Ảnh: Internet
VĂN HỮU TỨ Cuộc hành trình bất định Nhà sáng tạo là các nghệ nhân tuyệt diệu những khoa học gia tạo hơi thở cho sắt thép biết quay Còn anh người thám hiểm thật tầm thường người tiên tri những điều hoang tưởng Anh cảm thụ bằng giác quan tồi tệ nhất và tự do gắn vào gỗ đá nhưng linh hồn Anh bị lạc đường trong vô số quy luật một cuộc hành trình bất định và chợt nhận ra niềm tuyệt vọng đớn đau Người làm bột không thể bỏ cối xay bột Người thợ máy không thể bỏ búa kềm Người vẽ tranh không thể bỏ giá vẽ và cây cọ Nhưng riêng anh vứt bỏ mọi thứ? Anh bỏ quên anh cuối chân trời ảo giác những quỹ đạo chập chùng khí ôzône những con tàu vũ trụ mất tích những vius mới xuất hiện... Anh nào biết được gì và anh đóng góp điều gì thật có ích? Vì đã nhận chân số phận các nhà thơ sẽ chết thật cô đơn Huế tháng 9/2000 NGUYỄN SĨ CỨ An Dương Vương “…Khi lẩy nỏ bị táo về phương Bắc Lông ngỗng bay trắng xóa vệt trời Nam…” An Dương Vương ôm hận xuống Cửu Tuyền Để lại phía sau trắng con đường lông ngỗng Sóng biển nghìn năm vẫn không nguôi khuấy động Gửi trời xanh câu hỏi lớn không lời. 10/2000 Loa Thành Con ốc biển khổng lồ Hội tụ nghìn cơn bão Hội tụ Âm-dương, Ngũ hành U u minh minh Hội tụ một cuộc tình Nhắm-mở, Hội tụ một cuộc cờ Đỏ-đen, sấp ngửa Một đêm Phản trắc hiện hình Loa Thành thất thủ Trái tim Mỵ Châu máu ứa Thành ngọc sáng muôn đời. 10/2000 LÊ THỊ MÂY Sách cổ kinh kỳ Hay rằng sách cổ người xưa ấy Để lại long lanh trước mỗi ngày Những gì họ thấy ta chưa thấy? Một giọt lệ thôi còn run rẩy Thành phá Tam Giang mặn nghìn trùng Đất nước hai đầu ghềnh sóng dậy... Những gì xưa thấy bao giờ thấy? Sách đọc nghìn trang chóng mặt buồn Son phấn kinh kỳ trăng lộng lẫy... Hoa giấy Qua mưa, cây vừa tắm hết mình Trời trong quá nắng từ hoa sửng sốt Ôi tên hoa, sao hoa giấy mưa đẫm lệ tâm tình Rực rỡ sắc nào đứng bên đều cũng nhạt, chừng cũng không có thật Mấy lần nở trong năm rụng lá có ai buồn Phải không hương, cây ngậm hết nỗi đau trong trời đất Tắm hết mình cây tắm lệ đời chăng Hoa không cắm bàn, uốn mình lên cây kiểng Ôi loài hoa không hương, phải hoa từ xiêm áo cung phi vua chưa lần ân ái, hoa góa bụa tựa vừng trăng NGUYỄN KHOA NHƯ Ý Trái tim Nga Bỗng đâu tai họa kinh hoàng Ivan thôi đã không về nữa sao?! Chỉ có những vĩ nhân Mới bình tâm kiểm tra công việc của mình Trong gian nguy khẩn cấp Chỉ những anh hùng xuất chúng Mới để lại sự bình an cho muôn người Nhận về phần mình sự hiểm nguy Cay cực. Nhìn thẳng vào cái chết Khi đưa tay tắt các lò phản ứng hạt nhân Đóng chặt các khoang tàu Để cứu nguy cho một vùng biển rộng Hỡi những anh hùng hải quân Nga Trong chiếc tàu Kurck - K 141! Đại dương sâu thẳm Đại dương muôn trùng Tối quá! Lạnh quá! Ngạt thở quá!... Thương lắm Ivan ơi! Biển xanh sóng vỗ rì rào Tiếng cười con trẻ Lời chào ban mai Bình yên vùng biển Barentz Muôn đời ghi tạc Trái tim anh hùng THÁI HẢI Mùa đông Hàng cây không áo rét Bơ vơ run rẩy bên đường Con ốc cuộn mình trong vỏ Cô đơn trông thật đáng thương Mùa đông thiếu ngọn lửa hồng Căn nhà bốn bề lạnh lẽo Là em cô gái chưa chồng Âm thầm quên bình hoa héo Tôi là bánh xe bò gỗ Lẽo đẽo theo suốt mùa đông 9.1997 TRINH ĐƯỜNG Có và không Đủ dăm năm học có một kỹ sư Dồn nhà mươi nóc có cụm dân cư Nối nghìn nhãn lực không ngoài thái hư Tìm nghìn viện sách không một thiên thư Mài gươm Tuốt lưỡi gươm ra đón cơn bão lớn Bão bị chẻ đôi gươm càng sắc nhọn Thương ai bão cuốn làm diều đứt dây (141/11-00) |
Người gieo mùa thu trong thành phố bỏ đi rồibỏ hoang công viênbỏ hoang những con đường thông thốcbỗng thấy lạ những mặt người, lạ trời, lạ đấtcòn mỗi ngọn heo may bạn cũ dẫn đường
...Trăng non hé cửaCuội lẻn thăm nhàMây ôm chăn cưới, ru giấc CuộiVà...
Có những mùa hè không nắngvà mùa thu không trăngthời gian đi trên những lối mòn không thể thấy.
Thời mặt đất thiếu mênh môngCá nhân lang bạt chân trầnChạy tích cực trong mọi hình thức
Ta đã sống, và ta còn sốngCháy hết mình vì phẩm giá kiếp ngườiTa đã trải vô vàn cay đắngNên bây giờ đời càng đẹp gấp đôi
...Sao nhiều việc vẫn còn im lặng đáSức ỳ nào?Sao nhiều việc không bén nhanh như cứu hoả...
Tặng Hoàng HưngCó thật ông đấy không?Vừa đi vừa đếm bướcNhững bước trầm trên trảng cátMột bước lên, lại một bước lùi về
...Âm dương day trở cuộc sinh thànhMùa tinh tú phong phanh...
Nước cuộn xoáy chỗ sông tìm gặp biểnHãy còn nghe hương cỏ THẠCH XƯƠNG BỒ Nơi cuối sông nhớ về nguồn khắc khoảiSông hiền hòa nên được gọi sông THƠ...
Những đàn bà không chồngNhư những chiếc mâm cổLặng lẽ đầy rêu phong
Kêu sớm, kêu chiều, kêu cả hoàng hônKêu bồ đề xanh (*), kêu tượng đài trắngKêu buốt lá kim trên cây mọc thẳngTiếng kêu nhức nhức Trường Sơn.
...dòng sông quê mang chuyện tình trôi mãisông ơi...
Lê Vĩnh Tài sinh tại thành phố Buôn Mê Thuột, hội viên Hội văn nghệ Đắc Lắc. Năm 1996 anh có mặt trong tập thơ “6 ô cửa sổ” cùng với 5 tác giá trẻ Đắc Lắc; Và là đại biểu chính thức dự Hội nghị những người viết trẻ toàn quốc lần thứ V (1998).Thơ Lê Vĩnh Tài đẹp và buồn, bảng lảng như một tiếng gõ cửa mơ hồ, để lại những ngấn sóng xao xuyến trong lòng bạn đọc.
Con đẻ của Khánh Hoà nhưng là con dâu của Huế. Lê Khánh Mai tốt nghiệp Thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn, hiện là Tổng biên tập tạp chí Nha Trang. Ngoài 4 tập thơ và 1 tiểu thuyết đã xuất bản, Lê Khánh Mai còn có nhiều thơ in trong các tuyển tập khác.Thơ Lê Khánh Mai lành mà gợi, róc rách giữa hai dòng truyền thống và hiện đại, dùng dằng giữa hai nẻo hiện thực với mộng mơ...
Sinh 1954 tại Nghi Lộc, Nghệ An. Hiện là công nhân ngành in ở Huế. Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Tác phẩm đã xuất bản:- Lá thời gian- Tinh khôi- Chàng ca sĩ bình minh
Sinh ngày 29 - 05 - 1978 tại HuếNguyên quán: Đồng Hới - Quảng BìnhĐại biểu Hội nghị những người viết văn trẻ Việt Nam 2 lần V và VIHiện đang công tác tại Khoa Ngữ văn - ĐHSP HuếTác phẩm: Thơ “Khi em mười chín”- NXB Thuận Hoá 1998.
Tưởng chừng như dòng sông trôi chật hương bòng, hương bưởitưởng chừng như con đường quen, quen tựbao giờhình như tôi đã có lần tiền kiếpđêm thiên hà vỡ một ánh sao rơi
Có gì mà nhớ quêGặp sông nhìn đăm đắmThương bên lở bên bồiLo quê mùa nước lớn
Bãi cát nhàu muối mặnHoang dại một loài hoaAi đặt tên Cúc biểnMàu tím đỏ mượt mà
Em về với chị, quê xưaQuê em quê chị, bây giờ quê ai?Cách xa hút tháng năm dàiSao ngày trở lại lạnh gai cả người.