Thơ Sông Hương 4-2002

17:11 15/08/2008
Nguyễn Thị Anh Đào - Nguyễn Thị Tố Nga - Lê Mai


NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO

Lặng thầm năm tháng

Tâm niệm một đời
Cha tôi ngồi lặng yên bên điếu thuốc sắp tàn
Bỏ mặc thời gian với bánh xe quay ngược dốc
Ngày đến muộn màng

Đêm bên tách càfê
Tôi chống tay nấc lên từng giai điệu
Những vần vũ của thiên nhiên
Đóng kín mọi ngã về,

Mẹ tôi đánh mất tuổi hai mươi trong chiến tranh
Để chống chếnh một đời con gái
Rau héo cuối mùa rao mãi chẳng ai mua.

Thời gian đuổi cha tôi trượt những ngã dốc dài
Chẳng phải tốn nước mắt khóc cho ngày đến muộn
Cuộc sống đổi màu từ trong chân tóc
Đêm muộn màng đêm
Huế những ngày cha ốm, 3/2002

Hoa thạch thảo

Tạ lỗi cùng em
Hai mươi ngọn nến hồng cho tuổi mới
Ta dại khờ hôn lên đôi mắt ướt
Nỗi nhớ vụng về suốt dọc tuổi thơ ngây.

Chẳng có hoa hồng trong sinh nhật tuổi đôi mươi
Ao vọng như khói sương một loài hoa thạch thảo
Mùa thu nào tóc ngắn
Vò võ cô đơn trong căn gác trọ buồn?

Em
Loài hoa chỉ nở một lần trong thương nhớ
Không kịp khoe hương trước muôn triệu đoá hồng
Thầm lặng với những khát khao không thành tiếng khóc
Ta tạ lỗi với một người
Thương nhớ đến ngàn năm
Huế 3/2002


NGUYỄN THỊ TỐ NGA

Mùa xuân sao có cơn giông

Mùa xuân sao có cơn giông
Bão lòng mạnh lắm anh không biết gì
Trời xanh, xanh bước người đi
Cỏ xanh có nói những gì cùng xuân
Tình yêu ở tuổi tứ tuần
Mưa chiều đã ngớt ba lần vẫn mưa
Lộc xanh anh đã hái chưa
Em đem về muối với dưa ướt hành
Tình yêu sao cứ chòng chành
Hoa tầm xuân nở mong manh cuối trời
Vị ngọt em giấu biển khơi
Bao nhiêu cay đắng lên trời tìm xuân
Thanh Lương, Xuân 2002

 


LÊ MAI

Chuyện trong đời

Không hẹn hò đâu
Tôi vẫn tới
Chầm chậm đi ngang
Chờ gặp bất ngờ
Nhưng lần nữa
Ao tưởng mình phản bội
Không ai bắt gặp ai
Hờ hững dòng người...
Niềm sĩ diện không cho quay trở lại
Hờn giận thì thầm: Vô duyên thì thôi!

Cách nửa vòng địa cầu
Nghe một lời điện gọi:
"Anh đã trông em
trông em
không hiểu vì sao anh nghĩ là em sẽ tới..."
Trái tim đôi khi không lời

Như thế rồi
Qua đi, rất vội
Chuyện vẫn xảy ra trong cuộc đời.

Người điên

Thấp thỏm ngó chừng người điên đi
Giữa dòng xuôi ngược phố phù hoa
Góc ghế công viên chiều thứ bảy
Lặng ngồi thơ thẩn - ánh chiều pha

Râu tóc đỗ dài thênh thang rối
Tâm hồn in khắc dáng hình ai?
Bao kẻ tình nhân từng phản bội
Nỗi gì ông dai dẳng không phai?

Xuân đến xuân đi - hoa tàn, nở
Con đường thay sắc cúc - phượng -
                                                mai...
Lạ lùng vô thức chăng mắt đó?
Ngày giờ nhắc lặp đến không sai

Có thể một mai... tôi cũng điên
Thất vọng nhân gian - mỏi đuốc tìm
Chặn bước bao người nhàn du hỏi:
- Người hiểu được gì không
                                          trái tim??


(nguồn: TCSH số 158 - 04 - 2002)
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Nguyễn Ngọc Phú - Hoàng Văn Bàng - Phụng Lam - Đỗ Quý Dũng - Trần Văn Khởi - Trương Đăng Dung - Trần Thị Bích Liên - Nguyễn Xuân Sang - Đào Đức Tuấn - Hoàng Thị Thương

  • ...sự chộp bắt thời giancó thể nhìn thấy qua sự đổi thay của các tấm hình theonăm thángrồi tôi sẽ đến tuổi sáu mươi, các chân dung ố vàngthực tại của tôisẽ chỉ còn là sự sở hữu các giấc mơ không bao giờ đạt  được

  • ...Cuộc sống cứ mênh mông...Có cái gì yên lặng thế?Ngày mai là "Dâu bể"Con người biết lặn lội với "Bể dâu"...

