Nguyễn Nhật Huy - Nhật Chiêu - Nguyễn Thánh Ngã - Trương Thị Kim Thủy - Ngô Thị Ý Nhi - Lưu Xông Pha - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Văn Thanh
Tác phẩm "Đêm trăng ấy" của HS Nguyễn Văn Tùng
NGUYỄN NHẬT HUY
Thế giới hình chai vỡ
Anh thích nhìn thế giới như những chiếc chai vỡ
Bởi trong đó có sự nuối tiếc vẹn nguyên
Và ở nơi những lát cắt của bóng đêm
Hàn gắn cái đuôi của ngôi sao bạc
Một ước ao yên bình
Anh viết thư cho biển và quẳng lên con sóng câm
Hồi âm vắng
vỡ vụn cùng buổi chiều bằng cát
Đang chảy về khô cạn
Ôm bình tro thả cái chết bài thơ
Nhìn thế giới hình chai vỡ
Một bầu trời mở nắp trống trơn.
NHẬT CHIÊU
Đón đợi thu không
Bởi mùa thu đến thu ba
ánh lửa u huyền đôi mắt
trang đời phôi pha phôi pha.
Bởi mùa thu đến thu chi
còn lá sen xanh còn hoa con gái
trắng vô ngần trà mi trà mi.
Bởi mùa thu đến thu ai
một nửa ô che đời một nửa
gót chân mềm mưa bay mưa bay.
Bởi mùa thu đến thu không
khi ta còn nửa mây nửa gió
khi tình đến tình không tình không.
NGUYỄN THÁNH NGÃ
Ngày sinh của chiếc lá
Ngày sinh ra
Đôi mắt của thế giới nhìn tôi
Bằng tháng hai trong suốt
Dịu nhẹ
Tôi là chiếc lá
Phổ quang xanh
Gầy guộc những con đường
Dẫn về tối sáng
Dẫn về hoa hướng dương
Đỏ chói và đục ngầu nỗi nhớ
Tôi lớn lên theo hệ mặt trời
Quay quanh trục con người ảo mị và ác nhân
Bao la cánh đồng làng
Cua cáy vẽ bùa
Cha tôi cày lên giấc mộng
Chiếc lá ăn phù sa
Nâu buốt và hồng phấn
Vàng úa đường vân cong
Nơi đầu lưỡi thả giọt nước
Thả giọt sương mù rơi chậm
Vào đất đai
Ngày ấy cũng sinh ra đàn bướm
Bay chập chờn khi đẻ trứng
Nách lá ấm lên...
TRƯƠNG THỊ KIM THỦY
Chỉ là...
Chỉ là....
một chút nhớ thương
Nửa đời lận đận
tơ vương lối về.
Vô tâm,
chạm nhẹ câu thề
Rát đau xé ruột
tình mê đợi chờ.
Xuân tàn theo gió
lơ thơ
Đẩy đưa vực thẳm
xa mờ cố hương.
Tội thân vạt cỏ
bên đường
Nỉ non tiếng dế
canh trường mù khơi.
NGÔ THỊ Ý NHI
Mặt trời đi trong chiều sương
Mặt trời đi trong chiều sương
Thơm nỗi buồn trái chín
Phía bên kia đồi mình từng lỗi hẹn
Một màu xanh ngậm ngùi.
Bầy ngựa hoang về nhơ nhơ gặm cỏ
Mặc mặt trời lang thang
Lang thang…
Một mặt trời đã khuất lấp hào quang
An nhiên với hành trình đơn độc
Cỏ bên kia đồi thôi không còn rạo rực
Níu làm chi ngày xanh!...
