Ảnh: art2all.net
ĐỨC SƠN Lưu bản của gió Nắng cũng nheo mắt và đi tìm những gì mất Những gì mất, làm sao tôi tìm được! Rồi, gió qua những ngày đông buốt Qua mùa hè căng ngực, bàn chân Qua mùa xuân rực rỡ đường gân, da thắm Tôi, ngày gió triền miên Ngày gió triền miên Mặt sông mênh mang, gò nổi mênh mang Vùi khoảng hẹp, gió oằn đánh nhịp Con cá đêm quẫy lồng đường gió Ngân ngân giai điệu đồng quê Ngày gió trĩu mùa màng Se se những cọng rơm vàng phất phơ Gió reo Phất phơ ngày quên, ngày nhớ Bỏ mặc trâu, chẳng còn để ý Theo toán trẻ mục đồng Theo ao chuôm về hai tay gió Cười hê hê... Gió reo Nhen chiều hun lửa Khói lên, nhẹ chiều Tôi đơm gió Cùng truông cồn cào tình yêu xứ sở Vi vút diều Chao nghiêng, bay bay Xâu ngày, nhớ gào tên gió Tôi đánh mất bản tình ca gió Ngửa mặt Tìm được về lưu bản gió từ mây. NGUYỄN TRƯỜNG Ru tôi Tôi ru tôi suốt năm canh không chợp mắt Những lời quen xưa mẹ ru hỡi ru hời Năm ngón tay thừa thãi cài tóc chiều thấm đẫm mồ hôi Và ngấm từng lời ru tiếc nuối của con thằn lằn buông tiếng đêm. Thời gian trắng Không gian đen Tôi mơ hồ về những ngày đẹp đẽ không có thực khi dẫn em đi trên đường có lắm bông hồng nhung không có gai Tôi mơ hồ về những ngày u tối khi xuống trũng sâu vớt lên những linh hồn chờ phục sinh ngắc ngoải Và tôi tỉnh táo như thể chưa tỉnh táo bao giờ Cùng tiếng côn trùng rung cánh dài đêm thao thức chắt lọc Những gì u ẩn Những gì dồn nén Những gì cam chịu Đã tới hồi kết thúc những gì tôi thần tượng hóa... PHAN LỆ DUNG Cánh đồng ký ức Chiều Rải bụi tro lên ngọn tre Đồng khô lúa cháy trắng Mấy con cò lóng ngóng cười khóc trên bờ đê Đàn trâu ốm o Ngủ mê Quên không mơ cỏ ướt Lũ chuột đồng láo nháo béc mắt tìm lúa rơi Chiều Rải những tia nắng vàng vọt đến tận chân trời Đàn chim bay về hướng bắc Bỏ lại người đàn ông trên cánh đồng khô cạn Khuôn mặt rạm nắng Bao lần tựa vào giấc mơ mỏng manh Gọi mưa, gọi gió Anh quay mặt về phía lũy tre làng Mơ mái nhà thơm thảo Người vợ trẻ Đàn con ngoan Mâm cơm dưa cà xúm xít Hoa bưởi trắng lăn tăn se nắng ngoài sân Giọt mồ hôi lăn xuống rơi vào giấc mơ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT Căn phòng Bốn mét dọc bốn mét ngang Hình vuông biến thành hình tròn. Mặt trăng - ước lệ của mộng mơ lấp lánh những đồng tiền tròn không bao giờ rơi vào mơ ước trơ trơ mặt lũ chén đất cái mâm thau cau có tròn không tròn mỗi ngày hai bữa. Hình tròn biến thành hình vuông. Những rao giảng về cuộc vuông tròn như lũ chuột đêm thô lỗ cơn rửng mỡ rúc lên giữa canh khuya chấp chới thắt dây thòng lọng chậm rãi xây nhà tù. Ngoài kia và nơi đây nắm đấm kê dưới giấc ngủ hình tròn - hình vuông. Giữa khung cửa, quầng trăng đứng yên khuôn mặt trắng dờ mất dần máu. Những bóng đêm xúm xít kêu lên. Chẳng còn chi - hình vuông hình tròn. 1991 KIÊM THÊM Anh sẽ ru em ngủ Đừng khóc nữa, anh sẽ ru em ngủ Anh sẽ kề cận em suốt cuộc đời mà Em sẽ được mơn trớn vuốt ve Tận cùng sợi tóc Hãy nhắm mắt lại anh sẽ ru cho em nghe bài hát thời xưa Một ngàn câu ca dao tình tứ Một triệu chuyện cổ tích trong kho tàng văn chương dân gian Hàng triệu câu ngụ ngôn Vạn vạn câu tục ngữ khiến em cười hoan hỉ (Khúc khích cười và anh tiếp tục ru em ngủ) Và nếu em vẫn chưa ngủ được Anh sẽ hôn lên má, trên môi em và vuốt nhẹ chân em Đó là phương pháp trị liệu của đông phương gần như thất truyền Khiến em tiếp tục giấc ngủ (như con mèo ngủ trên tay anh) Anh có chiếc quạt mo phất phới để em yên giấc Trong giấc mơ em mỉm miệng cười (duyên quá đi thôi) Em có còn mộng đẹp, mộng đôi vợ chồng, hai đứa lên chơi đồi cao Anh hát bài Mộng dưới hoa có sự phụ họa của em Tiếng sáo của ai đó trong gió chiều Chú trâu và nghé ngọ Đồng ca Nếu mà em thức giấc nửa đêm Anh sẽ hôn em nụ hôn đầu ngày Tiếp tục một ngàn câu ca dao cho đến khi trời sáng Đừng la rầy anh nữa, anh còn ở với em hết một đời này Nếu cần anh sẽ kể chuyện Liêu trai chí dị Chuyện con Tấm con Cám (Em sẽ phì cười vì anh nghịch ngợm quá đi thôi) Ngày mai anh sẽ kể tiếp cho em nghe, và ru em ngủ. NHẤT LÂM Hàng rong Huế Người bán hàng rong Huế vai mòn mảnh mai tao gióng gánh sớm gánh chiều gánh cả nắng mưa bốn mùa gánh lời đon đả đêm về gánh cả trăng khuya Người bán hàng rong đêm ngày với phố khoan thai tản bộ giữa đời gánh hàng rong đến hồi tàn nắng cuộc mưu sinh không phút nghỉ ngơi Người bán hàng rong hiền như lá giọng rao mời ngọt lịm chiêu xa nào bánh ít bánh bèo bánh nậm vị cay đời món Huế trong ta. NGUYỄN MAN KIM Độc thoại sau giấc ngủ tật nguyền lạ đất lạ trời lạc nhịp thời gian nỗi đau ri rỉ buồn thân cổ thụ tê nhức những lát cắt vô cảm trái tim an nhiên cây sống vô vi tưởng đã yên phần rời núi về xuôi hít thở gió bụi quê người ngồi thiền giữa cõi đua chen. vai diễn mới có thể sẽ dần quen vết sẹo nứt mầm và uốn lòng theo kịch bản hạ màn mảnh trăng riêng bóng vỡ giọt sương khô. bây giờ câm lặng giữa phố xa mơ cơn mưa rừng thác đổ nhớ bản côn trùng ca đêm đêm đồng vọng ám ảnh ẩn khúc xanh. PHẠM THỊ ĐIỂM Đợi chờ Người đàn bà chờ tin Ném từng ý nghĩ theo tiếng rít gào của bão Ngọn cây oằn mình trước ánh mắt vô cảm Nụ cười núp trong làn môi khô ráp, hơi thở hắt vào mưa... Người đàn bà chờ tin Xô đẩy ước mơ ra ngoài cánh cửa rung rần rật Ngón tay lồng vào tóc rối, dị dạng niềm tin Trái tim gửi vào vô cực, lời thề ẩm ướt bão giông... Người đàn bà đợi tin chồng Biển khơi ngập lên tận cùng lời cầu nguyện Nỗi sợ hãi khói hương, cám cảnh chiếu trời Thèm tiếng động của chân trần và bàn tay thô nước mặn... Cái giá đợi chờ có khi xanh biếc, lúc xám xịt tàn canh Cũng có lúc dài dằng dặc đến tận cùng bến đỗ cuộc đời Những người đàn bà có chồng làm con của biển khơi Phải gắn đời mình vào cái giá đợi chờ trong rủi may, giông bão... Tam kỳ, 30/9/2009 (258/8-10) |
Sinh năm 1949 tại Bình Lục - Hà . Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.Tác phẩm đã xuất bản: Dấu lặng - (Thơ) NXB Văn học 1976; Đêm thiếu nữ - (Thơ) NXB Văn học 1978. Ngoài ra Trần Lan Vinh còn có thơ in trong các tuyển tập khác.
Sinh 1946 tại Liên Minh, Vụ Bản, Nam ĐịnhCử nhân nghệ thuật - Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội - Hội viên Hội Mỹ Thuật Hà Nội.Tác phẩm: Trại Muộn (thơ) NXB Văn học 1995; Mảnh trời qua ô cửa - (thơ) NXB Văn học 1997.
Một tiếng thôi mà bao hàm cả cộng đồng dân tộc, cả xứ sở thân yêu với đồng lúa cánh cò, với núi non điệp trùng và rừng vàng biển bạc, những người vợ thương chồng tạo vóc dáng vọng phu.
(Gửi nhà thơ L.M.T)Em tìm trong lá một vầng trăng xaEm tìm trong cỏ bóng chiều vừa qua.
Đợi tắt mặt trờiĐêm không trăng ta lầm lũi bước sóng đôi với biểnXa khơi thăm thẳm màn đen
Tôi vấp ngã vào ban mai trong trẻoNước sông Hương xanh rười rượi tháng tưMưa đầu hạ, sấm chớp chừng vội vãCơn gió hoang lạ lẫm bước tôi về
LTS: Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh 12 - 3 - 1946 tại Mộ Đức Quảng Ngãi. Tốt nghiệp khoa ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội 1969, vào bộ đội, làm báo ở Đài tiếng nói VN, đi chiến trường bộ cuối năm 1970. Là phóng viên chiến trường, ở Ban binh vận R. Sau giải phóng về trại sáng tác Quân khu 5, sau đó giải ngũ, về Hội Văn nghệ Nghĩa Bình và Hội Văn nghệ Quảng Ngãi. Hội viên Hội nhà văn, ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt . Đã in hơn 10 tập thơ và trường ca. Hai lần nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt cho hai tập thơ “Dấu chân qua trảng cỏ” và trường ca “Những ngọn sóng mặt trời”. Giờ vẫn làm thơ chơi và viết báo kiếm sống.
LTS: Trần Chấn Uy sinh năm 1957, tại Đức Thọ, Hà Tĩnh, hội viên Hội Nhà văn Việt . Anh là một nhà thơ trẻ đã có 5 tập thơ ra mắt bạn đọc. Trần Chấn Uy đi khắp nơi, say mê với cái mình đã chọn, diễn đạt nó với nhiều cung bậc. Tìm kiếm chân lý và cái đẹp để đưa vào thơ, với tấm lòng bao dung, nhân hậu, dưới góc độ nào, giọng thơ Trần Chấn Uy cũng chân chất, mộc mạc, nồng ấm. Nhà thơ Trần Chấn Uy hiện nay công tác ở Đài Truyền hình Khánh Hoà.
LTS: Dạy toán nhưng rất yêu thơ đó là điểm đặc biệt của con người Lê Quốc Hán. Lê Quốc Hán viết thơ nhiều. Thơ anh đã in hầu hết các báo ổ địa phương và trong nước. Thấm đẫm mồ hôi của người lao động, anh luôn nhìn cuộc đời với đôi mắt yêu thương, đầy trân trọng. Hồn hậu, mộc mạc, chân chất mà vẫn nói được cái mình gửi gắm không chút sáo cũ, âu đó cũng là điểm mạnh trong thơ Lê Quốc Hán.Lê Quốc Hán hiện nay là Tiến sĩ trường Đại học Sư phạm Vinh.
LTS: Sinh năm 1969 đã có 2 tập thơ riêng. Là một cây bút trẻ luôn có ý thức làm mới thơ. Tập thơ đầu tay “Dòng sông cháy” của chị vừa ra mắt bạn đọc đã nhận được giải thưởng văn học của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam 1997.Táo bạo, trăn trở cho cái mới. Khắt khe, đòi hỏi cao chính mình trong lao động nghệ thuật; Nguyễn Bảo Chân đã chọn cho mình một cách đi riêng trên con đường thơ ca. Với ngôn ngữ thơ hiện đại, với hình tượng thơ kỳ lạ - qua cảm xúc tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, Nguyễn Bảo Chân đã mang đến cho bạn đọc những bài thơ hay. Hiện nay Nguyễn Bảo Chân công tác ở Đài Truyền hình Việt - phụ trách chương trình “Tác phẩm và dư luận” trên sóng VTV3.
LTS: Sinh năm 1943 ở Hà Nội. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn là một cây bút nữ nổi tiếng. Với chất thơ dịu dàng, đằm thắm, chị đã đem đến cho thơ Việt một giọng riêng. Chị không tìm kiếm những tứ thơ lạ, mà làm lạ những tứ thơ tưởng như đã cũ. Với 6 tập thơ và 2 tập truyện thiếu nhi, Phan Thị Thanh Nhàn đã nhận được nhiều giải thưởng văn học. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn hiện nay là UVBCH Hội Nhà Văn Hà Nội và là chủ nhiệm câu lạc bộ nhà văn nữ Việt .
Giọng nói chỉ còn thoang thoảngđồng cỏ hoa vàng
Thiên niên kỷ mới vẫy ta sangkhốn nỗi quà xuân chưa sẵn sàng
Tặng nhà thơ Lâm Hiểu Đông Trời đang mưa mát câyQua công viên Thâm Quyến (*)- Cả thế giới trong nàyTựa bảo tàng bày biện
Tôi ra lệnh cho giao thừa dừng lạiThế kỷ XX khoan hãy ra điThế kỷ XXI đừng đến vội
Mùa thu hẹn ta về Hà NộiTa rong chơi quên cả lối vềMột mình phiêu lãng miền sơn cướcVui cùng trăng cụng chén sơn khê
Vô tư quá tôi trở thành khờ dạiNên chi lỡ hẹn một lời thề
Ba bông hoa mang đêm phi qua vườn saoanh và em định mệnh dịu sángmở địa cầu trinh tiếtlửa quàng xanh yếm cổ mùa đông
Cơn lũ xoáy mòn vai mẹGiạt trôi manh áo em thơNhận chìm bếp lửaNhững hạt lúa không biết lội
Em huyền ảo với mùi hương hoa đạiVà trắng trong như một búp sen hồTôi lầm lỡ nói lời vụng dạiKẻ phàm phu tục tử đến sân chùa.