  • Mai Văn Hoan - Lê Ngã Lễ - Đình Hy - Nguyễn Xuân Tư - Đồng Nguyệt Ái - Đặng Tiến - Sĩ Nhiếp - Lam Kiều - Lê Quốc Hán - Đường Thị Thương - Lê Viết Xuân - Nguyễn Quốc Anh - Nguyễn Thiền Nghi  - Quỳnh Như

  • LTS: ...Với gần 30 công trình nghiên cứu, lý luận - phê bình văn chương có giá trị khoa học, GS. Hà Minh Đức đã trải qua một đời lao lực và giảng dạy để sống, yêu, say và viết... Và không chỉ có thế, GS.Hà Minh Đức còn là tác giả của 3 tập bút ký và 4 tập thơ giàu sự sống thật, giàu phẩm chất nhân văn và thi sĩ.Thơ Hà Minh Đức nồng ấm tình đời, tình người; nhưng với tình yêu, ẩn chứa bên trong buồn thương và đơn độc. Nỗi sầu xứ và những hoài niệm ngày xanh qua từng “giọt nghĩ trong đêm” của tác giả đã làm nên những dư âm buồn xa và những thao thức thơ chăng mắc lòng người.Sông Hương xin trân trọng giới thiệu chùm thơ mới của tác giả.

  • Ngọc Tuyết - Ngô Thiên Thu - Tuệ Nguyên - Phạm Trường Thi - Lưu Xông Pha

  • Lâm Thị Mỹ Dạ - Lê Khánh Mai - Thu Nguyệt - Phan Thị Thanh Nhàn  - Song Hảo - Nguyễn Thị Hồng - Trần Thị Trường - Phạm Thị Anh Nga - Thuý Nga - Châu Thu Hà - Phan Dịu Hiền - Dương Bích Hà - Lê Hoàng Anh - Ninh Giang Thu Cúc - Lê Minh Nguyệt - Nguyễn Đăng Chế

  • Sinh tại Ngọc Hà, Ba Đình, Hà NộiHội viên Hội Nhà văn Hà NộiCác tập thơ đã in:                + Gửi con lời ru                + Em đi ngang chiều gió                + Cỏ mặt trờiCác giải thưởng:                + Giải nhất cuộc thi thơ Trung tâm Văn hoá Q 3, TP.HCM                + Giải ba cuộc thi thơ lục bát Tuần báo Văn nghệ

  • Trần Hoàng Phố  - Vũ Thị Khương - Trần Hữu Lục - Lê Tấn Quỳnh - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Công Bình - Ngô Cang - Văn Lợi - Hà Huy Hoàng - Nguyễn Ngọc Hạnh

  • Thần Đinh uy nghiêm kiêu dũngThanh tao tạc dáng bên trờiĐế vương ngầm ghen thế núiVung roi phạt BÁT NGHĨA SƠN...

  • Họ và tên đầy đủ: Nguyễn Công Nam - Sinh 1953Bút danh: Công NamQuê: Hùng Tiến - Nam Đàn - Nghệ AnLà hội viên HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HẢI PHÒNGTác phẩm đã xuất bản: - TIẾNG VỌNG ĐÊM MƯA -Thơ (NXB Hải Phòng). - Giải thưởng cuộc thi thơ 2001 - 2003 của TCSH.

  • Trên bầu trời, một vì sao đỏ chóiRót ánh sáng vào tháng ngày hấp hốiMáu sao rơiGiọt lịm lưng thềmCây nến tim tôi bùng cháy...

  • Nguyễn Sĩ Cứ - Võ Thị Hồng Tơ - Hoàng Cầm - Đào Duy Anh - Hoàng Ly Thạch Thảo - Võ Văn Luyến - Phạm Duy Tân

  • Tên khai sinh: Vương Oanh NhiSinh năm 1947 tại Hải Phòng.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam .Học viên khoá IV Trường viết văn Nguyễn DuTác phẩm chính: + Lối nhỏ (1988)           + Bài mẫu giáo sáng thế(1993)

  • CHÂU NHONăm 1968 tại mặt trận biên giới Việt - Lào, trung đội chúng tôi sau 3 ngày quần nhau với địch, 3 đồng chí hy sinh và trung đội trưởng bị thương nặng. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, đêm đó trung đội trưởng đã “nói chuyện với người yêu” trong cơn mê sảng. Xúc động trước tình cảm đó, tôi đã chuyển lời của người liệt sĩ thành bài thơ gửi về cho người yêu của anh ở hậu phương là cô Lê Thị Ánh, giáo viên cấp I ở một bản thuộc huyện Quế Phong, Nghệ An.

  • Hà Duyên - Nguyễn Thụy Kha - Nguyễn Thanh Văn - Nguyễn Văn Quang - Phạm Xuân Dũng - Lê Tuấn Lộc - Hồng Thị Vinh

  • Phạm Tấn Hầu - Lê Ngã Lễ - Lương Ngọc An - Lê Bá Thự - Phạm Thị Anh Nga - Đoàn Mạnh Phương - Trịnh Văn - Nhất Lâm - Hoàng Lê Ân.

  • NGUYỄN VĂN DINHCâu thơ BácThuở chăn đơn Bác đắp trong hangỐc suối, cơm ngô, nõn chuối ngànThơ Người vẫn viết cho ta đọc"Cuộc đời cách mạng thật là sang".

  • Nguyễn Trọng Tạo - Diệp Minh Luyện - Nguyễn Việt Tư - Lê Viết Xuân - Trần Lan Vinh - Mai Văn Phấn

  • Trương Đăng Dung - Văn Công Hùng - Nguyễn Thụy Kha - Văn Công Toàn - Vĩnh Nguyên - Phan Tường Hy