Sương
Nằm nghe trăng sáng bên đồi
Nghe cây nghiêng xuống thả rơi bóng mình
Giọt sương chạm cõi phù sinh
Gặp mùa trăng ấy đọng thành giọt đau…
LƯU XÔNG PHA
Trên cánh gió
Sáng nay loài có cánh đã bay
Cánh cụt còn ở lại
Trên tảng băng trôi ra từ trí nhớ
Ngày mai bọn không chân sẽ đi
Chỉ có chân ở lại
Đóa tâm
Hoa rạng ngời
Sáng nay vẫn ánh sáng hôm qua
Con đường hôm kia mọi thứ
Nắng ngổn ngang
Tiếng người tự ngàn xưa
Gió
Xé toạc cô đơn
Số phận rơi ra từ khát vọng
Những đồng xu leng keng sự nghiệp leng keng
Chùm âm thanh không lạ
Lạ là không thể quen
Sáng nay như sáng qua như sáng mai có thể
Âm mưu bất thành
Bài thơ vỗ cánh bay đi!
TRẦN TỊNH YÊN
Bản thảo tro bụi
Bờ bên kia đã khép
hoa đã nở hết mùa
những nụ cười còn thơm hương chanh
nằm mơ cát bụi
Một ngày không còn cứu rỗi
không còn dấu hiệu quá khứ
chỉ còn hơi thở của căn tính
cất lên từ những bội âm sợ hãi
giữa gai nhọn xanh rờn
Đêm thì thầm tóc rụng
về đẩy thuyền qua quá khứ
một ngày không tên và vô tướng
trong cơn mưa riêng tư ở một điện thờ
không hình bóng
Tôi ngồi chờ đêm mọc cánh
bay qua vòm mái vô vi
nhặt những hồn đuối lửa trên chuyến xe
chở bầy lưỡng thê
vừa từ giã ao chuôm đi về phía
bể dâu
Tháo rời giấc mơ ra khỏi ký ức
con cá mù đứng buồn trong xác nước
chờ câu kinh đẩy cửa bước ra
trên môi em sẫm tối
ngày thân thể tôi đổ mưa...
NGUYỄN VĂN THANH
Với các bệnh nhi ung thư
Ngoài kia nắng hoe vàng mái phố
Bắt gặp chiếc lá xanh bên hành lang phòng bệnh
Cơn cớ nào đưa em tới đây
Ngoài kia xanh rạng rỡ trời mây
Lá còn non nhựa vương lỗ chỗ
Ai làm em đau?
Cơn cuồng phong…
Thả một màu xanh xuống nền gạch cứng
Tôi dập vùi sau cơn bão lớn
Nhàu nhĩ úa vàng
Xót thương chiếc lá xanh non
Đau xé tâm can đắng cay số phận
Mơ hồ bên tai tiếng trống trường xa gọi
Lao xao hoa lá reo vui
Thương em thương em
Chiếc lá xanh non héo úa từng ngày…
(TCSH357/11-2018)
...Trầm trầm giọng kể từ hồn người xưa, làm Người khó lắm phải đâu chuyện vừa...Làm Người khó lắm, sống kiếp trần gian. Hãy ôm dấu hỏi mà nhìn bàn chân!...
Võ Quê - Tôn Phong - Phạm Thị Quỳnh Phương - Hồ Huy Sơn - Nguyễn Quang Việt - Nguyễn Thị Hợi.
Nguyễn Xuân Hoa - Mai Văn Hoan - Phạm Tấn Hầu - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Thị Hồng Hà - Lãng Hiển Xuân - Đinh Hạ - Nguyễn Hưng Hải - Châu Thu Hà - Nhất Lâm - Lê Hưng Tiến - Nguyễn Trần Thái - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Thị Yến
...Mặc cho đất bận nâu, trời mải bận xanhNgười đi, mòn cả bóngThắp tận cùng thẳm sâu một khát vọng yên bình...
...Đang mùa xuân ha y đã sang hèmà hoa tím rụng đầy mặt nướcchảy về đâu, sông ơi...
...Tôi vừa được sống lạiVì trong suốt cuộc đờiTôi đã sống dùkhông biết mình sống...
...Ta nhờ cỏ hít khí trời kết mậtDâng lên em cùng những hạt sương đêm...
LÊ HOÀNG ANH...Mẹ ơi mẹ qua đau khổ đã nhiều sao luôn có những chùm hoa ổi trắng, lúc nào cũng nhìn con đăm đắm – vẫn tìm con trong lắng đọng tâm hồn...
