Lê Tuyết Lan - Nguyên Như - Vũ Tuyết Nhung - Nguyễn Loan - Lưu Xông Pha - Sơn Trần - Trần Thanh Thoa - Lê Minh Thắng
Tác phẩm "Tuổi mộng mơ" (Sơn mài, 120cm x 120cm, 2022) của họa sỹ Nguyễn Đăng Sơn
LÊ TUYẾT LAN
Mưa bơ vơ
Cơn mưa đi ngang đánh thức những mộng mị còn giăng
giữa ngày và đêm
Có phải giọt nước đi lang và nhớ nhà
Đang chảy nốt bơ vơ
Tôi thấy mình những khi gối đầu
trên nỗi buồn ướt đẫm
Có câu chuyện từ lâu đã là rừng rậm
Sợi tóc còn nguyên mùi nắng khét
Để cái tên đâu đành chẻ ngọn ngày lênh đênh
Cái lạnh xuyên qua mái nhà
đắp lên từng ngón nỗi buồn
Cái lạnh ngồi nghe người khóc chuyện tơ vương
Ngoài kia mưa về đâu
Và đây tôi chìm sâu
Đêm có giấu lời để nghẹn ngào từng âm thanh nấc vào
không trung
Tiếng con chim kêu ngót ngoi
Tiếng ai từ lẻ loi
Có ngày nhặt mùa kết lấy màu vui.
NGUYÊN NHƯ
Giông
Tiếng thét của giông
găm đầy khổ hạnh
gương mặt mình chợt rậm đầy hướng đi
Thôi nhận diện giọng nói thuở âm u
bài thơ nổi nửa bóng mắt
cuộc chiến nảy lửa bằng những trái bom
đó là thời đại trăm năm trước
Chuồi xuống khoảnh đất lõm
nơi vùi ký ức
từng mảnh
từng mảnh
gằn rỉ dấu tích mù lòa
Đỉnh giông xoáy hồn giữa xưa xa
cánh mũi ghim bụi bặm
nghẹn khóc một vùng trời...
VŨ TUYẾT NHUNG
Khói
Quay lưng lại phía lửa trời
Em bơi trong biển khói đời thả bay
Mưa giăng bờ mắt màn cay
Bao nhiêu cảnh cũ rơi đầy phía cau
Khói về đậu xuống vườn trầu
Bấy nhiêu trăng khuyết nhuộm màu lá xanh
Vin vào những phút mong manh
Mà vàng theo mảnh sao băng cợt đùa
Khói về đậu xuống giậu thưa
Lá hoa hai trẻ ban trưa cưới vờ
Đến giờ vẫn mắt trẻ thơ
Cổng làng có kẻ ngóng chờ yêu thương
Bao nhiêu lần khói qua đường
Bấy nhiêu vị khét còn vương xuân thì
Từ ngày theo phố người đi
Tháng năm hóa khói thiên di theo người
NGUYỄN LOAN
Tìm về ký ức quê xưa
Đâu rồi những cánh cò bay
Trên đồng bát ngát chở đầy ca dao?
Gió đưa hương lúa ngọt ngào
Cùng câu tục ngữ thơm vào hồn quê
Về đây - ký ức theo về
Bâng khuâng lòng cứ thắt se nỗi lòng
Chút buồn vương chút nhớ mong
Làng nay lên phố dẫu mừng mà... thương
Đâu rồi trong vắt con mương
Tung tăng thuở nhỏ cởi truồng tắm bơi?
Đâu rồi cồn cát trắng phơi?
Rừng dương vi vút... gió khơi dạo đàn?
Bây giờ phố mới khang trang
Dọc ngang đường rộng thênh thang - bàn cờ
Phố thay hộ khẩu làng xưa
Mất tên tuổi cũ, sếu - cò lạc nhau...
Bây giờ lên phố dân giàu
Vẫn thèm một chút ngọt ngào... quê xưa
LƯU XÔNG PHA
Góc trắng
Tản mạn dấu chân nằm ngáp gió
Cây cầm nỗi nhớ buông lai rai
Ta trở lại kìa ta khờ dại
Giữa lãng và quên có một ngày
Đưa tay khẽ chạm mùi hương cũ
Hoa sứ vì sao mê hoặc người
Ai hay trong cõi u huyền đó
Vẫn trắng nao lòng trắng lẻ loi
Nắng cứ ươm môi hồng chớm nụ
Mưa giăng kỷ niệm níu chân ngày
Gió giang hồ mãi quàng vai gió
Xúi dại lòng ta mê mẩn ai
Thời gian luyện ngục màu phong hỏa
Sương khói trùng vây nẻo hẹn hò
Vuốt sạch vết hằn đeo nặng mặt
Trở về nhẹ tựa áng mây đưa
Ai lừa trần gian giấc mộng lớn
Ta phỉnh phờ ta một nét em
Câu thơ bén gót chân trời lạ
Chợt vướng bình yên góc trắng quen...
SƠN TRẦN
Thơ hai câu...
Tôi gọi đó là thời hoen gỉ
Kỷ niệm mắc mưa trong những chiều mưa...
Con sâu róm co mình kênh kiệu
Chiếc lá rời cành trong tiếng hoan hô...
Đi là để trở về tốt nhất
Ký ức mòn không thấy lối, đành im...
Bầy đom đóm đánh lừa ánh sáng
Ngày đã lên, hang hốc chết cả bầy...
Giấc mơ trả tôi về quá khứ
Nhưng không níu từng ký ức đang trôi...
Bờ sông cũ rạc rời lau lách
Tiếng dầm khua hồi ức giật mình...
TRẦN THANH THOA
Đêm trở gió…
Theo những chuyến thiên di trở về
Lau lách bạc đầu hát bài lữ thứ
Mẹ quảy ánh trăng vào lời ru lặng lẽ
Nghe sóng vỗ man mác nông sâu
Hoa thầm nở dưới vòm trời mùa hạ
Mùi hương nào thăm thẳm chiêm bao
Tiếng chim khuya hót lời dâu bể
Dáng mẹ ngồi khuyết những mùa trăng
Sao không về bên mẹ, người ơi?
Đáy mắt mẹ là trời đêm hun hút
Điệu ru trầm như sông khuya vời vợi
Ví dầu… tóc trắng mây bay
Sao không về bên mẹ, người ơi?
Tiếng bìm bịp kéo quãng buồn day dứt
Gió lạc mùa khua lá khô trước ngõ
Tẩm vào chiều chút nhớ mông lung
Thắp một đốm lửa trong đêm xa vắng
Sấp ngửa bàn tay mấy cuộc xoay vần
Sương rơi chạm gót chân người không ngủ
Nghe gió đổ về phía lặng im…
LÊ MINH THẮNG
Nói lời mùa thu
Giá như mùa thu đường về chín ngã
ngày ấy đừng lay
xao động nhân tình trước gió
lối bây giờ đâu phải heo may
nhịp cầu thân quen không bờ bến
Mối tình năm xưa cạnh cầu ao
lăn tăn hình với bóng
dòng mây lơ lửng bến trăng ngà
tựa lưng chừng trên giá
Xa rồi cây cao bóng cả
chiếc lá hóa thân phía chân đồi
ngọn chiều vàng không đồng điệu
nói với mùa thu
góc sân bây giờ ngan ngát
dịu êm lời cỏ may
Anh chạm mùa thu từ thuở
cùng đôi cánh thơ ngây những nỗi niềm
trút xuống khu vườn tứ sắc
tán cây phong lan tỏa
lao xao đường hướng tiếng của rừng
bước chân người trong ảo ảnh
Con đường dấu đã chớm đầy
vời xa thân cây chiếc lá
nói lời mùa thu
góc sân bây giờ còn rạng sáng
tình khúc mặt hồ xao động
tiếng đàn rót vào đêm
giọt nước thanh tao thấm đẫm
sầu đông đổ bóng bến bờ.
(TCSH401/07-2022)
Sinh năm Nhâm Thìn, Phan Văn Chương từng tham gia quân đội, hiện là hiệu trưởng trường THCS Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thơ đến với anh như người tình muộn. Có điều anh biết chọn lọc, học hỏi, vượt qua những cản trở thế tục, tiếp thu cái mới của đời sống văn học hôm nay đang chuyển đổi. Nhờ thế thơ anh sớm tạo được không gian riêng, cách nói riêng. Phan Văn Chương chứng minh rằng, ở bất kỳ lứa tuổi nào, người ta vẫn có thể tìm cách vượt lên, nếu tự mình khai phá, xác lập được con đường mình đang đi. HOÀNG VŨ THUẬT
Hoàng Vũ Thuật - Lê Thái Sơn - Thiết Mộc Lan - Ngô Hà Phương - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Quốc Hiền - Phan Bùi Bảo Thy
Năm sinh: 1950Quê quán: Đại Lộc, Quảng NamThơ đã in trên nhiều báo, tạp chí, tuyển tập (1971- 2004)Đã xuất bản: Trong hoàng hôn gió (1995), Trăng của ngày (1999), Thơ bốn câu (2001), Bài ca của gió (2002), Phía sau tôi (2003).
Bóng xưa Đập cổ kính ra tìm thấy bóng Xếp tàn y lại để cầm hơi Tự Đức
TRẦN PHƯƠNG TRÀ Kính viếng bác Hoài Chân Nguyễn Đức Phiên. đồng tác giả “Thi nhân Việt Nam”, 1941
Từ Nữ Triệu Vương - Trần Thị Vĩnh Liên - Chử Văn Long - Lê Văn Kính - Nguyễn Quốc Anh - Ma Trường Nguyên - Tôn Phong - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Đức Tiến - Đặng Nguyệt Anh
Lam Hạnh - Tuệ Lam - Chử Văn Long - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Khaly Chàm
Tên thật: Nguyễn Phạm Tú TrinhSinh 1983Sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănGiải nhất cuộc thi thơ “Đất nước và lục bát” của báo Tuổi Trẻ. 2003.
NGUYỄN TRỌNG TẠO chọn và giới thiệuThời Thơ Mới ở ta đã có thơ hình thoi, thơ hình tam giác, thơ hình thập giá... Và bây giờ thơ “tân hình thức” của người Việt ở hải ngoại cũng đã làm nao lòng một số người làm thơ trong nước. Những loại thơ hình thức ấy thường là bắt chước những cách tân kỳ dị của thơ phương Tây từ thế kỷ XIX đến ngày nay. Thực ra thì thơ chữ Nho ở ta cũng đã từng có thơ hình tròn, thậm chí có bài đọc được đến 18 cách, nhưng những “người hiện đại” ở ta lại thường vẫn chuộng thơ Tây và từ đó cũng “sáng tạo” ra những hình thức kỳ dị khác gây chú ý cho người đọc (xem).
…Cả rừng cây thấy mẹ cườiMẹ ơi! nước mắt đầy cơi đựng trầuThác ngàn xa vẫn nguyện cầuVô thường! mẹ nhuộm biếc màu trời xanh.
Có phải em là HuếDùng dằng tôi chẳng muốn xaHỡi em gái Huế dạo qua bên cầuMắt đen, tóc mượt mái đầuCười duyên như thể từ lâu thương rồi
Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Tùng Bách - Nguyễn Sĩ Cứ - Lê Anh Dũng - Văn Công Hùng - Lê Thiếu Nhơn - Công Nam - Nguyễn Thiền Nghi - Nhất Lâm - Ngô Minh - Trần Văn Khởi - Lê Ngã Lễ - Trương Đăng Dung - Đặng Kim Liên - Tạ Vũ - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Hàn Chung
Sinh năm: 1952 tại Nga Sơn, Thanh Hoá.Hiện đang công tác tại Hà Nội.Tiến sĩ Sử học, Phó giáo sư Xã hội học.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
...Ta cứ hẹn gặp nhau nơi HuếGió xòa lang thang tóc thả mờiMắt lá nghiêng cười cho ai đợiAnh để lòng bỏ ngỏ cõi hoang...
Khoảnh khắc Cõi yêu Tự khúc
Võ Quê - Nguyễn Xuân Sang - Hồ Ngọc Chương - Duy Phi - Trần Thị Ngọc Lan - Nguyễn Hưng Hải - Huy Tập - Vương Anh
Sinh ngày 10-3-1973Quê quán: Phong Điền Thừa Thiên HuếHiện công tác tại Văn phòng Hội Nhà Văn TP Hồ Chí Minh
HỒ CHÍ MINH(Hồ Chí Minh Toàn tập (tập 7, tr.277) NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2000)
Phạm Xuân Trường - Đức Sơn - Hoàng Quý - Hoàng Niên