Ảnh: internet
TẾ HANH Giấc mộng xuân Trở lại Huế, đêm đầu tiên Chiêm bao lại thấy gặp em thế này! Mười lăm, mười tám thơ ngây Mắt đầy cả nắng, hồn đầy cả trăng Con đường đi học sương giăng Lung linh hoa phượng kết bằng lưu ly Lòng như tiếng sóng rầm rì Còn thơ trong giấy nói gì yêu đương Diệu kỳ thay giấc mộng xuân Bốn mươi năm lẻ đã ngừng không trôi? Hay đôi bạn trẻ ngoài đời Gặp nhau trong giấc mơ tôi tình cờ? Cảm ơn thành phố tuổi thơ Cho tôi sống lại một giờ xưa xa Từ đây: cùng với thơ ca Tình yêu, tuổi trẻ không già trong tôi. Xuân 85 HOÀNG VŨ THUẬT Cổ tích Hội An Con đường cong một cánh cung đầy Ta xưa cũ như là huyền thoại Như là em đó với anh đây Vòm trời lả say trên mái cổ Chú chuồn chuồn chấm một dấu son Ai đính tuổi thơ ta lên đó? Chùa Cầu bóng in dưới nước Dưới nước gương mặt hiện lên Ta bền lâu trong cổ tích Em rất gần lại rất xa xôi Thật đến thế cho một lung linh thế Như tiếng chuông chiều Phước Kiến rơi Những lá buồm thôi không bay nữa Đã nhập vào những áng mây qua Và tiếng sóng của con sông cổ Đang nhập vào hai ta… Thị xã Hội An 25 tháng Mười Huế 1-11-1984 NGUYỄN KHẮC MAI Miền đất tuổi thơ Trong tất cả những nơi tôi đã qua Chỉ miền đất tuổi thơ là đẹp. Bởi một lẽ tôi đã đi xa, Sâu vào những tháng ngày khôn lớn. Miền đất ấy không thể gì sánh nổi Mà ánh sáng cũng vào hùa bè bạn, Từ chiếc gương con đùa giỡn chú mèo. Một mảnh chiếu với những chiếc ghế gỗ, Đủ thành con tàu và những nhà ga. Bước xuống tàu đã có con ngựa nhỏ, Bờm lông vàng như một tàu cau. Con ngựa chiến tung một làn bụi mỏng, Phi dọc ngang chinh phục góc vườn. Rút kiếm đấu với con rồng dữ, Bắt nó phải đứng im hàng phục, Thành hàng rào chè tàu thẳng xanh. Ở góc vườn có cây khế ngọt, Vẫn trông chờ một cánh đại bàng. Khu vườn ấy là khu vườn cổ tích Nay chỉ còn như kỷ niệm mơ màng, Miền đất ấy bầy chim và lũ kiến, Nõn tầm xuân và nụ ổi non, Như tất cả đều có tâm hồn, Để sống với con người hòa nhịp. Xin cho tuổi thơ một miền đất đẹp, Thành mai sau thế giới huy hoàng. Praha 3-84 TUYẾT NGA Chốn sen lên Tặng N. và X. Nón trắng bay Con đường đầy hoa nắng Những ngôi nhà Như những nụ cười ẩn sau giàn ti gôn Mái chùa cong rẽ lối vào lặng im Đại nội trầm tư Thời gian khẽ khàng nhón gót Sông xa như buổi mai loáng ướt Thuyền ai đang vừa trôi vừa mơ Muộn về nhưng cũng đã tới nơi Em đi Con đường không còn “Mười tám tuổi” Hoa phượng vẫn bừng lên như tiếng gọi Ghi-ta bập bùng Áo trắng, nắng và thơ … Tháp nhà thờ chỉ ánh mắt về đâu Không ai biết nữa Ngang chợ Đông Ba, Tràng Tiền vươn cánh tay dài với Trái chín về như hạnh phúc đầy tay. Cách một con đèo là đến Huế thôi Là đến chốn Sen lên như sao mọc Nếu không có chiếc lá non kia khẽ chạm vào mái tóc Em đã nhầm Huế với ước mơ. 11-4-85 THÁI NGỌC SAN Bên kia căm thù Vĩnh Quang Không chỉ có 62 người chết ở nơi đây (1) Không chỉ có nhân dân Vĩnh Quang còn nhớ Và nếu không có cả bia khắc lên đá Tôi vẫn tin Như tôi đã tin Hàng ngàn năm sau những nhà khảo cổ Vẫn tìm ra di chỉ… Như tôi đã tin Biển dưới chân Muôn đời sóng vẫn vỗ Và dưới những tầng đất đỏ Giọt máu vẫn sục sôi Không ai muốn nhắc hoài đến tội ác Như ruộng muối ngoài mũi kia không muốn nhắc đến mùa gió rét Như thuyền chài không