Thơ Sông Hương 10-11

09:34 31/10/2011
Từ Nguyễn - Đông Triều - Cao Hạnh - Trần Huy Minh Phương - Nguyễn Minh Khiêm - Đức Sơn - Từ Hoài Tấn - Bảo Cường - Biển Bắc

Tác phẩm 'Tung chài' - Huy chương Bạc ICS Mỹ 2009 của Lê Kim Hải

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]





TỪ NGUYỄN


Lối nhỏ dành cho yêu thương


Có một lúc nào đó trên đường đời đầy chông gai mọc
Ta có là người lữ hành khó nhọc
Lê bước chân trần trên những đau thương...
Dẫu lòng có rất buồn
Tim có kêu lên buốt nhói
Ngày chìm sâu vào bóng tối
Thì em ơi, hãy cố giữ cho yêu thương một lối nhỏ
trở về...
Những đêm dài lê thê
Nhỡ lạc vào giữa cuồng quay sóng mê, biển dại
Nghe trong đêm ngàn muôn tiếng gió gào vọng lại
Trùng trùng hoang vu vây bủa mấy nỗi đời...
Thì em ơi, nếu có thể hãy níu giùm tôi
mong manh một bờ cỏ úa
mỉm cười...

Biết đâu rồi con tim sẽ tìm thấy chút vui
Nhọc nhằn trôi qua...
Cây héo hắt sẽ tươi lại mùa hoa
Vườn xưa đơm cành xanh, quả ngọt!
Long lanh ánh nhìn trong vắt
Rọi vào hồn
hồi sinh niềm cũ
thiết tha...



ĐÔNG TRIỀU


Và mưa đã về lối khác


Sẽ không còn buổi chiều xụ mặt vào cây giá tỵ, vào những chiếc ô lề đường và trên chính con người. . .
Con chim non cũng không còn bị nước vùi từ rộp cây ra hè phố
Mưa buồn như duyên nợ lỡ cầm nhau

Chỉ còn nắng táp địa cầu
Chỉ còn nghe vèo tiếng ngọn lao bay qua không kịp nhìn hình bóng
Có đâu ngồi lắng nghe số phận
Loài người chưa hiểu hết về nhau
Từ một đứa trẻ đói nghèo đến trận chiến Libya. . .

Yêu nhau ngày mưa
Cũng như quen chừa xóm ngày tháng trong năm để nhớ
Cuộc nhảy múa của những hạt tinh khôi
Được chào đón bằng cách chèn lại mái nhà của mẹ, vập thêm đá đường lầy ra ngõ. . .
Nơi đó có cuộc tình chớm nở
Nơi đó có lòng người chơ vơ

Không ai mang sánh những sợi màn cửa và bóng đèn điện
Cũng như mưa từ trời và người từ đêm
Một ngày cha mẹ ta có thêm bữa ngon, bao thuốc trị dài theo bạo bệnh
Người em lang bạt tha hương về nương chái cạnh nhà
Nắng cháy, bụi mù, xe qua, vó ngựa
Nếu không có những trói buộc tự nhiên ngồi lắng nghe dĩ vãng nói
Những điều sám hối
Chỉ lúc quỳ bên níu áo Diêm vương

Mươi người nép mưa hiên đường
Mang trên mặt mỗi số đeo thân phận
Thế giới từ viên đá mài đến một phần mặt trời tách vỏ
Chuyến xe rú còi đưa bệnh nhân nghèo như xẹt tên trên đường phố
Không tìm thấy niềm vui vỡ như bọt nước đỉnh ngày
Không nhìn được tình yêu nở hoa trong vườn gai
Mưa không về lại
Rất nhiều điều cầm tay ra đi. . .



CAO HẠNH


Dưới chân núi Rockpile


Trưa. Dưới chân núi Rockpile
Nằm nghe đá thở
Tiếng ve nung mùa hè rực đỏ
Bầy ngựa gió băng qua thung lũng hoang

Rockpile dáng rồng thăng
Lượn thành 9 khúc
Con suối con khe ngoạn mục
Nét hào hoa sông núi kết đôi

Rockpile ơi!
Mấy nghìn năm
Sinh khí tiêu hoang
Tiếng tâm linh ngân thầm trong nẻo đất
Đợi một ngày trào lên khúc nhạc
Sông núi tưng bừng Rockpile rực rỡ một đài sen



TRẦN HUY MINH PHƯƠNG


Ký ức cánh đồng


những cánh đồng trải dài xa tít
chị, em tôi bì bõm lùa vịt chiều
nắng cháy rụi
phía xa bờ rạ cũ
gọi mùa đi
chao chát nỗi buồn trôi

chân đất, đầu trần
hú gió đồng mải miết
chị và tôi
nghe tiếng thở của sao, trăng… đầm đẫm nước
khe khẽ cười
vịt đẻ dày – trong những đêm!
vẫn đầy gió
cánh đồng tăm tắp nuốt chửng tuổi thơ mùi nắng rạ
vẫn mái lều tàn tạt gió bạt những chiều đông
vẫn cái sào làm cọc neo ghe bến sông bồi lở
nhớ váng phèn mỏng mảnh chênh chao …

cha ngồi đầu ghe
vấn thuốc gò vê khói hoàng hôn
tuổi bốn mươi – nâu thẫm một mái nhà!
chị trôi tuột một thời xuân nữ
thầm thĩ cùng tiếng vịt buổi chạy đồng
tôi kìm hãm nỗi khát khao: Mẹ!
trong giấc mơ – kẹt bồ lúa tuổi thơ!
vãi rơi sau mùa gặt

chị và tôi và… những cánh đồng
nhập nhòa
tiếng dầm lại khua
chiếc ghe bầu chông chênh
gọi những mùa… đi!



NGUYỄN MINH KHIÊM


Những người đánh chuông đất


Cha, mẹ tôi
Những người suốt đời đánh chuông đất
Giọt mồ hôi tím tái ruộng đồng
Cuộc đời như thể cày bừa
Chỉ sáng lên khi được chạm vào mặt ruộng.

Cha mẹ đúc chuông bằng đôi vai rạn vỡ
Máu tứa ra thấm vào ca dao
Hắt lên trời những ráng vàng, ráng đỏ
Hắt vào thời gian huyền thoại, cổ tích
Cha mẹ đúc chuông bằng những lần giật mình thon thót
Mùa lụt, mùa khô, bão giật, gió lào
Đêm không ngủ lo trăng quầng, trăng tán
Lo đằng đông, đằng tây dựng mống cụt, cầu vồng…

Sau một trăm năm, một nghìn năm
Tiếng chuông ngân lên
Một dáng cò đậu cành mềm
Một dáng cò cày đồng ban trưa cháy nắng
Một dáng cò bê bát cơm và hát:
“Ai ơi bưng át cơm đầy
Dẻo thơm một hạt…”!

Tôi lặng nghe tiếng chuông
Đỡ trên tay mình vỏ trấu
Thấp thoáng bóng một con thuyền cổ tích
Đi dọc cánh đồng ca dao…



ĐỨC SƠN


Người đàn bà vẽ


Người đàn bà chẳng thích vẽ khuôn mặt người đàn ông,
                                                            từng hôn thú với mình
Chẳng thích vẽ cử chỉ của ông
Từng chăm chút
Như dòng sông tràn qua
Bà ngâm ngợi vẽ nếp nghĩ trên khuôn mặt mình
Lột tả bằng thứ sơn dầu
Bằng tấm vải để dành
Còn mới nguyên, sẽ giúp cây cọ hưng phấn
Giúp sự cần mẫn, tài hoa
Nét phác thảo đầu
Là những kỷ niệm tuyệt diệu
Như hướng về ánh sáng nghiêng đôi má

Cây cọ miết
Trìu tượng khuôn mặt
Quay quắt

Bà rực rỡ vẽ
Căn phòng thoảng mùi hương ngọc lan
Quả táo và lưỡi dao, bà chẳng để ý
Bất lực vệt màu cồn cào
Sự trộn lẫn
Đắn đo nét cọ
Lên đôi mắt thẳm về
Lên ngấn cổ kiêu sa
Có không!
Sự kiêu sa

Như làn môi còn níu giữ

Chưa bao giờ bà thề thốt với người đàn ông, đã từng
                                                                        hôn thú với mình
Bức chân dung tự hoạ.



TỪ HOÀI TẤN


Trời tháng ba


Tháng ba phơi lộ ngón chân xanh
Thiếu nữ bên thềm hong tóc biếc
Màu mây xanh
Tín hiệu từ mặt đất xao động
Tiếng gọi từ hoang tàn vỡ vụn
Bên kia bờ đại dương
Những cuộc giải cứu của tội ác
Đằng sau những mưu toan
Lục địa buồn
Rướm lệ xanh



BẢO CƯỜNG


Thuở ban đầu


Người đâu như khói như sương
Mỏng manh làn gió thoảng hương ngày mùa
Quen người một sáng mùa thu
Lòng nghe xao xuyến gió ru thoáng về
Người đi ta cũng tái tê
Còn chi nữa... mảnh trăng thề xanh xao
Nhớ người nghe sóng lao xao
Nghe trong vô thức sóng gào biển khơi
Biển xa, xa thẳm chân trời
Bao mùa réo gọi chân trời mênh mông
Gió đưa con sóng muôn trùng
Dã tràng xe cát bể đông lấp bồi
Chiều nay phố cũ mình tôi
Lòng buồn nhớ lại khoảng trời ngày xưa
Ngày quen em, gió đổi mùa
Áo ai trong nắng bay lùa về đâu?
Để anh hồn ngẩn ngơ sầu
Người đi có nhớ buổi đầu gặp nhau.



BIỂN BẮC


Khác biệt và giống nhau


Chẳng còn ví dụ nào để đem ra so sánh
Bao điều khác biệt và những cái giống nhau
Em không phải điều khác biệt
Giữa ngày và đêm
(em đâu có biết,
chuỗi ngày qua ta vô tình xuyên qua đời nhau
và tôi đã sống cả ngàn đêm với mỗi giây có em bên cạnh)
Giả thử ngày và đêm là một
Thì đời ta là giấc ngủ dài hay là chuỗi thức trắng?
(thức hay ngủ đều cũng mệt như nhau!)
Em chẳng là cái giống nhau
Của sống và chết
(em nào hay biết,
sự sống và cái chết vẫn sánh vai đồng hành
và tồn tại luôn vô tình với ý tưởng hiện hữu)
Tỷ như sống, chết tách rời nhau
Thì chúng ta là những con người hay là những bóng ma?
(người và ma mang nỗi niềm riêng biệt!)
Em không là bao điều khác biệt,
hay những cái giống nhau
Nhưng em làm nên sự khác biệt và giống nhau của cuộc đời!

(272/10-11)






Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sinh năm 1949  tại Bình Lục - Hà . Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.Tác phẩm đã xuất bản:  Dấu lặng - (Thơ)  NXB Văn học 1976;  Đêm thiếu nữ - (Thơ) NXB Văn học 1978. Ngoài ra Trần Lan Vinh còn có thơ in trong các tuyển tập khác.

  • Sinh 1946 tại Liên Minh, Vụ Bản, Nam ĐịnhCử nhân nghệ thuật - Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội - Hội viên Hội Mỹ Thuật Hà Nội.Tác phẩm: Trại Muộn (thơ) NXB Văn học 1995;  Mảnh trời qua ô cửa - (thơ) NXB Văn học 1997.

  • Một tiếng thôi mà bao hàm cả cộng đồng dân tộc, cả xứ sở thân yêu với đồng lúa cánh cò, với núi non điệp trùng và rừng vàng biển bạc, những người vợ thương chồng tạo vóc dáng vọng phu.

  • (Gửi nhà thơ L.M.T)Em tìm trong lá một vầng trăng xaEm tìm trong cỏ bóng chiều vừa qua.

  • Đợi tắt mặt trờiĐêm không trăng ta lầm lũi bước sóng đôi với biểnXa khơi thăm thẳm màn đen

  • Tôi vấp ngã vào ban mai trong trẻoNước sông Hương xanh rười rượi tháng tưMưa đầu hạ, sấm chớp chừng vội vãCơn gió hoang lạ lẫm bước tôi về

  • LTS: Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh 12 - 3 - 1946 tại Mộ Đức Quảng Ngãi. Tốt nghiệp khoa ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội 1969, vào bộ đội, làm báo ở Đài tiếng nói VN, đi chiến trường bộ cuối năm 1970. Là phóng viên chiến trường, ở Ban binh vận R. Sau giải phóng về trại sáng tác Quân khu 5, sau đó giải ngũ, về Hội Văn nghệ Nghĩa Bình và Hội Văn nghệ Quảng Ngãi. Hội viên Hội nhà văn, ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt . Đã in hơn 10 tập thơ và trường ca. Hai lần nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt cho hai tập thơ “Dấu chân qua trảng cỏ” và trường ca “Những ngọn sóng mặt  trời”. Giờ vẫn làm thơ chơi và viết báo kiếm sống.

  • LTS: Trần Chấn Uy sinh năm 1957, tại Đức Thọ, Hà Tĩnh, hội viên Hội Nhà văn Việt . Anh là một nhà thơ trẻ đã có 5 tập thơ ra mắt bạn đọc. Trần Chấn Uy đi khắp nơi, say mê với cái mình đã chọn, diễn đạt nó với nhiều cung bậc. Tìm kiếm chân lý và cái đẹp để đưa vào thơ, với tấm lòng bao dung, nhân hậu, dưới góc độ nào, giọng thơ Trần Chấn Uy cũng chân chất, mộc mạc, nồng ấm. Nhà thơ Trần Chấn Uy hiện nay công tác ở Đài Truyền hình Khánh Hoà.

  • LTS: Dạy toán nhưng rất yêu thơ đó là điểm đặc biệt của con người Lê Quốc Hán. Lê Quốc Hán viết thơ nhiều. Thơ anh đã in hầu hết các báo ổ địa phương và trong nước. Thấm đẫm mồ hôi của người lao động, anh luôn nhìn cuộc đời với đôi mắt yêu thương, đầy trân trọng. Hồn hậu, mộc mạc, chân chất mà vẫn nói được cái mình gửi gắm không chút sáo cũ, âu đó cũng là điểm mạnh trong thơ Lê Quốc Hán.Lê Quốc Hán hiện nay là Tiến sĩ trường Đại học Sư phạm Vinh.

  • LTS: Sinh năm 1969 đã có 2 tập thơ riêng. Là một cây bút trẻ luôn có ý thức làm mới thơ. Tập thơ đầu tay “Dòng sông cháy” của chị vừa ra mắt bạn đọc đã nhận được giải thưởng văn học của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam 1997.Táo bạo, trăn trở cho cái mới. Khắt khe, đòi hỏi cao chính mình trong lao động nghệ thuật; Nguyễn Bảo Chân đã chọn cho mình một cách đi riêng trên con đường thơ ca. Với ngôn ngữ thơ hiện đại, với hình tượng thơ kỳ lạ - qua cảm xúc tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, Nguyễn Bảo Chân đã mang đến cho bạn đọc những bài thơ hay. Hiện nay Nguyễn Bảo Chân công tác ở Đài Truyền hình Việt - phụ trách chương trình “Tác phẩm và dư luận” trên sóng VTV3.

  • LTS: Sinh năm 1943 ở Hà Nội. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn là một cây bút nữ nổi tiếng. Với chất thơ dịu dàng, đằm thắm, chị đã đem đến cho thơ Việt một giọng riêng. Chị không tìm kiếm những tứ thơ lạ, mà làm lạ những tứ thơ tưởng như đã cũ. Với 6 tập thơ và 2 tập truyện thiếu nhi, Phan Thị Thanh Nhàn đã nhận được nhiều giải thưởng văn học. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn hiện nay là UVBCH Hội Nhà Văn Hà Nội và là chủ nhiệm câu lạc bộ nhà văn nữ Việt .

  • Giọng nói chỉ còn thoang thoảngđồng cỏ hoa vàng

  • Thiên niên kỷ mới vẫy ta sangkhốn nỗi quà xuân chưa sẵn sàng

  • Tặng nhà thơ Lâm Hiểu Đông  Trời đang mưa mát câyQua công viên Thâm Quyến (*)- Cả thế giới trong nàyTựa bảo tàng bày biện

  • Tôi ra lệnh cho giao thừa dừng lạiThế kỷ XX khoan hãy ra điThế kỷ XXI đừng đến vội

  • Mùa thu hẹn ta về Hà NộiTa rong chơi quên cả lối vềMột mình phiêu lãng miền sơn cướcVui cùng trăng cụng chén sơn khê

  • Vô tư quá tôi trở thành khờ dạiNên chi lỡ hẹn một lời thề

  • Ba bông hoa mang đêm phi qua                                             vườn saoanh và em định mệnh dịu sángmở địa cầu trinh tiếtlửa quàng xanh yếm cổ mùa đông

  • Cơn lũ xoáy mòn vai mẹGiạt trôi manh áo em thơNhận chìm bếp lửaNhững hạt lúa không biết lội

  • Em huyền ảo với mùi hương hoa đạiVà trắng trong như một búp sen hồTôi lầm lỡ nói lời vụng dạiKẻ phàm phu tục tử đến sân chùa.