Bạch Tâm - Xuân Hoàng - Mộng Phật Tôn Thất Diệm
"Hồn sứ" - Sơn dầu của Lê Quý Long - Ảnh tư liệu SH
BẠCH TÂM
Vịnh cầu Tràng Tiền
Sáu nhịp cầu xưa đẹp xứ thơ
Quê hương gắn bó tự bao giờ
Thiên tai một thuở, duyên còn thắm,
Địch họa bao năm, dáng chẳng mờ
Tà áo vương tình khêu nỗi nhớ
Nụ cười nghiêng nón nặng câu chờ
Đây bao viễn khách dừng chân lại
Cảm khúc Nam ai vọng cõi bờ...
Mạnh Đông 1992
XUÂN HOÀNG
Nước ròng
Cứ chiều là nước ròng xuôi
Cồn phơi bãi lạnh như tôi : cạn lòng !
Chao ôi như thế là ròng
Chỉ khô khan những rêu rong, chỉ buồn
Cò thôi không đến tìm cồn,
Người thôi nơm cá, không còn dấu chân
Chỉ lì mặt phẳng rêu thâm
Như lòng tôi, trải lặng thầm nỗi đau !
Có gì đâu ! Có gì đâu
Chỉ sông xanh, một dòng sâu, chảy dài!
Cũng con sông đó, mệt nhoài,
Đem chia hai nửa một ngoài, một trong
Cớ sao cùng gọi là dòng,
Một thì cạn nước, một trùng trùng xanh ?
Như khe đối diện với ghềnh,
Như là cảnh đối buồn tênh mặt người
Như sông, đối diện với đời
Vô cùng, hữu hạn, người ơi, nghĩa gì !
1-1993
Với ngôi nhà sắp bán
Dẫu ngôi nhà ấy chưa dời,
(Đã đi xa, vẫn về ngồi bàn xưa)
Dẫu rằng rày nắng, mai mưa
Mái tôn sửa mãi vẫn chưa thật đằm
Cớ sao mỗi lúc về thăm
Cửa song lại mở, vừng trăng lại vào ?
Hàng dừa, bụi chuối lao xao
(Đã bao năm, chẳng năm nào quả vơi)
Chùm hoa râm bụt mỉm cười
Thắm tươi những nét chào mời giữa xanh
Rập rờn gió lượn vờn quanh
Cây đào, gốc khế lung linh nắng vàng...
Vườn ơi, như thế là vườn !
Người đi xa, Huế hẳn thường với theo ?
Ra đi nhớ ít thương nhiều
Huế là em đấy : tình yêu ngôi nhà !
Cuộc đời dẫu lắm phong ba
Một thời tạm trú, cũng là nợ duyên...
Chiều xuân cứ dịu dàng nghiêng,
Bài thơ gởi lại : nhớ quên chập chờn.
2-1993
MỘNG PHẬT TÔN THẤT DIỆM
Hòn vay hòn trả (*)
Còn đó trơ trơ núi chẳng mòn,
Kìa vay nọ trả tiếng hai hòn
Cây chen đất Quảng đường xây trái
Đá dựng trời Nam lối lại tròn
Ngoài củi lời cho tiều mấy lão,
Trong mây vốn sẵn thú nhiều con
Bên ăn thế cũng bằng bên chịu
Chủ nợ là ai dám hỏi con.
Chơi chùa Thiên Mụ
Chùa Mụ chiều trông bóng xế ngành,
Trên non dưới nước một màu xanh
Bảy tầng bửu tháp mây un thẳng
Bốn phía Hương đình gió thổi quanh
Nền vách trăm năm chùa vốn cũ,
Bể dâu mấy độ cảnh còn xinh
Rừng thiền thanh vắng người thong thả,
Dạo bước lòng khuây đám lợi danh.
--------------------
(*) Tên hai hòn núi ở Quảng Nam.
(TCSH56/07&8-1993)
LGT: Mộng là cõi cứu chuộc tâm hồn của thi nhân khi thực tại không còn là nơi để họ hiện hữu. Với Lưu Trọng Lư thì điều đó hiển nhiên đúng. Không phải một cách vô cớ mà trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết ta cũng không ngạc nhiên một tí nào.” Nếu thế thì đó cũng chính là cái “mơ về”, cái “tìm đến” trong miền sáng tạo riêng của thi nhân.
VĂN CÁT TIÊN
Hoàng Vân - Nguyễn Đạt - Vĩnh Nguyên - Ngàn Thương
Thanh Thảo - Phạm Ngọc Cảnh - Nguyễn Thị Hồng - Tạ Hữu Yên - Bảo Định Giang
Vương Kiều - Lê Đình Ty - Huệ Nguyên - Từ Nguyễn - Từ Dạ Linh - Hoàng Xuân Thảo - Đoàn Mạnh Phương
TRƯƠNG VĂN VĨNH
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
Tôn Phong - Nguyễn Thất Hanh - Bùi Tấn Xương - Trần Thị Ngọc Mai - Nguyễn Tuất
NGUYỄN VĂN DINH
NGỌC TUYẾT
Trần Xuân An - Lý Hoài Xuân - Mai Nguyên - Trần Thị Huyền Trang - Trần Bá Đại Dương - Nguyễn Loan - Trần Thị Hiền - Đỗ Văn Khoái - Phùng Tấn Đông - Hồ Huệ - Tôn Lệ Thu Châu - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Phi Trinh - Việt Trác
Tế Hanh - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Khắc Mai - Tuyết Nga - Thái Ngọc San - Đặng Thị Kim Liên - Trần Vạn Giả - Huỳnh Duy
HẢI KỲ
Lê Văn Ngăn - Nguyễn Xuân Thâm - Phan Lệ Dung - Bành Thanh Bần - Đào Duy Anh
LÂM THỊ MỸ DẠ
HỒNG NHUChiếc tàu cau (Trích)
Minh Huệ - Xuân Quỳnh - Phương Thúy - Trần Thị Hiền - Trần Hải Sâm - Trần Khắc Tám - Hà Linh Chi - Mai Văn Hoan - Văn Tăng - Thiệp Đáng - Nguyễn Thành Phong - Hà Nhật
LTS: “Đi về sao chửa về đi” có lẽ là câu nhắn nhủ nhiều ý nghĩa nhất của Đào Tiềm vào cuối cuộc nhân sinh. Mười năm trước, ở tuổi bảy mươi, sau hơn 50 năm gắn bó với thơ ca, nhà thơ Tường Linh đã viết bài “Khúc ca quy ẩn” như lời từ giã đời thơ.
LTS: Đỗ Hoàng, sinh ngày 11-10-1949 tại Lệ Ninh, Quảng Bình, có thơ in từ năm 1970 ở các sách báo Trung ương và địa phương. Các tập thơ đã được xuất bản: Mùa lên xanh (in chung) - NXB Tác phẩm Mới 1978; Những miền đất nhớ (in chung) - NXB Lao động năm 1983; Những cánh rừng (in chung) - NXB Thanh niên năm 1984…
Đông Hà - Từ Nguyễn - Đông Triều - Quách Thành - Nguyễn Nhã Tiên - Nguyễn Trọng Văn - Quang Huy - Lê Văn Doãn - Trần Nhuận Minh.