muốn nhắc đến những trận giông tố ngoài khơi Nhưng để cho tội ác không thể lập lại trong cuộc đời Chúng ta vẫn phải nhắc lại Và khắc căm thù lên vách núi. Cửa Tùng 6-1985 ---------- (1) Ngày 20-6-67, 62 bà con xã Vĩnh Quang, Bến Hải (Vĩnh Linh cũ) đã bị bọn Mỹ sát hại chôn vùi trong vách núi Cửa Tùng. ĐẶNG THỊ KIM LIÊN Bài thơ có cánh (Mến tặng xí nghiệp gia cầm Đồng Hới) Ngôi nhà lặng yên chờ đợi Sim tím bâng khuâng lưng đồi Trứng hồng như hoa huệ trắng Ngập ngừng ngọn gió chao nôi Mầm sống hẹn ngày hẹn tháng Tuần trăng lại mọc gà ơi! Trứng tròn xôn xao ánh sáng Bài thơ em mới ươm chồi Thời gian nén lòng hồi hộp Trứng hồng tròn đầy ước mơ Âm thanh ríu ra ríu rít Bài thơ em nở nụ cười. Trứng vỡ làm đôi vầng sáng Cánh cửa đón bước gà con Óng mượt như màu bóng nắng Rung rinh ngọn gió bên đồi Em nâng từng hơi thở nóng Như bàn tay mẹ chăm con Ngôn ngữ bài thơ sôi động Ai viết nên lời reo vui Máy ấp giang đôi cánh rộng Cho em bàn tay thần kỳ Hơi ấm hẹn ngày sinh nở Bài thơ có cánh bay đi. 3-1985 TRẦN VẠN GIẢ Ở núi Tặng T.N.S Thoáng đã mười năm xa ở núi Chân tình xin lỗi với miền xuôi Ba mươi chín tuổi đâu già lắm Núi vẫn quanh đời nên cứ vui Sống hết đời mình bên dáng núi Đừng xa nhau xa sẽ bùi ngùi Cuốc đất đêm về thơ cứ đến Dễ gì xa núi để về xuôi Lòng dạ đã là trăm sông suối Để cùng mạch sống chảy không nguôi Có được ngọn rau nhờ tấc đất Thương người nương rẫy chắt chiu nuôi Mười năm gian khó đâu hồ dễ Nhờ núi cho mình những đam mê Đừng tưởng gặp nhau lòng thấy biển Bởi vì núi lạ đã thành quê. HUỲNH DUY Ngày mai xuân đến (Kính tặng liệt sĩ Đinh Như Cựu và đội an ninh - CA huyện Hương Phú) Chiều hôm ấy chia tay đồng đội Các anh đi, mưa đan lưới lưng đồi Nhìn cánh mai vàng, rung rinh trước ngõ Chợt nhớ ra: Tết đã đến rồi. Mẹ bảo con sửa lại chiếc lư hương Anh dặn em nhớ mua cúc Đà Lạt Nhà đầu xóm hương trầm thơm ngan ngát Trẻ tung tăng, khoe áo mẹ vừa may. Các anh quây quần “ăn tết” chiều nay: Thuốc cuộn, lương khô vui vầy ra phết Để đúng giao thừa đêm ba mươi tết. Vào trận rồi không có dịp chúc nhau. Cơn mưa rừng đã tạnh từ lâu Đêm lạnh lẽo chìm sâu vào khuya vắng Chỉ còn các anh - những chiến sĩ an ninh thầm lặng Đêm nay, thao thức với rừng. Tiếng gà xa đã gáy sang canh Con “rắn độc” mới trở về hang ổ. Lệnh truyền nhau bằng những viên sỏi nhỏ. Hắn đến rồi! - Tất cả xung phong! Đêm giao thừa ai có hiểu chăng Trận chiến đấu ở nơi này không chiến tuyến Máu đã đổ, vì ngày mai xuân đến Pháo nổ dòn và trẻ hát tung tăng. Phú Sơn đêm giao thừa Tết Ất Sửu - 1985 (14/8-85) |
...Trầm trầm giọng kể từ hồn người xưa, làm Người khó lắm phải đâu chuyện vừa...Làm Người khó lắm, sống kiếp trần gian. Hãy ôm dấu hỏi mà nhìn bàn chân!...
Võ Quê - Tôn Phong - Phạm Thị Quỳnh Phương - Hồ Huy Sơn - Nguyễn Quang Việt - Nguyễn Thị Hợi.
Nguyễn Xuân Hoa - Mai Văn Hoan - Phạm Tấn Hầu - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Thị Hồng Hà - Lãng Hiển Xuân - Đinh Hạ - Nguyễn Hưng Hải - Châu Thu Hà - Nhất Lâm - Lê Hưng Tiến - Nguyễn Trần Thái - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Thị Yến
...Mặc cho đất bận nâu, trời mải bận xanhNgười đi, mòn cả bóngThắp tận cùng thẳm sâu một khát vọng yên bình...
