. Khi anh chị em đến đưa chị đi bệnh viện dã chiến thì chị đã tắt thở. Cả đơn vị thẫn thờ thương tiếc chị, một người con gái nết na, dịu hiền, chăm chỉ. Mặt đường bắt đầu bỏng cháy với mỗi cán bộ, chiến sĩ đơn vị N297.

Ba lần thoát hiểm

Chị Vũ Thị Lợi, quê xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du thời N297 là trung đội phó Trung đội 1, Đại đội 1. Trung đội có 2 tiểu đội nam, 1 tiểu đội nữ. Từ cuối năm 1973 đơn vị làm nhiệm vụ mở rộng đường 14 ở khu vực huyện A Lưới. Chỗ cao thì phá nổ cho thấp, chỗ thấp thì san cho cao theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Một lần đã phát lệnh châm dây cháy chậm thì chị Lợi phát hiện còn một lá cờ hiệu chưa kịp thu. Ước định dây cháy chậm còn đủ dài, chị Lợi quay lại thu cờ. Nhưng không may tốc độ của chị chậm hơn, chị chưa kịp chạy tới nơi ẩn nấp thì bộc phá đồng loạt nổ. Chị bị đất đá trùm kín người bất tỉnh. Cả trung đội xúm vào đào bới cứu được chị. Nhưng chị phải điều trị mất mấy tháng mới ra mặt đường tiếp.

Trận đất đá đè đó làm ảnh hưởng khá nghiêm trọng sức khỏe, ra mặt đường chị vẫn tham công tiếc việc nên đã bị ngất xỉu, y tá Chinh và cấp dưỡng Phượng phải ra đưa chị về nghỉ. Nhưng khi qua con suối cạn bỗng đâu nước lũ tràn về, ba chị em bị cuốn trôi đi. Anh em đứng nhìn hết hy vọng cứu người bởi nước quá mạnh, tốc độ cuốn trôi rất nhanh. Ba chị em đều biết bơi nhưng nước mạnh không thể bơi nổi, cứ đành phó mặc cho nước cuốn đi. Rất may, cả ba chị em đều mắc vào một cây to đổ ra lòng suối. Ba chị em hoàn hồn giúp nhau bám cây lần được lên bờ. Chẳng ai ngờ con suối cạn hiền lành ngày nào cũng lội qua thế mà bỗng chốc trở nên hung dữ vậy.

Lần thứ ba chị Lợi thoát hiểm cũng rất ngoạn mục. Hôm đó chị ngồi xe đi bốc đá. Xe vừa ghé thùng vào đống đá thì bỗng mất phanh, cứ trôi tự do xuống dốc. Càng lúc xe càng trôi nhanh hơn. Chị Lợi chị còn biết bám chắc thành xe. Anh lái xe cũng rất gan dạn, mặc xe trôi anh vẫn giữ chắc tay lái, không để xe trôi xuống vực. Xe trôi đến chân quả đồi thì mới dừng lại được. Bấy giờ chị Lợi mới tin là đã thoát hiểm.

Sau khi phục viên, chị Lợi đã thi đỗ vào trường đại học Y, trở thành bác sĩ công tác ở Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản của tỉnh. Chị đã tham gia công tác Hội ngay từ những ngày đầu thành lập.

Căn bệnh lạ

Chị Ngô Thị Bảy quê Dũng Liệt (Yên Phong) có lẽ là em út của đơn vị, vì khi nhập ngũ chị chưa đủ tuổi, phải làm đơn tình nguyện. Trong khi làm nhiệm vụ, tiểu đội chị từng bị bom địch đánh trúng, mấy người bị thương nhưng tất cả vẫn bám đường đến cùng. Sau khi giải ngũ, chị bảy là thương binh, công tác tại xã. Khi thành lập Hội chị được bầu làm chủ tịch Hội cựu TNXP xã Dũng Liệt. Năm 2016 chị được bầu là Chủ tịch Hội cựu TNXP huyện Yên Phong. Trở về thăm chiến trường xưa chị lại nhớ đến “căn bệnh lạ” lây lan nhanh hành hạ chị em một thời.

Khoảng giữa năm 1974 do nhu cầu nhiệm vụ, đơn vị tổ chức biên chế lại, gom các tiểu đội nữ lại vào một trung đội. Sinh hoạt, công tác khá biệt lập với các đơn vị nam giới. Một thời gian sau phát sinh một căn bệnh lạ, anh em gọi là bệnh điên lây. Sau khi điểm danh xong, mọi người mắc màn đi ngủ thì căn bệnh xuất hiện. Đầu tiên chỉ có một người phát bệnh, tự cở hết quần áo rồi “nổi điên”, mắt mũi trợn ngược, tự vò đầu bứt tóc. Rồi bệnh lây sang người khác. Người thì khóc, người thì cười, người thì chạy lung tung. Sau này bác sĩ bảo đó là bệnh êch-tơ-ri của con gái, một loại bệnh trầm cảm, không nguy hiểm tính mạng, chỉ cần có người ôm ấp vuốt ve một lát là khỏi. Tuy nhiên, căn bệnh lạ cũng gây ảnh hưởng tâm lí và sức khỏe cho cả trung đội. Đơn vị đã phải đưa các tiểu đội nữ về như cũ thì căn bệnh lạ cũng tự nhiên biến mất.

Ngọn đuốc cuộc đời

Chị Bạch Thị Liên hiện là Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban nữ cựu TNXP tỉnh Bắc Ninh. Chị quê ở Thành phố Bắc Ninh. Ở đơn vị N297 chị là cô bé nhỏ con hát hay, được chọn tham gia Đội văn nghệ xung kích. Đội có 7 người, gồm anh Khuê (Yên Phong) chơi măng-đô-lin, đàn bầu; anh Khánh (Yên Phong) thổi sáo; anh Miết (Thuận Thành) kéo nhị; chị Chi, chị Soạn (Quế Võ) và chị Huyền (Tân Yên) hát chèo; chị Liên hát quan họ và nhạc mới. Đội đi phục vụ các đơn vị ở gần. Chị Liên có hai bài tủ là “Miền Nam nhớ mãi ơn Người”, sáng tác của Lưu Cầu, và “Trên đỉnh Trường Sơn ta hát”, sáng tác của Huy Du, và các làn điệu quan họ quê hương quen thuộc. Kỷ niệm ở Đội văn nghệ nhiều nhưng chị lại nhớ nhất kỷ niệm ở mặt đường, mà kỷ niệm sâu đậm nhất trong những năm khói lửa là hình ảnh hy sinh dũng cảm của tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Tuyến, quê Gia Bình. Bấy giờ đang bước vào chiến dịch 55 ngày đêm Thần tốc; thần tốc, xốc tới để giải phóng miền Nam, đơn vị đảm bảo thông tuyến không kể đêm ngày. Vào đêm cuối tháng 3/1975, rừng Trường Sơn mưa phùn tối đen như mực. Tiểu đội Nguyễn Văn Tuyến đi làm nhiệm vụ. Đang làm thì máy ủi hết nhiên liệu, anh và một chiến sĩ đi đến bãi dầu lấy thêm. Cứ như mọi bữa làm ngày thì việc mở nắp thùng phuy dầu không khó khăn gì. Nhưng việc lấy dầu ban đêm thì khó khăn hơn nhiều. Nắp thùng phuy bị kẹt, Tuyến phải dùng lực mạnh mới xoay được nắp, vừa mở được nắp thùng phuy thì khí nhẹ phía trên thùng liền bén lửa. Bộ quần áo bảo hộ lao động lấm lem dầu mỡ của Tuyến cũng bốc lửa cháy như ngọn đuốc khổng lồ. Anh còn kịp xô đổ thùng phuy không cho phát nổ để cứu những thùng phuy khác ở gần rồi mới bình tĩnh lăn theo tà li xuống suối ngay dưới chân bãi dầu. Bãi dầu ở ngay gần cơ quan tiểu đoàn bộ, tôi vội hô anh em chạy ra cứu người và cứu dầu. Bất chấp nguy hiểm có thể nổ phuy dầu gây bỏng, anh em vẫn xông vào lăn những phuy dầu trên bãi xuống suối và xông tới dập lửa trên người Tuyến. Mặc dù quần áo đang cháy như ngọn đuốc anh vẫn giục mọi người hãy cứu lấy dầu trước nếu để nổ cháy dầu thì đơn vị không thể hoàn thành nhiệm vụ thần tốc được. Khi dập được lửa trên người anh đưa đi viện thì anh đã không còn cứu được nữa do bị bỏng độ trăm/trăm rồi.

Tiếc thương người đồng đội đã dũng cảm hy sinh khi làm nhiệm vụ, đơn vị đã phát động phong trào thi đua quyết thắng học tập Ngọn đuốc Nguyễn Văn Tuyến không quản hy sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ hơn nữa. Ai cũng biểu lộ quyết tâm làm thêm cả phần người đã hy sinh. Với ngọn đuốc Nguyễn Văn Tuyến thúc giục, đơn vị đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ dù khẩn cấp tới đâu tới ngày toàn thắng.

Chuyến đi thăm lại chiến trường xưa này của Hội cựu TNXP Bắc Ninh là một hoạt động quan trọng bồi dưỡng tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho cán bộ, hội viên và thế hệ trẻ Bắc Ninh.

P.T.T  
(SHSDB35/12-2019)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • THANH TÙNG  

    Nhạc sĩ Phạm Duy không phải người Huế, nhưng qua những lần dừng lại ở Huế ông đã cho ra đời nhiều giai điệu trữ tình và nhiều hình ảnh đẹp, sâu lắng, trong đó thấp thoáng nhiều bóng hồng xứ Huế.

  • NGUYỄN QUANG HÀ  

    Để giữ gìn thành phố Huế, chính quyền miền Nam tổ chức nhiều đồn bốt để bảo vệ. Ở phía Nam Huế có đồn An Cựu gần núi Ngự Bình.


  • HUY CẬN - XUÂN DIỆU

                        (Trích)

  • DƯƠNG PHƯỚC THU  

    Ngày 22/7/2021, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức buổi tọa đàm khoa học lấy ý kiến cho Đề án xây dựng Phòng Truyền thống Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay.

  • DƯƠNG HOÀNG  

    Trải qua những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc tập hợp dưới ngọn cờ của Mặt trận Dân tộc Thống nhất, nhân dân Thừa Thiên Huế đã từng bước được rèn luyện, thử thách trong gian khó và cùng lớn lên với những tên gọi, những hoạt động, nhiệm vụ cũng thay đổi qua từng giai đoạn để phù hợp hơn với hoàn cảnh thực tại của phong trào cách mạng.

  • HÀ KHÁNH LINH

    Còn sống sót sau 30/4/1975 chúng tôi thường tìm đến nhau dẫu có người thân thể không còn nguyên vẹn, hoặc mắc một số bệnh nào đó do di chứng của chất độc hóa học màu da cam Diocine của Mỹ, hoặc bị sốt rét ác tính, hoặc bị tra tấn khi rơi vào tay giặc…

  • NGUYỄN QUANG HÀ  

    Chừng 9 giờ tối anh em du kích ra đón chúng tôi ở nghĩa trang làng. 

  • PHƯỚC HOÀNG   

    Ngày 23 tháng 8 năm 1945, tại sân vận động Huế, trước sự chứng kiến của hơn một vạn người, nhà thơ Tố Hữu, Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên tuyên bố, chính quyền đã về tay nhân dân, đồng thời ra mắt Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Thừa Thiên.

  • MẶC HY

    (Nhớ về nhạc sĩ Nguyễn Hồng và các bạn văn nghệ hy sinh 40 năm trước)

  • MINH ĐẠO

    Khi tôi viết nhưng dòng này, tôi không còn nhìn thấy gì nữa. Bóng tối bao phủ lấy tôi đã 10 năm qua rồi.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU  

    Nhà báo - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh Võ Giáp, sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho yêu nước, mà thân phụ là một “thầy đồ” trường huyện.

  • XUÂN HOÀNG
              Hồi ký

    (Trích Chương V, tập II - "Trường tư thục Thuận Hóa")

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Người già thường hay nghĩ ngợi về quá khứ. Không biết có phải vì thế hay không mà khi đọc lại Biên niên Sông Hương[1], tôi bỗng nhớ đến một cuộc hội thảo về Tạp chí Sông Hương diễn ra cách đây gần tròn 37 năm.

  • VŨ THỊ THANH LOAN  

    1. Lemur Nguyễn Cát Tường là một họa sĩ trẻ tài năng của khóa IV trường Mỹ thuật Đông Dương (1928 - 1933). Sau khi tốt nghiệp, ông thường xuyên cộng tác với báo Phong Hóa, Ngày Nay của Tự Lực Văn Đoàn.

  • HOÀNG THỊ NHƯ HUY

    Chiếc áo dài đầu tiên đời tôi được mẹ may vào năm tôi lên Đệ Thất (lớp 6 bây giờ). Biết nói sao niềm vui sướng của tôi khi lần đầu mặc chiếc áo dài ấy!

  • TRẦN TRUNG SÁNG  

    Khoảng mùa đông 1970 - 1971, khi đang còn đang học lớp 10, trong một chuyến phiêu lưu lãng mạn và rồ dại nhất của tuổi thiếu niên, tôi có lần lạc bước đến một xóm nhỏ gần bên cầu Gia Hội, và đã gặp ông: họa sĩ Lê Vinh, người họa sĩ vẽ tranh xi-nê lừng danh nhất xứ Huế thời bấy giờ. Lúc này, ông chừng độ tuổi 30, người dong dỏng, tóc vuốt ngược, sơmi màu, quần jean, giày cổ cao, dáng dấp phong trần, như bước ra từ màn bạc!

  • HOÀNG PHƯỚC   

    Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám đã thành công rực rỡ, tiếp đó, ngày 24 tháng 2 năm 1946, cử tri toàn tỉnh Thừa Thiên phấn khởi nô nức đi bầu Hội đồng Nhân dân tỉnh và Hội đồng Nhân dân thành phố Huế. Đây là ngày hội lớn chưa từng có trong lịch sử của toàn thể Nhân dân Việt Nam sau ngày đất nước được độc lập.

  • TRẦN NGUYÊN HÀO  

    Năm 1946, lần đầu tiên toàn thể người dân Việt Nam được hưởng và thực thi quyền làm chủ, tự do lựa chọn bầu ra những người đại diện xứng đáng gánh vác công việc chung của đất nước; cùng với đó là những tư tưởng về dân chủ, pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại bài học giá trị cho mai sau.