Ngô Minh - Hải Kỳ - Phan Bá Linh - Thế Hùng - Mùi Tịnh Tâm - Nguyễn Văn Phương
"Tri âm" - tranh sơn mài của Đỗ Kỳ Hoàng
NGÔ MINH
Người bán mặt nạ
Người bán mặt nạ quanh quẩn phố
Cùng trẻ con và lá rơi vàng
Những mặt khỉ mặt heo mặt chó
Nhăn nhở cười đỏ xanh
Người bán mặt nạ gầy nhom áo vá
Người mua mặt nạ mặt khó đăm đăm
Những mặt khỉ mặt heo mặt chó
Vênh vang nhìn
A ha... nhịn rau nhịn mắm
Trung thu con mẹ rằm đêm vui
Cho bõ tháng ngày bao gương mặt
Nhàu nát như chưa biết nụ cười
Người bán mặt nạ chiều trở về
Dắt bóng mình men hoàng hôn lợt
Mặt nạ bán hết còn lại mình
Ai hỏi han chi thằng mặt thật!...
Huế, 9-1988
HẢI KỲ
Không đề
(Tặng Lý)
Em đi góc biển chân trời
Tôi về nhặt lại những lời bỏ quên
Mùa đông rụng lá ưu phiền
Sang xuân biết có nỗi niềm nhớ mong?
Biết là nhớ cũng bằng không
Tôi ra cửa biển ngồi trông cánh buồm
Tôi rơi vào cuối ngọn nồm
Em rơi vào cuối nỗi buồn của tôi
Nỗi buồn như tấm gương soi
Gặp em không gặp thì tôi gặp mình
Chẳng là như chỉ với kim
Chẳng là như bóng với hình ngày qua
Thì thôi xa thế đành xa
Em đi để đó cửa nhà vắng hoe
Mùa thu mặc áo gì kia
Còn tôi mặc sợi đầm đìa mưa ngâu.
1-1988
PHAN BÁ LINH
(Cần Thơ)
Lãng quên
Chẳng phải tìm kiếm đâu xa để khẳng định những điều cao quý, để phán xét rạch ròi giá trị lương tâm. Bạn hãy nhìn vào bữa cơm người lính, hãy nhìn vào đôi mắt người vợ lính, sẽ có ngay lời tự thú với riêng mình.
Người lính ngụp lặn trong mấy cuộc chiến tranh, lăn lóc trong nghiệt ngã thời bình. Sau ngắn ngủi sum vầy phải vay tiền trả phép.
Chiếc ba-lô nhẹ rỗng hẫng trên tay.
Mắt vợ bỗng hoang vu sau mỗi lần tiễn chồng về biên giới.
Gian nhà cũng trống trơn trăng gió đến tự tình.
Hãy im đi những biện bạch khó khăn. Đừng hứa hão tương lai, cũng đừng trấn an hiện tại.
Hãy dẹp dùm những câu thơ tâng bốc, vuốt ve màu áo, những cảm xúc vay mượn rẻ tiền.
Dẫu người lính không quen đòi hỏi. Họ biết nhận về sự thiệt thua như một lẽ thường tình. Nhưng đừng đợi trời mưa mới nghĩ đến mái tranh, gặp bão giông mới nhớ về vách liếp.
Vẫn biết có những việc làm một đời không xong. Những con đường đời người đi không hết. Tôi van xin người ơi đừng biến niềm tin thành dấu chân trên tuyết, đừng đánh rơi ngọn lửa nhân tình từng một thời rực cháy mọi con tim
Rồi lịch sử sẽ nghĩ sao thời ta sống bây giờ, khi ta vẫn dối lừa ta cả trong những câu thơ.
Bạn muốn tìm lại tâm tình bị lãng quên ư?
Hãy nhìn vào bữa cơm người lính. Hãy nhìn vào đôi mắt người vợ lính, sẽ có ngay lời tự thú với riêng mình.
THẾ HÙNG
Lữ khách hội chùa
Chuông chùa
Đổ xa
Rất xa
Ngân nga
Hốc núi
Chùa Hương
Mưa bụi...
Chiều rồi
Đường rừng trơn heo hút
Lữ khách dừng chân
Mỏi
Quán trọ
Nghiêng đêm
Lòe ánh lửa
Ấm rừng
Dốc đá
Ngoằn ngoèo
Dần chìm
Vào tối
Lối lối
Em đi
Vội
Tiếng chuông chùa ngân xa...
Lẫn vào chiều
Lẫn vào lữ khách
- Là Em
- Là Ta
8-1988
MÙI TỊNH TÂM
Giấc lan rừng
Có người con gái
Vo tròn tuổi xuân
Ném sau lưng mình
lên rừng làm Sơn Nữ
Tôi gặp em
Như một thời quá khứ
đã là hoa là cỏ dại đôi lần
Đêm tôi về
đẫm sương trời thị trấn
Vẫn còn em ngái ngủ giấc Lan rừng.
Đại Lãnh-1983
NGUYỄN VĂN PHƯƠNG
Không bao giờ đời đứng yên
Đêm sâu lắng
phố im lìm
Một mình tôi đứng lặng nhìn dòng sông
Tưởng như
Sông ngủ giấc nồng
Ngờ đâu
nước vẫn chuyển vòng
xuống
lên
Tưởng như
phố đã nằm êm
Ngờ đâu
Xe cộ leng keng
ra
vào
Vút cao là tiếng còi tàu
Chìm sâu là tiếng chuông đầu chùa xưa
Ngày
đêm: không có ranh
bờ
Giờ kết thúc cũng là giờ đầu tiên
Không bao giờ -
Đời - đứng yên.
7-1986
(SH34/12-88)
Sinh 1962 ở Hà Nội, tốt nghiệp Đại học hàng hải tại Liên Xô (1986) và đã từng là thuyền trưởng Hải quân. Ngô Tự Lập đã xuất bản hơn chục đầu sách bao gồm thơ, truyện, tiểu luận và dịch thuật.Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt .
Sinh năm 1949 tại Bình Lục - Hà . Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.Tác phẩm đã xuất bản: Dấu lặng - (Thơ) NXB Văn học 1976; Đêm thiếu nữ - (Thơ) NXB Văn học 1978. Ngoài ra Trần Lan Vinh còn có thơ in trong các tuyển tập khác.
Sinh 1946 tại Liên Minh, Vụ Bản, Nam ĐịnhCử nhân nghệ thuật - Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội - Hội viên Hội Mỹ Thuật Hà Nội.Tác phẩm: Trại Muộn (thơ) NXB Văn học 1995; Mảnh trời qua ô cửa - (thơ) NXB Văn học 1997.
Một tiếng thôi mà bao hàm cả cộng đồng dân tộc, cả xứ sở thân yêu với đồng lúa cánh cò, với núi non điệp trùng và rừng vàng biển bạc, những người vợ thương chồng tạo vóc dáng vọng phu.
(Gửi nhà thơ L.M.T)Em tìm trong lá một vầng trăng xaEm tìm trong cỏ bóng chiều vừa qua.
Đợi tắt mặt trờiĐêm không trăng ta lầm lũi bước sóng đôi với biểnXa khơi thăm thẳm màn đen
Tôi vấp ngã vào ban mai trong trẻoNước sông Hương xanh rười rượi tháng tưMưa đầu hạ, sấm chớp chừng vội vãCơn gió hoang lạ lẫm bước tôi về
LTS: Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh 12 - 3 - 1946 tại Mộ Đức Quảng Ngãi. Tốt nghiệp khoa ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội 1969, vào bộ đội, làm báo ở Đài tiếng nói VN, đi chiến trường bộ cuối năm 1970. Là phóng viên chiến trường, ở Ban binh vận R. Sau giải phóng về trại sáng tác Quân khu 5, sau đó giải ngũ, về Hội Văn nghệ Nghĩa Bình và Hội Văn nghệ Quảng Ngãi. Hội viên Hội nhà văn, ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt . Đã in hơn 10 tập thơ và trường ca. Hai lần nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt cho hai tập thơ “Dấu chân qua trảng cỏ” và trường ca “Những ngọn sóng mặt trời”. Giờ vẫn làm thơ chơi và viết báo kiếm sống.
LTS: Trần Chấn Uy sinh năm 1957, tại Đức Thọ, Hà Tĩnh, hội viên Hội Nhà văn Việt . Anh là một nhà thơ trẻ đã có 5 tập thơ ra mắt bạn đọc. Trần Chấn Uy đi khắp nơi, say mê với cái mình đã chọn, diễn đạt nó với nhiều cung bậc. Tìm kiếm chân lý và cái đẹp để đưa vào thơ, với tấm lòng bao dung, nhân hậu, dưới góc độ nào, giọng thơ Trần Chấn Uy cũng chân chất, mộc mạc, nồng ấm. Nhà thơ Trần Chấn Uy hiện nay công tác ở Đài Truyền hình Khánh Hoà.
LTS: Dạy toán nhưng rất yêu thơ đó là điểm đặc biệt của con người Lê Quốc Hán. Lê Quốc Hán viết thơ nhiều. Thơ anh đã in hầu hết các báo ổ địa phương và trong nước. Thấm đẫm mồ hôi của người lao động, anh luôn nhìn cuộc đời với đôi mắt yêu thương, đầy trân trọng. Hồn hậu, mộc mạc, chân chất mà vẫn nói được cái mình gửi gắm không chút sáo cũ, âu đó cũng là điểm mạnh trong thơ Lê Quốc Hán.Lê Quốc Hán hiện nay là Tiến sĩ trường Đại học Sư phạm Vinh.
LTS: Sinh năm 1969 đã có 2 tập thơ riêng. Là một cây bút trẻ luôn có ý thức làm mới thơ. Tập thơ đầu tay “Dòng sông cháy” của chị vừa ra mắt bạn đọc đã nhận được giải thưởng văn học của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam 1997.Táo bạo, trăn trở cho cái mới. Khắt khe, đòi hỏi cao chính mình trong lao động nghệ thuật; Nguyễn Bảo Chân đã chọn cho mình một cách đi riêng trên con đường thơ ca. Với ngôn ngữ thơ hiện đại, với hình tượng thơ kỳ lạ - qua cảm xúc tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, Nguyễn Bảo Chân đã mang đến cho bạn đọc những bài thơ hay. Hiện nay Nguyễn Bảo Chân công tác ở Đài Truyền hình Việt - phụ trách chương trình “Tác phẩm và dư luận” trên sóng VTV3.
LTS: Sinh năm 1943 ở Hà Nội. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn là một cây bút nữ nổi tiếng. Với chất thơ dịu dàng, đằm thắm, chị đã đem đến cho thơ Việt một giọng riêng. Chị không tìm kiếm những tứ thơ lạ, mà làm lạ những tứ thơ tưởng như đã cũ. Với 6 tập thơ và 2 tập truyện thiếu nhi, Phan Thị Thanh Nhàn đã nhận được nhiều giải thưởng văn học. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn hiện nay là UVBCH Hội Nhà Văn Hà Nội và là chủ nhiệm câu lạc bộ nhà văn nữ Việt .
Giọng nói chỉ còn thoang thoảngđồng cỏ hoa vàng
Thiên niên kỷ mới vẫy ta sangkhốn nỗi quà xuân chưa sẵn sàng
Tặng nhà thơ Lâm Hiểu Đông Trời đang mưa mát câyQua công viên Thâm Quyến (*)- Cả thế giới trong nàyTựa bảo tàng bày biện
Tôi ra lệnh cho giao thừa dừng lạiThế kỷ XX khoan hãy ra điThế kỷ XXI đừng đến vội
Mùa thu hẹn ta về Hà NộiTa rong chơi quên cả lối vềMột mình phiêu lãng miền sơn cướcVui cùng trăng cụng chén sơn khê
Vô tư quá tôi trở thành khờ dạiNên chi lỡ hẹn một lời thề
Ba bông hoa mang đêm phi qua vườn saoanh và em định mệnh dịu sángmở địa cầu trinh tiếtlửa quàng xanh yếm cổ mùa đông
Cơn lũ xoáy mòn vai mẹGiạt trôi manh áo em thơNhận chìm bếp lửaNhững hạt lúa không biết lội