Xuân Hoàng - Lâm Thị Mỹ Dạ - Nguyễn Trọng Tạo - Hồng Nhu
Nhà thơ Xuân Hoàng - Ảnh: internet
XUÂN HOÀNG
Thơ và bóng đá
Đời, đôi lúc, giống chuyện từ sân cỏ,
Còn nhà thơ, như cầu thủ trên sân:
Mặc đồng phục, đứng ra chào khán giả,
Tiếng vỗ tay vang dội khắp tầng tầng.
Có cầu thủ, tưởng khi mình khoác số,
Là giàu sang, vô tận sức làm bàn:
Cứ nhanh nhẹn, nhịp nhàng, di chuyển chỗ
Cứ tha hồ phung phí lượng thanh xuân.
Đến một lúc dần thấy mình cạn sức
Mà than ôi sân cỏ rộng vô cùng!
Và cả cái khung thành vuông vắn góc
Vẫn chỉ là con số trắng trên khung!
Trong khi chuyện làm bàn cần có thật
Thì vi vu... quả bóng cứ đi vòng!
Thơ cũng vậy: đôi khi thành bất lực
Trước cuộc đời, qua những khúc bông lông!
11-87
LÂM THỊ MỸ DẠ
Viết tặng nỗi buồn riêng
Em chết trong nỗi buồn
Chết như từng giọt sương
Rơi không thành tiếng
Trái tim em còn trẻ dại
Trắng trong
ai cất giùm em
Cái nhìn già nua
Bàn tay cằn cỗi
Trong xứ sở anh
em bị lạc
Xứ sở hiếm hoi niềm vui
Khô khắt đến nao lòng
Ai cất giùm em
nước mắt
Biết giấu nụ cười đi đâu
Khi phải cười
Em không còn là em
Ai đánh mất em?
Hay chính em đánh mất?
Nào phải chi mình xấu xa
Trái tim em trong trắng
Ai nhận ra?
Đến như anh – người bạn cùng đường
Vẫn bước ngoài đời em
Em lạc cả trong anh
Lạc không tìm ra lối
Nhiều khi muốn mình như chiếc bóng
Tan trong màu đêm
Để không ai nhận ra
Mình có mặt trong đời
Em chết trong nỗi buồn
Chết như từng giọt sương
Em chết trong nỗi buồn
Chết lặng thầm âm ỉ đớn đau
Trời cho em nụ cười thật tươi
Ai biết sau nụ cười
Giọt nước mắt về đâu?
NGUYỄN TRỌNG TẠO
Gửi con người
và Tr. Aitmatop
có thể cãi vã nhau nhưng xin đừng ác ý
con người ơi cây lá vẫn mùa xuân
ở đâu đó Người vẫn yêu Người lắm
nước đục ư? Qua bể lọc trong ngần
có thể chán chề nhau nhưng xin đừng cố chấp
những cuộc vui kết thúc dễ đau buồn
nếu Người ví thông minh như dao sắc
nghĩa là Người có thể đã quá khôn
bao nhiêu sách bao nhiêu Kinh đã viết
mà Con Người lắm lúc dại khờ sao
tôi yêu sự dại khờ phải chăng tôi khờ dại
con chó đi tự nó sẽ quay về
tôi vốn tin Con Người hơn tin chó
cái niềm tin như đá tảng trong mình
nhưng đọc ĐOẠN ĐẦU ĐÀI niềm tin tôi tan vỡ
người ác hơn chó sói chốn rừng xanh!…
thôi đã vậy, bình tâm Con Người ạ
thêm cám ơn Aimatop một lần
ở đâu đó Người vẫn yêu Người lắm
dẫu tình yêu có lúc chỉ âm thầm…
1987
HỒNG NHU
Cây sét đánh
Tôi không có gì để mà buồn
Khi chẳng biết niềm vui ra sao nữa
Đã từ lâu bị làm lạnh chiếc hôn
Tôi còn giữ chút khả năng đau khổ
Tôi chẳng có gì để mà vui
Khi vây quanh là những nỗi buồn dằng dặc
Đã từ lâu bị mất cắp nụ cười
Tôi còn giữ chút tình yêu giăng mắc
Tôi chúi mũi từ sáng đến đêm khuya
Mồ hôi nào giọt to như hạt đậu
Trong đớn đau xây xẩm đầm đìa
Tôi hạnh phúc như một người hiến máu
Có mỗi quả tim nhỏ bé yêu đời
Tôi dâng trọn chẳng ngại ngần mặc cả
Đắm đuối thế nhiều khi tôi được trả
Bằng lạnh tanh hoang mạc của lòng người
Người ta làm tội ác rất thản nhiên
Và lương thiện như uống bia ăn chả
Như trẻ con chơi trò trận giả
Chẳng đứa nào tự giác nhận quân xanh.
Tôi làm gì để mà... để mà tôi?
Khéo cây vươn cao chỉ để cho sét đánh
Nếu như thế, tôi nguyện làm cây sét đánh
Chết trong tươi xanh và ương ngạnh tiếp
đâm chồi
1985 - 1987
(SH29/02-88)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI