Thơ Sông Hương 08-1999

14:57 26/11/2009
Ngô Thế Oanh - Minh Việt - Nguyễn Đăng Việt - Nguyễn Huy Anh - Tô Văn Hiệu - Huỳnh Minh Tâm - Liên Nam - Tân Lĩnh - Nguyễn Thanh Mừng - Lê Quốc Hán

(Ảnh: Internet)








NGÔ THẾ OANH


Thơ cho những chú mèo


Bài thơ này ta dành tặng bạn ta
Những chú mèo trong nhà thân thuộc
Suốt một đời đã vì người bắt chuộc
Chia cùng ta cả những vui buồn

Những chú mướp vằn vèo như hổ
Những chú khoang láu lỉnh tinh anh
Mun đen thẳm bóng đêm cô đặc
Và dễ thương tam thể hiền lành

Đời rắc rối những trò buông bắt
Ta đôi khi không khỏi thoáng hư vô
Chợt nhìn lại gặp mèo lim dim mắt
Mèo nhìn ta thoáng diễu cợt mơ hồ

Chỉ cần bế mèo lên và nhẹ vuốt
Bộ lông tơ mềm mại mượt êm sao
Lòng lắng lại. Nỗi buồn nguôi vợi bớt
Ta học yêu đời sống cùng mèo

Con gái nhỏ của ta tuổi Mão
Có chút gì thiên vị với mèo chăng
Mùa xuân đến hai chị em dạo phố
Còn thơ chưa biết được báo nào đăng...


MINH VIỆT


Giao mùa


Một khi
lá đã lìa cành
Nhuốm màu héo hắt
mỏng manh phận đời

Ngỡ ngàng

xao xác lá rơi
Bâng khuâng
trời đất ngỏ lời
thu sang
Xốn xang
lá chớm mơ màng
Thôi đừng lay nữa
khẽ khàng gió ơi!

 

 



NGUYỄN ĐĂNG VIỆT


Dằm cũ


Thẫn thờ giữa bãi đất quê
Lớp, trường, bạn cũ, ùa về trong tôi
Nắng vàng ủ tím vườn đồi
Lá lay lắt lá, thả lời heo may
Bây giờ tay chẳng cầm tay
Kéo co, đánh đáo, nát khoai ruộng màu
Bây giờ chẳng được mi tau
Cánh diều, bóng bưởi với âu cá cờ
Thầy cô, biết ở nơi mô
Để con tim nhớ ngẩn ngơ dáng thầy
Thiêng liêng trường cũ dằm này
Dào lên ấm áp, bạn thầy quanh tôi

Chiều se, chậm bưóc bồi hồi
Một con cò trắng vỗ trôi tháng ngày.


NGUYỄN HUY ANH


Lục bát

           
Nồng say không bõ lạnh lùng
                Biệt ly cho thấu tương phùng quạnh hiu


Nghe như mưa gió ùa về
Mùa nay lá ngập cận kề mùa xưa
Đường trăng cong một câu đùa
Mông lung dẫn dụ cây thưa đứng chờ

Ngày qua đổ tại bây giờ
Thân như đá lỗi hẹn hò sóng xuôi


TÔ VĂN HIỆU


Tiếng gọi quê hương


Hôm nay tôi muốn quay về
Con sông cũ với lũy tre đầu làng
Thăm gò đất bị bỏ hoang
Cỏ may lẫn với hành trang tuổi khờ
Quê ơi ! Có tự bao giờ
Chân trần tôi chạy bên bờ ruộng sâu
Bố hì hụi với con trâu
Bà tong tả với gánh trầu trên vai
Mẹ tôi chân bước mệt nhoài
Áo thiếu nữ nay đã phai nửa đời
Ê.a... gọi tiếng quê ơi!
Tôi và lũ bạn cùng chơi chắt chuyền
Trăng cong như một chiếc thuyền
Chở tôi với những hão huyền ra đi
Bao năm ước được những gì
Tôi lăn như một viên bi cuối chiều
Ước mơ mình hóa cánh diều
Tôi về lặng với những điều ngày xưa


HUỲNH MINH TÂM


Sương đêm



Tôi đã rãi hoa hồng
Và những giọt sương đêm
Lên con đường tuổi trẻ

Theo mùa chim rộng cánh bay
Những đóa hồng tàn rụi

Mà sao những giọt sương đêm
Như vẫn còn vẫn còn
Mỗi đêm dài tĩnh lặng


LIÊN NAM


Huế


Anh từ trong mây trắng Hải Vân ra
Đã gặp em xứ Huế
Sông Hương xanh một màu xanh da diết thế
Áo trắng nón nghiêng ai đã qua cầu
Ai một thuở luồng rừng A-Lưới
Suốt đêm ngày nhớ dáng bồ câu!

Đất Huế đất của người thơ, mộng
Bao nhiêu lâu đài lăng tẩm cung vua
Khi đi bên em lòng anh hai ý nghĩ
Huế bây giờ trai trẻ khác ngày xưa.
Người hiện đại bước lên thềm đá cũ
Các ông quan văn võ đứng chầu
Nghệ sĩ tài năng bẳt các ông đứng mãi
Để nhân tình biết Huế  một thời đau!

Đến với Huế những ngày sau mưa bão
Dòng Hương Giang vẫn sáng ánh đèn đêm
Anh mải mê tìm người áo tím
Đôi mắt mình thức ngủ không yên!


TÂN LĨNH


Bình minh trên núi

           Tặng Minh Đức - Triều Tâm Ảnh

Nhà sư áo vàng
Thả mùa xanh lên núi.
Cây chưa cao
Đã giang tay vẫy gọi,
Làm rừng.
Thú từ đâu tìm lối trở về.
Chim đến hót vang.

Hoa chạy khỏi ngày tàn,
Quay lại.
Tìm cõi từ bi,
Theo Thầy lên núi.
Làm mùa xanh,
Và làm bình minh.

 

 



NGUYỄN THANH MỪNG


Nghiệp


Nào tôi có thể nguôi quên
một thời tôi chỉ là tên đẽo cày
giữa đường mất vốn trắng tay
ngùi trông chớp bể mà vay mưa nguồn

Những rơi vãi của càn khôn
tư mùa rỗ gót mót bòn tiêu pha
xin bùn hoang gié lúa ma
xin mây thôn ổ khúc ca mục đồng

Tôi nghêu ngao gánh nước sông
nhộn nhàng hai chiếc giỏ bồng nan tre
gánh hoài cho dứt cơn mê
bông lài trắng thôi dạt về thủy cung


LÊ QUỐC HÁN


Sám hối thu


Gió qua miền lá rụng
xào xạc ngỡ tiếng mưa
Bầy chim ri sà xuống
cùng trời đất giao mùa

Cung đàn xưa nhặt thưa
mấy nghìn năm cô lẻ
Chuông oằn cong mái chùa
rêu phong đời dâu bể

Kiếp phù du trần thế
ân nghĩa chửa đền bù
Muốn tìm về gốc rễ
kiếp xưa nào vụng tu

Câu thơ nào viết vội
run dưới chiều heo may.
Câu thơ nào cứu rỗi
nương dáng thu hao gầy.

 

 


(126/08-99)




 

 







 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Vi Thuỳ Linh - Tôn Phong - Mai Văn Phấn - Nguyễn Sĩ Cứ - Phan Trung Thành - Nguyễn Đăng Việt - Nguyễn Đông Nhật - Lê Hưng Tiến - Phạm Dạ Thủy - Vũ Thị Khương - Vương Sĩ Ca

  • Nguyễn Khoa Điềm - Khaly Chàm - Hoàng Vũ Thuật - Phùng Tấn Đông - Từ Dạ Thảo - Phạm Nguyên Tường - Nguyễn Thiền Nghi - Lê Tấn Quỳnh - Lam Hạnh  - Trương Nam Hương - Nguyễn  Trung  Bình  - Nguyễn Nhật Nam - Trịnh Bửu Hoài - Bùi Phan Thảo - Văn Công Hùng - Viêm Tịnh - Lê Ngã Lễ  - Nguyễn Hồng Hạnh

  • Công Nam - Đông Trình - Huỳnh Minh Tâm - Đào Duy Anh - Văn Hữu Tứ - Nguyễn Đông Nhật

  • Viêm Tịnh - Nguyễn Thị Hồng Ngát - Văn Công Hùng - Lê Tấn Quỳnh - Trần Anh - Nguyễn Thiền Nghi - Trần Thị Huê - Đặng Hùng Thương - Đức Sơn - Trần Ninh Hồ

  • TRỊNH THỊ THANH TUYỀNLTS: Sinh 21-3-1984 tại Yên Định, Thanh HoáTốt nghiệp trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Nha TrangHiện là giáo viên dạy Âm nhạc ở Trường THCS Nguyễn Trọng Kỷ, Cam Linh, Cam Ranh, Khánh Hoà.

  • LÊ VĨNH TÀISinh năm 1966Hội viên Hội Văn nghệ Đăk Lăk

  • Nguyễn Khoa Điềm - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Đông Nhật - Từ Nguyên Tĩnh - Lê Hưng Tiến

  • TRẦN KIM HOASinh năm: 1966 tại Hà TĩnhHiện sống và làm việc tại Hà NộiHội viên Hội Nhà văn Việt Nam

  • MAI TRÂMLGT: Tên thật là Mai Quý Trâm, sinh năm 1983 tại Cam Ranh, Khánh HoàDo mê thơ mà trượt đại học (tác giả tâm sự thế!)Và có lẽ do trượt đại học mà thơ Mai Trâm phóng túng ngoài đường biên sở học. Cũng như những cây bút thế hệ 8X khác, thơ Trâm mênh mang cảm xúc và bềnh bồng trí tuệ...Sông Hương trân trọng giới thiệu chùm thơ mới của chị.

  • Dư Thị Hoàn - Vi Thuỳ Linh - Hà Châu Anh - Trần Thị Bích Liên - Phạm Tấn Hầu - Nguyễn Phước Loan - Đỗ Hàn - Inrasara - Đào Duy Anh - Phan Văn Chương - Lê Ái Siêm - Văn Lợi - Lại Đăng Thiện - Ngô Minh - Nguyên Quân - Nhụy Nguyên  

  • Nguyễn Khắc Thạch - Hồng Thị Vinh - Mai Thìn - Đức Sơn - Nguyễn Thanh Tú - Nguyễn Trọng Bính - Lê viết Xuân - Nguyễn Hồng Oanh - Công Nam - Bùi Tuyết Nhung - Nguyễn Văn Học - Châu Thu Hà - Phạm Ngọc Tuý - Nguyễn Quốc Việt - Nguyễn Thiền Nghi- Vũ Soạn

  • TRẦN SỸ KHÁNGSinh năm: 1949Quê: Làng Ba Nghè, Xứ Phuống, Thanh Giang, Thanh Chương, Nghệ An.Đại tá. PGS-TS Vật lýHiện công tác tại Viện Công Nghệ Bộ Quốc PhòngHội viên Hội Nhà văn Hà Nội

  • Tôn Phong - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Thị Hợi - Lưu Ly - Lê Ngã Lễ - Thu Nguyệt    

  • ...Có thể sông Hương chảy vì những giấc mơCó thể vì giấc mơ mà Ngự Bình hoá núiCả tiếng dạ lành hiền bên bờ Phu Văn Lâu kia vì giấc mơcũng nhuốm chút  bùi ngùi...

  • ...Người đàn ông cưới                   ba khuôn mặtHốc hác tiềnkiêu ngạo tài giả dối hạnh phúc...

  • Phạm Trung Kiên - Dư Thị Hoàn - Nguyễn Thánh Ngã - Vũ Thị Khương - Đinh Thị Như Thuý - Đào Trung Việt - Đoàn Văn Mật - Văn Lợi - Nhất Lâm - Nguyễn Sông Bồ - Hướng Dương  

  • Chỉ với một sợi dây thừng lơ lửng trên không: một cuộc đời trải ra quanh đó, từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành và cho tới lúc về già.“Dòng đời” là một cuộc trò chuyện nghệ thuật giữa người phụ nữ với chiếc dây thừng- bạn đồng hành duy nhất trong suốt cuộc đời của cô- cả khi người diễn viên tài hoa cuộn mình trên dây hay khi bị nó cuốn theo cho đến điểm cuối của dòng đời- điểm tận cùng của sợi dây thân phận. Nguyễn Xuân Hoa - Đức Sơn - Nguyễn Thiền Nghi - Mai Văn Phấn - Thạch Quỳ - Lê Mai - Vân Anh - Lê Hưng Tiến

  • NGUYỄN THỊ YẾNHọ tên: Nguyễn Thị YếnSinh ngày: 12-07-1987Quê:  Phú Bình - Thái Nguyên

  • Phan Đạo - Nguyễn Quang Hà - Phạm Tấn Hầu - Vũ Hồng - Trần Dzạ Lữ - Ngô Thị Hạnh - Vương Kiều - Ngô Minh - Trần Hữu Lục  

  • Nguyễn Thuý Quỳnh - Bùi Minh Quốc - Nhất Lâm - Trần Vĩnh Liên - Hoàng Thanh Thụy - Ngân Vịnh - Huỳnh Đường - Quang Dục - Huy Tập - Trần Khoát - Trần Trọng Nghiêm