LTS: Với một tờ báo, chắc hẳn niềm vui mừng trước hết là nhận được những bản thảo chất lượng. Nhưng cũng không vì vậy mà chúng tôi không trân trọng những bài viết chưa đạt tới “tiêu chí” Sông Hương. Giới hạn trong lĩnh vực thơ: Có không ít tác giả hầu như tuần nào, tháng nào cũng gửi từ ba bốn bài trở lên. Đều đặn bao nhiêu năm trời như thế, tính ra số thơ mà chúng tôi nhận được của họ đã có thể đóng thành một “tổng tập”. Những trang chữ viết tay, những trang vi tính quen thuộc đến mòn mắt ấy mỗi lần nhận được là chúng tôi lại hồi hộp đọc, để rồi… áy náy!Dưới đây là những bài gần như khá nhất trong số thơ lai cảo của Sông Hương.
Thạch Quỳ - Nguyên Quân - Đông Hà - Kiều Trung Phương - Nguyên Hào - Lê Quốc Hán - Đinh Thu - Hoàng Thị Thiều Anh - Nguyễn Phước Loan
...nghe thanh âm mà không có tiếng ngườisao khép mắt mà không thể chết được...
Từ Nguyên Tĩnh - Lê Huỳnh Lâm - Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hữu Lục - Mai Thìn - Cao Hạnh - Văn Công Hùng - Trần Tuấn - Nguyễn Ngọc Phú - Đức Sơn - Trần Vạn Giã - Trần Cao Sơn - Lê Hữu Khoá - Trần Hoàng Phố - Phạm Thị Anh Nga
Đất nước đã vẹn toàn một mối hơn ba mươi năm, song còn đó những nỗi đau âm ỉ, thấm vào cốt xương của thân nhân các thương binh - liệt sĩ, thấm vào máu thịt của những ai từng kinh qua hoặc không kinh qua chiến tranh mà nay đều được hưởng cuộc sống yên bình. Kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ(27/7/1947 – 27/7/2007), Sông Hương xin nghiêng mình trước nỗi đau không hề ngẫu nhiên đã thấm vào thơ ấy… *Nguyễn Gia Nùng - Triệu Nguyên Phong - Trần Đức Đủ - Huỳnh Tuấn Vinh
Vân Long là tạng người thơ không chịu cũ. Nhà thơ luôn ý thức được việc làm mới mình để có thể đồng hành với nền thơ đương đại và nhịp thở nóng hổi của cuộc sống thường nhật.Dù là trữ tình tự sự hay nội cảm ngoại quan, thơ Vân Long luôn để lại những dấu ấn sáng tạo - dấu ấn lao động thơ. Vân Long đã từng có duyên với xứ Huế qua “Đêm sông Hương”, “Vườn Huế”... được tuyển chọn trong Tuyển thơ Sông Hương 20 năm...
khi em là vực sâu im lặng tôi pho tượng đá lắng nghe...
...chim chích bay về đăm đắm mắtnghe phế hưng bông lơn ký ức thành xanhrêu...
Nguyễn Văn Quang - Trần Thu Hà - Nhất Lâm - Lê Ngã Lễ - Mai Văn Hoan - Ngàn Thương - Ngô Thị Hạnh - Nguyễn Thánh Ngã - Xuân Thanh - Phan Văn Chương - Thạch Thảo - Trần Đôn - Nguyễn Nhã Tiên - Đoàn Lam - Tiến Thảo - Đoàn Giao Hưởng
...Cả thành phố lúc nào cũng rậm lờiAnh không thấy tấc vỉa hè nào dành cho mình cả...
...họ mơ thấy Hồ Gươmlà một vò rượu lớnbị bỏ quênbên sông Hồng đến cả ngàn năm...
Mai Văn Phấn - Hoàng Chinh Nhân - Lê Huỳnh Lâm - Ngô Thiên Thu - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Hoa - Hoàng Nguyệt Xứ - Lê Hưng Tiến - Phạm Xuân Trường - Ngô Công Tấn - Từ Hoài Tấn - Văn Lợi - Quang Tuyến - Nguyễn Loan - Lê Vĩnh Thái - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý