Nguyễn Ngọc Hạnh - Trần Văn Thiên - Trương Quốc Toàn - Đức Sơn
Tác phẩm "Hoa Ngô Đồng" của HS Lại Thanh Dũng
NGUYỄN NGỌC HẠNH
Chỗ mẹ nằm
gửi lại em chỗ ướt mẹ nằm
gửi ngọn gió lùa kẽ phên đêm trở dạ
giá rét trên từng manh chiếu vá
mẹ chừa bên ráo để con lăn
gửi lại em đời mẹ chênh vênh
héo hon cả thời thiếu nữ
đi biển một mình đêm sóng dữ
cho con lành lặn giấc mơ
gửi lại em anh của bây giờ
còn hơi ấm chiếu chăn ngày ấy
nơi mẹ nằm yêu thương đến vậy
nên suốt đời chỗ ướt vẫn chưa khô
mẹ nằm đây giữa núi non cao
rừng đã khép một đời giông tố
chiều tháng ba trời đầy gió bão
chỗ mẹ nằm sũng ướt mưa rơi
gửi lại em câu hát à ơi
bên ráo con nằm ướt đằm tình mẹ
hơi ấm từ trong tim lặng lẽ
cứ lịm dần vào thịt da em
TRẦN VĂN THIÊN
Sớm mai trong nhà mẹ…
Gà gáy râm ran mảnh vườn ngủ muộn
Mẹ trở mình thức dậy trời chưa tỏ mặt người
Trong thinh vắng, tiếng vạt giường cũng trở mình cót két
Gối bông gòn lầm lũi một giấc mơ
Tí tách củi reo gọi tia nắng đầu ngày
Nước mẹ đun trên lò kêu ấm
Chiếc bình thủy cũ xưa rót một đời tần tảo
Bóng mẹ in mòn bức vách lem nhem
Đêm qua có cơn mưa rơi lạc vào giấc ngủ
Ngõ nhà thấm mưa nhão thành đất sét
Con về nặn lại chiếc xe tăng, trái cà, trái dưa mang hình hài thơ ấu
Cả đời con vẫn là đứa trẻ
Tập nặn hoài những viễn ước mông lung
Gian bếp ấm quẩn quanh ngọn khói già
Mùi nước mắm còn vương trên những sợi tóc bết
Con là đốm lửa nhỏ mẹ nhen lên bằng một đời chi chút
Mẹ neo lại bóng mình bằng ánh lửa liu riu...
Mẹ ơi,
Có chuyến tàu nào trong đời,
con đợi mong hơn chuyến tàu đưa con về với mẹ
Thời gian dẫu chẳng hình hài
Vẫn để lại trên tóc người những dấu vết xót xa...
TRƯƠNG QUỐC TOÀN
Thủ thỉ cùng tháp đôi
Bàng bạc những lọn khói trầm
Mang dấu hỏi tôi ngược dòng thế kỷ
Những phù điêu thoát xác theo tiếng kèn Saranai
Tượng thần trầm tư len lén nụ cười hiền
Có thể nào giải tỏa giùm tôi những ẩn ức
Vẫn ngày đêm thao thức
Chực trào trong lòng ngực
Vì sao
Những cuồng si đi qua
Để lại khoảng trời xanh yêu thương giữa hai đầu đỉnh tháp
Ngọn lửa đam mê tưởng chẳng còn âm ỉ cháy
Tháp vẫn choàng vai như buổi yêu đầu?
Có những lúc
Một mình tôi trước tháp
Ghen hờn vu vơ
Khi mình không thể
Cầm tay ai đi hết một phần đời
Giữa chơi vơi với tay chạm vào thớ trầm tích cổ
Buông vào hư không
Những lời van vỉ
Chất liệu nào những viên gạch gắn kết như sam
Cho một ít tôi hàn bao đổ vỡ
Có thể nào nguyên sơ như bản thể ban đầu
Những ánh mắt nào chìm vào đêm sâu
Hun hút miên trường lịch sử
Vọng về tôi những thanh âm
Tiếng đàn, tiếng kèn, tiếng trống dập dồn không nhịp phách
ĐỨC SƠN
Ngôi trường làng mang tên Nhà Thơ
Như đàn chim về đậu sân trường
Đụn cát và gió gió
Bên đưa thơm mùi nước lợ
Ngôi trường mang tên Nhà Thơ(*)
Mãi xanh như hàng dương lùa trời nước
Cho hạt giống mùa màng
Trường ơi! Thân thiết yêu trường
Đẹp vần thơ - nhà thơ kháng chiến
Sớm gió biển mặn môi
Tình mẹ phá Tam Giang
Đầy đặn lo toan
Mong ngày, đưa bước chân con tới học hành
Bãi cát vờn dài vi vu mềm mại
Bức tranh ngôi trường chúng em
Sắc màu tươi rộn rã
Đầm phá chân sóng
Nẻo đường cát vàng nắm tay bạn bè
Chốn bùn đất khoai sắn
Chốn sóng chảy về tinh hoa thơ và đất nước
Chốn con cá, con tôm tự do quẫy vùng
Chốn ngọt bùi con đường mới sau cuộc chiến
Chốn ngây thơ và lớn khôn thành người
Trường em bên rực rỡ dựng xây
Cuộc đời liền con nước
Chảy ra cửa biển
Trường ơi!
Ngói đỏ tươi màu
Rộng chào
Đi trong tươi xanh
Cùng câu thơ, có nơi nào đẹp trong veo
Tuổi của em
Dỡn sóng xô bờ đầm phá
Chuốc du dương đón bình minh…
Thêu thùa con thuyền, nò sáo
Phiên chợ muôn vẻ
Mẹ làm rổ rá đong đầy cho con
Lo âu áo cơm vợi bớt
Trang vở yên bình, nét tay tươi tốt
Nhà thơ trở về như chợt giấc mơ
Đếm triệu lần chuyến đò rời bến
Triệu đóa hoa muống biển tím đậm chân trời
Đàn em và ánh mặt trời
Yêu ngôi trường làng mang tên nhà thơ Tố Hữu(*).
----------
(*) Trường Trung học Phổ thông Tố Hữu ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, bên phá Tam Giang dành cho học sinh thuộc 3 xã: Quảng Ngạn, Quảng Công và Hải Dương đến học tập.
(TCSH380/10-2020)
...Trầm trầm giọng kể từ hồn người xưa, làm Người khó lắm phải đâu chuyện vừa...Làm Người khó lắm, sống kiếp trần gian. Hãy ôm dấu hỏi mà nhìn bàn chân!...
Võ Quê - Tôn Phong - Phạm Thị Quỳnh Phương - Hồ Huy Sơn - Nguyễn Quang Việt - Nguyễn Thị Hợi.
Nguyễn Xuân Hoa - Mai Văn Hoan - Phạm Tấn Hầu - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Thị Hồng Hà - Lãng Hiển Xuân - Đinh Hạ - Nguyễn Hưng Hải - Châu Thu Hà - Nhất Lâm - Lê Hưng Tiến - Nguyễn Trần Thái - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Thị Yến
...Mặc cho đất bận nâu, trời mải bận xanhNgười đi, mòn cả bóngThắp tận cùng thẳm sâu một khát vọng yên bình...
...Đang mùa xuân ha y đã sang hèmà hoa tím rụng đầy mặt nướcchảy về đâu, sông ơi...
...Tôi vừa được sống lạiVì trong suốt cuộc đờiTôi đã sống dùkhông biết mình sống...
...Ta nhờ cỏ hít khí trời kết mậtDâng lên em cùng những hạt sương đêm...
LÊ HOÀNG ANH...Mẹ ơi mẹ qua đau khổ đã nhiều sao luôn có những chùm hoa ổi trắng, lúc nào cũng nhìn con đăm đắm – vẫn tìm con trong lắng đọng tâm hồn...
LTS: Với một tờ báo, chắc hẳn niềm vui mừng trước hết là nhận được những bản thảo chất lượng. Nhưng cũng không vì vậy mà chúng tôi không trân trọng những bài viết chưa đạt tới “tiêu chí” Sông Hương. Giới hạn trong lĩnh vực thơ: Có không ít tác giả hầu như tuần nào, tháng nào cũng gửi từ ba bốn bài trở lên. Đều đặn bao nhiêu năm trời như thế, tính ra số thơ mà chúng tôi nhận được của họ đã có thể đóng thành một “tổng tập”. Những trang chữ viết tay, những trang vi tính quen thuộc đến mòn mắt ấy mỗi lần nhận được là chúng tôi lại hồi hộp đọc, để rồi… áy náy!Dưới đây là những bài gần như khá nhất trong số thơ lai cảo của Sông Hương.
Thạch Quỳ - Nguyên Quân - Đông Hà - Kiều Trung Phương - Nguyên Hào - Lê Quốc Hán - Đinh Thu - Hoàng Thị Thiều Anh - Nguyễn Phước Loan
...nghe thanh âm mà không có tiếng ngườisao khép mắt mà không thể chết được...
Từ Nguyên Tĩnh - Lê Huỳnh Lâm - Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hữu Lục - Mai Thìn - Cao Hạnh - Văn Công Hùng - Trần Tuấn - Nguyễn Ngọc Phú - Đức Sơn - Trần Vạn Giã - Trần Cao Sơn - Lê Hữu Khoá - Trần Hoàng Phố - Phạm Thị Anh Nga
Đất nước đã vẹn toàn một mối hơn ba mươi năm, song còn đó những nỗi đau âm ỉ, thấm vào cốt xương của thân nhân các thương binh - liệt sĩ, thấm vào máu thịt của những ai từng kinh qua hoặc không kinh qua chiến tranh mà nay đều được hưởng cuộc sống yên bình. Kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ(27/7/1947 – 27/7/2007), Sông Hương xin nghiêng mình trước nỗi đau không hề ngẫu nhiên đã thấm vào thơ ấy… *Nguyễn Gia Nùng - Triệu Nguyên Phong - Trần Đức Đủ - Huỳnh Tuấn Vinh
Vân Long là tạng người thơ không chịu cũ. Nhà thơ luôn ý thức được việc làm mới mình để có thể đồng hành với nền thơ đương đại và nhịp thở nóng hổi của cuộc sống thường nhật.Dù là trữ tình tự sự hay nội cảm ngoại quan, thơ Vân Long luôn để lại những dấu ấn sáng tạo - dấu ấn lao động thơ. Vân Long đã từng có duyên với xứ Huế qua “Đêm sông Hương”, “Vườn Huế”... được tuyển chọn trong Tuyển thơ Sông Hương 20 năm...
khi em là vực sâu im lặng tôi pho tượng đá lắng nghe...
...chim chích bay về đăm đắm mắtnghe phế hưng bông lơn ký ức thành xanhrêu...
Nguyễn Văn Quang - Trần Thu Hà - Nhất Lâm - Lê Ngã Lễ - Mai Văn Hoan - Ngàn Thương - Ngô Thị Hạnh - Nguyễn Thánh Ngã - Xuân Thanh - Phan Văn Chương - Thạch Thảo - Trần Đôn - Nguyễn Nhã Tiên - Đoàn Lam - Tiến Thảo - Đoàn Giao Hưởng
...Cả thành phố lúc nào cũng rậm lờiAnh không thấy tấc vỉa hè nào dành cho mình cả...
...họ mơ thấy Hồ Gươmlà một vò rượu lớnbị bỏ quênbên sông Hồng đến cả ngàn năm...
Mai Văn Phấn - Hoàng Chinh Nhân - Lê Huỳnh Lâm - Ngô Thiên Thu - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Hoa - Hoàng Nguyệt Xứ - Lê Hưng Tiến - Phạm Xuân Trường - Ngô Công Tấn - Từ Hoài Tấn - Văn Lợi - Quang Tuyến - Nguyễn Loan - Lê Vĩnh Thái - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý