Ảnh: Internet
VĂN LỢI Biển Tặng Hải Như thể là đùa nghịch với ngữ ngôn Là biển đấy nhưng không hề giận dỗi Là biển đấy nhưng không hề dữ dội Nghĩa như là biển ấy của tình yêu Biển của gió, của trăng và của sóng Biển của lời ca, biển của niềm mơ mộng Biển nghiêng trời lắng hết mọi trầm tư Biển của cuộc đời rất thực rất hư Em là biển nên không hề nông cạn Biển là em nên không hề đơn giản Biển vẫn là biển ấy của ngàn năm Và em là … một nét sóng xa xăm… Tháng 12-1982 TÔN NỮ THU THỦY Vườn xanh Dù sang mùa thu ngàn cây thưa Còn đây dải lụa tục, vườn xưa Làm sao con đành lòng đi khuất Ngoài kia sông Hương chờ tiễn đưa Làm sao vẽ được trong mùa gió Mái tóc lá sã đẫm hương nồng Bài hát ru à ơi của mẹ Vẫn sống theo giàn lá trầu không Lá nhãn âm thầm một bóng trưa Ai trèo cây khế tự ngàn xưa Để nay chiếc lá vàng rơi rụng Cùng nắng in tròn đốm ngủ mơ Đằm thắm bên em đất nội thành Cội hồng đang vẫy lá sầu đông Ở đây qua một thời thơ ấu Gốc đào gốc ổi là người quen Vẫn quạt cho vườn bằng bàn tay Bao nhiêu cây chuối hát ru ngày Còn ở trên cao bầy phượng múa Hay tàu cau lá nắng dàng đầy Dù sang mùa thu ngàn cây thưa Còn đây dải lụa của vườn xưa Chào em cây lá nhiều sức sống Gởi tháng năm xanh những mong chờ VÕ QUÊ Với làng Chuồn Chắc cánh chuồn bay giỡn sóng đầm xanh Nên tên làng khai sinh từ ấy Tên làng Chuồn nâng đời tôi lớn dậy Từng tháng ngày trong sáng thuở hoa niên Tiếng gõ chài thôi thúc gọi triều lên Hồi trống đình giục vầng trăng về xóm Chuông chùa ngân đồng làng thơm hương cốm Những câu thài thay tiếng mẹ ru nôi Hai cuộc chiến đi qua làng mất mát chia phôi Tôi xa làng nổi trôi bèo dạt Đọng giữa lòng bâng khuâng câu hát Giáp Đông là giáp Đông còi...(*) Nghĩ về làng thương quá làng ơi Còn đâu những anh Xức mệ Mè mệ Bướm... Đời cùng khổ kiếp người vay mượn Tiếng nợ đòi rứt thịt tuổi thơ tôi Nay làng đã giàu thêm tên đất tên người Giáp Giữa giáp Đông đã có thêm Đồng Miệu Lúa mọc quanh nhà nghe đằm men rượu Con gái con trai làng bơi giữa mùa trăng Mẹ làng Chuồn dẫu một đời gian truân Hai đầu gánh cá đầy oằn vai mẹ Hạnh phúc mẹ mẹ dành cho lớp trẻ Áo nối dài thành một nắng hai sương Ơi làng Chuồn ơi cánh võng yêu thương Đang chao vỗ trên hồn tôi nhịp sóng Mặt đầm xanh cánh chuồn bay sức sống Ngọn gió nồm xao xuyến những bờ tre (*) Giáp Đông là giáp Đông còi Con đam con rạm thì coi bằng vàng (Ca dao) PHẠM HỮU XƯỚNG Lê-nin và chiếc lá rừng Lê-nin ra khỏi lều cỏ Người đi bách bộ bên rừng Đàn sếu bay qua ào gió Những bông tuyết trắng bay bay Chợt Người xòe rộng bàn tay Chộp lên vai mình thích thú “Ô hay phải chú sim sẻ Ngỡ ta là một thân cây” Nhưng kìa đậu xuống trên vai Một chiếc lá rừng nho nhỏ Khẽ khàng như con chim non Người cười phá lên- ngắm nghía Lê-nin trở vào lều cỏ Người lại giở cuốn sách dày Trước mắt hồ Radơlip Nước bỗng xanh hơn bao ngày… 1982 (3/10-83) |
Sinh 1954 tại Nghi Lộc, Nghệ An. Hiện là công nhân ngành in ở Huế. Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Tác phẩm đã xuất bản:- Lá thời gian- Tinh khôi- Chàng ca sĩ bình minh
Sinh ngày 29 - 05 - 1978 tại HuếNguyên quán: Đồng Hới - Quảng BìnhĐại biểu Hội nghị những người viết văn trẻ Việt Nam 2 lần V và VIHiện đang công tác tại Khoa Ngữ văn - ĐHSP HuếTác phẩm: Thơ “Khi em mười chín”- NXB Thuận Hoá 1998.
Tưởng chừng như dòng sông trôi chật hương bòng, hương bưởitưởng chừng như con đường quen, quen tựbao giờhình như tôi đã có lần tiền kiếpđêm thiên hà vỡ một ánh sao rơi
Có gì mà nhớ quêGặp sông nhìn đăm đắmThương bên lở bên bồiLo quê mùa nước lớn
Bãi cát nhàu muối mặnHoang dại một loài hoaAi đặt tên Cúc biểnMàu tím đỏ mượt mà
Em về với chị, quê xưaQuê em quê chị, bây giờ quê ai?Cách xa hút tháng năm dàiSao ngày trở lại lạnh gai cả người.
(Nhân lời kể của một người chơi chim)
Chị tôiphận gáiheo may về lơ lửng sáo diều ngânSông Bồ mười hai bếnbến nào nước đụcbến nào trong...
...Không hề có chia ly, không cả lời giã từ, chỉ phương ấy trongvô vọng của em, chợt giây khắc này bừng chói...
Gương mặt thánh thiệnSáng và buồn
Sinh 1962 ở Hà Nội, tốt nghiệp Đại học hàng hải tại Liên Xô (1986) và đã từng là thuyền trưởng Hải quân. Ngô Tự Lập đã xuất bản hơn chục đầu sách bao gồm thơ, truyện, tiểu luận và dịch thuật.Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt .
Sinh năm 1949 tại Bình Lục - Hà . Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.Tác phẩm đã xuất bản: Dấu lặng - (Thơ) NXB Văn học 1976; Đêm thiếu nữ - (Thơ) NXB Văn học 1978. Ngoài ra Trần Lan Vinh còn có thơ in trong các tuyển tập khác.
Sinh 1946 tại Liên Minh, Vụ Bản, Nam ĐịnhCử nhân nghệ thuật - Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội - Hội viên Hội Mỹ Thuật Hà Nội.Tác phẩm: Trại Muộn (thơ) NXB Văn học 1995; Mảnh trời qua ô cửa - (thơ) NXB Văn học 1997.
Một tiếng thôi mà bao hàm cả cộng đồng dân tộc, cả xứ sở thân yêu với đồng lúa cánh cò, với núi non điệp trùng và rừng vàng biển bạc, những người vợ thương chồng tạo vóc dáng vọng phu.
(Gửi nhà thơ L.M.T)Em tìm trong lá một vầng trăng xaEm tìm trong cỏ bóng chiều vừa qua.
Đợi tắt mặt trờiĐêm không trăng ta lầm lũi bước sóng đôi với biểnXa khơi thăm thẳm màn đen
Tôi vấp ngã vào ban mai trong trẻoNước sông Hương xanh rười rượi tháng tưMưa đầu hạ, sấm chớp chừng vội vãCơn gió hoang lạ lẫm bước tôi về
LTS: Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh 12 - 3 - 1946 tại Mộ Đức Quảng Ngãi. Tốt nghiệp khoa ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội 1969, vào bộ đội, làm báo ở Đài tiếng nói VN, đi chiến trường bộ cuối năm 1970. Là phóng viên chiến trường, ở Ban binh vận R. Sau giải phóng về trại sáng tác Quân khu 5, sau đó giải ngũ, về Hội Văn nghệ Nghĩa Bình và Hội Văn nghệ Quảng Ngãi. Hội viên Hội nhà văn, ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt . Đã in hơn 10 tập thơ và trường ca. Hai lần nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt cho hai tập thơ “Dấu chân qua trảng cỏ” và trường ca “Những ngọn sóng mặt trời”. Giờ vẫn làm thơ chơi và viết báo kiếm sống.
LTS: Trần Chấn Uy sinh năm 1957, tại Đức Thọ, Hà Tĩnh, hội viên Hội Nhà văn Việt . Anh là một nhà thơ trẻ đã có 5 tập thơ ra mắt bạn đọc. Trần Chấn Uy đi khắp nơi, say mê với cái mình đã chọn, diễn đạt nó với nhiều cung bậc. Tìm kiếm chân lý và cái đẹp để đưa vào thơ, với tấm lòng bao dung, nhân hậu, dưới góc độ nào, giọng thơ Trần Chấn Uy cũng chân chất, mộc mạc, nồng ấm. Nhà thơ Trần Chấn Uy hiện nay công tác ở Đài Truyền hình Khánh Hoà.
LTS: Dạy toán nhưng rất yêu thơ đó là điểm đặc biệt của con người Lê Quốc Hán. Lê Quốc Hán viết thơ nhiều. Thơ anh đã in hầu hết các báo ổ địa phương và trong nước. Thấm đẫm mồ hôi của người lao động, anh luôn nhìn cuộc đời với đôi mắt yêu thương, đầy trân trọng. Hồn hậu, mộc mạc, chân chất mà vẫn nói được cái mình gửi gắm không chút sáo cũ, âu đó cũng là điểm mạnh trong thơ Lê Quốc Hán.Lê Quốc Hán hiện nay là Tiến sĩ trường Đại học Sư phạm Vinh.