...Đang mùa xuân ha y đã sang hèmà hoa tím rụng đầy mặt nướcchảy về đâu, sông ơi...
...Tôi vừa được sống lạiVì trong suốt cuộc đờiTôi đã sống dùkhông biết mình sống...
...Ta nhờ cỏ hít khí trời kết mậtDâng lên em cùng những hạt sương đêm...
LÊ HOÀNG ANH...Mẹ ơi mẹ qua đau khổ đã nhiều sao luôn có những chùm hoa ổi trắng, lúc nào cũng nhìn con đăm đắm – vẫn tìm con trong lắng đọng tâm hồn...
LTS: Với một tờ báo, chắc hẳn niềm vui mừng trước hết là nhận được những bản thảo chất lượng. Nhưng cũng không vì vậy mà chúng tôi không trân trọng những bài viết chưa đạt tới “tiêu chí” Sông Hương. Giới hạn trong lĩnh vực thơ: Có không ít tác giả hầu như tuần nào, tháng nào cũng gửi từ ba bốn bài trở lên. Đều đặn bao nhiêu năm trời như thế, tính ra số thơ mà chúng tôi nhận được của họ đã có thể đóng thành một “tổng tập”. Những trang chữ viết tay, những trang vi tính quen thuộc đến mòn mắt ấy mỗi lần nhận được là chúng tôi lại hồi hộp đọc, để rồi… áy náy!Dưới đây là những bài gần như khá nhất trong số thơ lai cảo của Sông Hương.
Thạch Quỳ - Nguyên Quân - Đông Hà - Kiều Trung Phương - Nguyên Hào - Lê Quốc Hán - Đinh Thu - Hoàng Thị Thiều Anh - Nguyễn Phước Loan
...nghe thanh âm mà không có tiếng ngườisao khép mắt mà không thể chết được...
Từ Nguyên Tĩnh - Lê Huỳnh Lâm - Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hữu Lục - Mai Thìn - Cao Hạnh - Văn Công Hùng - Trần Tuấn - Nguyễn Ngọc Phú - Đức Sơn - Trần Vạn Giã - Trần Cao Sơn - Lê Hữu Khoá - Trần Hoàng Phố - Phạm Thị Anh Nga
Đất nước đã vẹn toàn một mối hơn ba mươi năm, song còn đó những nỗi đau âm ỉ, thấm vào cốt xương của thân nhân các thương binh - liệt sĩ, thấm vào máu thịt của những ai từng kinh qua hoặc không kinh qua chiến tranh mà nay đều được hưởng cuộc sống yên bình. Kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ(27/7/1947 – 27/7/2007), Sông Hương xin nghiêng mình trước nỗi đau không hề ngẫu nhiên đã thấm vào thơ ấy… *Nguyễn Gia Nùng - Triệu Nguyên Phong - Trần Đức Đủ - Huỳnh Tuấn Vinh
Vân Long là tạng người thơ không chịu cũ. Nhà thơ luôn ý thức được việc làm mới mình để có thể đồng hành với nền thơ đương đại và nhịp thở nóng hổi của cuộc sống thường nhật.Dù là trữ tình tự sự hay nội cảm ngoại quan, thơ Vân Long luôn để lại những dấu ấn sáng tạo - dấu ấn lao động thơ. Vân Long đã từng có duyên với xứ Huế qua “Đêm sông Hương”, “Vườn Huế”... được tuyển chọn trong Tuyển thơ Sông Hương 20 năm...
khi em là vực sâu im lặng tôi pho tượng đá lắng nghe...
...chim chích bay về đăm đắm mắtnghe phế hưng bông lơn ký ức thành xanhrêu...
Nguyễn Văn Quang - Trần Thu Hà - Nhất Lâm - Lê Ngã Lễ - Mai Văn Hoan - Ngàn Thương - Ngô Thị Hạnh - Nguyễn Thánh Ngã - Xuân Thanh - Phan Văn Chương - Thạch Thảo - Trần Đôn - Nguyễn Nhã Tiên - Đoàn Lam - Tiến Thảo - Đoàn Giao Hưởng
...Cả thành phố lúc nào cũng rậm lờiAnh không thấy tấc vỉa hè nào dành cho mình cả...
...họ mơ thấy Hồ Gươmlà một vò rượu lớnbị bỏ quênbên sông Hồng đến cả ngàn năm...
Mai Văn Phấn - Hoàng Chinh Nhân - Lê Huỳnh Lâm - Ngô Thiên Thu - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Hoa - Hoàng Nguyệt Xứ - Lê Hưng Tiến - Phạm Xuân Trường - Ngô Công Tấn - Từ Hoài Tấn - Văn Lợi - Quang Tuyến - Nguyễn Loan - Lê Vĩnh Thái - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý