Phan Văn Chương - Nguyên Hào - Hà Nhật - Trần Nhuận Minh - Ngô Công Tấn - Từ Dạ Linh
Tác phẩm "Nắng thu" (Acrylic, 50cm x 70cm, 2021) của họa sỹ Lê Hữu Long
PHAN VĂN CHƯƠNG
Gặp lại thời xa xưa
Tôi như thấy dòng chữ ngày xưa
trang cánh đồng
mở ra phía trước
những thửa ruộng hình vuông, chữ nhật
đường chéo
tia bình minh
con đường là đoạn thẳng tiếp tuyến vòng tròn hố bom sót lại
vục nước từ thẳm sâu
câu ca dao
mơn man xanh thì con gái
giọt sương tròn vo
sắc cầu vồng
lòng tôi trải ra vô tận mênh mông
làng quê nhặt được những câu thơ viết về họ
rơi vãi ruộng vườn
mùi bùn đất rơm rạ hun chiều len vào từng con chữ
gặp lại tôi
thức với canh khuya
ẩn hiện ánh mắt tuổi thơ
đánh thức hạt mùa trong từng học trò tách mầm nẩy nụ
bao giả định phủ định đa sắc màu
mọi dòng trôi
hướng biển
khoảng lặng thời chăn trâu
tuổi thơ
nhà giáo
lão làng
phía mù lên đợi chuyến sang ngang.
NGUYÊN HÀO
Một khúc thu
Rồi đông sẽ sang
em hãy cất thu trong mắt
nơi màu lá vàng phai bao giấc mơ vào đêm
mặt trời dịu mát dưới đáy giếng khơi
hun hút tầm nhìn
Dáng mẹ cha trĩu mình như bông lúa chín
nặng những ưu tư, tình đời
em hãy hát những bản tình ca thu
dù không có heo may
và cất lên tiếng đồng vọng
của hồn thu từ tiền kiếp
giải thiêng những nếp nghĩ
bằng tiếng yêu thoát thai
say đắm và phôi phai...
HÀ NHẬT
Tiếng chim gáy hiên nhà hàng xóm
Tiếng chim gáy nhớ gì mà da diết thế
Những cánh đồng vàng bất tận đã xa xôi
Những dòng sông bên lở bên bồi
Những bến vắng thơ ngây
Người giặt yếm
Tiếng chim gáy sao mà da diết thế
Cô gái quê đã mặc áo theo chồng
Từ đầu non đàn sếu đã sang sông
Anh trai làng đã hát câu bèo dạt
Tiếng chim gáy sao mà da diết thế
Đêm hội tan rồi
Đêm hội tan rồi
Em có biết không
Anh trai làng đang hát câu bèo dạt
TRẦN NHUẬN MINH
Bóng xưa
Nhà cũ mười năm còn ngơ ngác
Sân thu vẫn đợi bước em về
Ánh trăng đêm ấy mười bảy tuổi
Biết có bay vàng trong ngõ quê…
NGÔ CÔNG TẤN
Tháng mười
Tặng LG
Nghe nồng nàn hoa sữa
Bung ra từ nhánh yêu
Đất trời đang hòa hợp
Nắng mưa và bao điều.
Tháng mười trên nách lá
Nảy mầm những nụ xuân
Ta yêu nhau từ độ
Cạn hết bao nỗi buồn.
Tháng mười trong khuya nhớ
Mơ về những nụ hôn
Tình ta thêm son sắt
Môi chạm nguồn đắm say.
Có một ngày đẹp nhất
Cho người đến bên đời
Tháng mười xanh chi lạ
Trên nụ cười em tôi.
TỪ DẠ LINH
Chiều cũng lặng thinh
Chào em ngày cũ, ta về
Câu thơ ngoảnh mặt, bộn bề em xa.
Thu còn lặng lẽ ghé qua
Người chôn nỗi nhớ, vỡ òa niềm riêng.
Này em, thôi nhé mắt huyền
Chênh chao chi hỡi, con thuyền chênh chao.
Này em, giấu nhé, ngọt ngào
Lặng im, ta ngỡ vết dao vô hình.
Này em, chiều cũng lặng thinh
Ta ngồi vẽ những vô tình và mơ.
(TCSH417/11-2023)
LGT: Mộng là cõi cứu chuộc tâm hồn của thi nhân khi thực tại không còn là nơi để họ hiện hữu. Với Lưu Trọng Lư thì điều đó hiển nhiên đúng. Không phải một cách vô cớ mà trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết ta cũng không ngạc nhiên một tí nào.” Nếu thế thì đó cũng chính là cái “mơ về”, cái “tìm đến” trong miền sáng tạo riêng của thi nhân.
VĂN CÁT TIÊN
Hoàng Vân - Nguyễn Đạt - Vĩnh Nguyên - Ngàn Thương
Thanh Thảo - Phạm Ngọc Cảnh - Nguyễn Thị Hồng - Tạ Hữu Yên - Bảo Định Giang
Vương Kiều - Lê Đình Ty - Huệ Nguyên - Từ Nguyễn - Từ Dạ Linh - Hoàng Xuân Thảo - Đoàn Mạnh Phương
TRƯƠNG VĂN VĨNH
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
Tôn Phong - Nguyễn Thất Hanh - Bùi Tấn Xương - Trần Thị Ngọc Mai - Nguyễn Tuất
NGUYỄN VĂN DINH
NGỌC TUYẾT
Trần Xuân An - Lý Hoài Xuân - Mai Nguyên - Trần Thị Huyền Trang - Trần Bá Đại Dương - Nguyễn Loan - Trần Thị Hiền - Đỗ Văn Khoái - Phùng Tấn Đông - Hồ Huệ - Tôn Lệ Thu Châu - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Phi Trinh - Việt Trác
Tế Hanh - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Khắc Mai - Tuyết Nga - Thái Ngọc San - Đặng Thị Kim Liên - Trần Vạn Giả - Huỳnh Duy
HẢI KỲ
Lê Văn Ngăn - Nguyễn Xuân Thâm - Phan Lệ Dung - Bành Thanh Bần - Đào Duy Anh
LÂM THỊ MỸ DẠ
HỒNG NHUChiếc tàu cau (Trích)
Minh Huệ - Xuân Quỳnh - Phương Thúy - Trần Thị Hiền - Trần Hải Sâm - Trần Khắc Tám - Hà Linh Chi - Mai Văn Hoan - Văn Tăng - Thiệp Đáng - Nguyễn Thành Phong - Hà Nhật
LTS: “Đi về sao chửa về đi” có lẽ là câu nhắn nhủ nhiều ý nghĩa nhất của Đào Tiềm vào cuối cuộc nhân sinh. Mười năm trước, ở tuổi bảy mươi, sau hơn 50 năm gắn bó với thơ ca, nhà thơ Tường Linh đã viết bài “Khúc ca quy ẩn” như lời từ giã đời thơ.
LTS: Đỗ Hoàng, sinh ngày 11-10-1949 tại Lệ Ninh, Quảng Bình, có thơ in từ năm 1970 ở các sách báo Trung ương và địa phương. Các tập thơ đã được xuất bản: Mùa lên xanh (in chung) - NXB Tác phẩm Mới 1978; Những miền đất nhớ (in chung) - NXB Lao động năm 1983; Những cánh rừng (in chung) - NXB Thanh niên năm 1984…
Đông Hà - Từ Nguyễn - Đông Triều - Quách Thành - Nguyễn Nhã Tiên - Nguyễn Trọng Văn - Quang Huy - Lê Văn Doãn - Trần Nhuận Minh.