Hồ Tấn Phong - Nguyễn Loan - Hà Nhật - Nguyễn Minh Khiêm - Bạch Diệp - Ngàn Thương - Phan Lệ Dung - Nguyễn Hới Thọ - Lê Viết Xuân - Nguyễn Thiền Nghi
Ảnh: internet
HỒ TẤN PHONG
Nghĩa trang Trường Sơn
Nghĩa trang lặng thinh
Những bia mộ lặng thinh
Trưa Trường Sơn gió lào như thổi lửa
Những linh hồn trên cây nhang cháy đỏ
nhìn ta lặng thinh.
Dòng người về đây đứng nghiêng mình
Bỏ lại phía sau những đỏ đen, cay đắng
Đối diện lòng trước bao la mộ trắng
Là dấu hỏi lặng thinh
dấu lặng cuộc đời.
NGUYỄN LOAN
Miền cổ tích
Em đội ca dao
đi vào miền cổ tích
Vầng cô đơn phát sáng quanh anh
Nỗi nhớ đi hoang
trở thành bi kịch
Dẫn dắt câu thơ lạc giữa cõi… buồn
Sáng nay
Ta về dự đám cưới mùa thu
Chẳng hiểu vì sao hoa cỏ may lại khóc?
Chẳng hiểu vì sao bầu trời dịu êm
Đất thì bão lốc?
Em lại đội ca dao
đi về phía… trăng rằm
HÀ NHẬT
Hát ru chân trời
Trời bỗng đổ mưa
Và bỗng mất chân trời
Chỉ còn ta buồn như đảo vắng
Chỉ còn ta buồn ôm giọt nắng
Chân trời ơi… chân trời ơi…
Có còn chăng sau làn mưa xa xôi
Một giọt nắng của chân trời đã mất
Một giọt đắng của tình yêu đã tắt
Chân trời ơi… chân trời ơi…
Có còn chăng sau làn mưa xa xôi
Một tiếng bước của người đi… rất nhẹ
Một giọng nói của người… rất khẽ
Chân trời ơi… chân trời ơi…
Ta muốn ôm cơn mưa vào lòng
Ta muốn hôn cơn mưa lên mái tóc
Ta muốn hôn cơn mưa lên khuôn mặt
Chân trời ơi… chân trời ơi…
Hãy cho ta nắm lại bàn tay
Để chân trời sau cơn mưa là thật
Để chân trời sau cơn mưa đừng mất
Chân trời ơi… chân trời ơi…
NGUYỄN MINH KHIÊM
Cách nghe cỏ hát
Tôi cứ đi trên con đường chưa nhìn thấy
vỡ ra những âm thanh lạ lẫm
xuyên vào hang động gió âm u
không biết trước một mùa gặt hái
chạm mặt thời gian những chùm gai nhọn
chạm vân gỗ thức nghìn năm tuổi
không nhớ hết rìu rựa văng ra
vằm lên trán bao nhiêu sứt mẻ
trắng tay
chợt nhận ra hướng mình xuất phát
Chẳng có nghĩa vụ gì phải sang đến bên kia
nhưng giấc mơ quất vào tôi quyết liệt
không được dừng lại
khuôn mặt tôi tên tuổi tôi phải nhặt dọc đường
phải đào bới kiếm tìm cắt gọt giần sàng mài giũa
không có chỗ đánh dấu trước cầu vồng sẽ mọc
da thịt và nỗi đau ghi lại cuộc hành trình
đó là cách viết vào gia phả
giọt mồ hôi biết ngẩng đầu lên
đó là cách
để nghe
dưới chân mình
cỏ hát
BẠCH DIỆP
Chiếc giày của Cinderela
Trên tay nàng là chiếc giày gỗ nhỏ
Anh tặng một giấc mơ xót buồn từ ngàn năm trước
Ngày từng ngày nước mắt nàng màu nâu thành màu đen
Ngần ấy năm một cái tên
Ngần ấy năm
Trong ngực một mùi hương điểm chỉ
Nàng đi qua những thành phố mùa đông
Dốc đá quanh co, bờ biển trăng, chiếc cầu không tay vịn
Những vườn tược mùa đến mùa qua
Với một nụ hôn trên đỉnh trán đưa đường
Với lời hứa một chiếc giày thứ hai cho bàn chân vết tích
Người ở đâu giữa những đám mây
Một lưng áo vừa lạ vừa quen như tan vào ánh sáng
Một ánh nhìn ôm khuôn mặt run lên vì nước mắt
Một dấu tay trên tách trà là dấu tích
Biết đâu người từ hè phố bước qua
Từng đêm lại đêm
Nàng vẽ khuôn mặt người bằng mười đầu ngón tay của một kẻ mù
Những ngón tay run lên run lên
Nàng khóc khi tiếng gió thì thầm rất quen
Em gầy quá
Nàng vẫn đi về nơi con dốc phía sân ga
Sau lưng những mùa lá rụng
Chờ một con tàu
Chở đầy ánh sáng.
NGÀN THƯƠNG
Mặc niệm
Ai cũng muốn
vun quén
những phù du hạnh phúc
dẫu cánh cửa thời gian vốn hẹp
vẫn cố cười hay khóc
bước lên thập tự
dang hai cánh tay
hít thở vô lượng đất trời
đâu biết dưới chân mình
phút mặc niệm tràn qua
bóng ngày đã thức
gọi đêm về
dã dượi suối khe
Nhiều khi ảo tưởng
ngày loài người tận thế
đến thật gần bên huyệt mộ
sống dật dờ
sao chẳng thấy ai yêu
bất giác buồn trong ngấn lệ
vốn đã khô
từ năm tháng bọt bèo
Nhiều khi
nghe tiếng chuông Thiên Mụ
tan theo từng giọt sương khuya đẫm ướt
từng bậc cấp
nằm nghe gió hát
vầng trăng
cổ tự thượng nguồn
vắt dải lụa mềm
bến Tuần xa thẳm...
PHAN LỆ DUNG
Lá vàng bay
tôi trở lại nơi này
không có anh
nắng không rơi trên cây khế
có tiếng gió thổi trong bụi cây cà gai
tháng tám
vương chút buồn trên cỏ
lá đổi màu
bên kia vườn
con chim keo màu xanh
gật gù gọi bạn
nhói lòng cỏ may
anh ở xa
một ngày hai ngày
và biết bao ngày nữa
căn phòng cửa sổ nhìn ra
lạnh
hoàng hôn buồn như khói
có lẽ bầy én trên cao
bỏ rơi trời xanh
đi nghễ
xuống đồi ngắm hoa
mưa trên miền đất khác
gió thổi ngẩn ngơ trên mái nhà
con chuồn chuồn nhặt vội
mối tơ tình giữ kín
ai thả cánh hoa màu trắng
lạc loài
dưới ao
Anh ơi, chuyện tình mình anh cất giữ
hay đã đánh rơi
mùa thu dịu dàng ngả vai vào lá…
NGUYỄN HỚI THỌ
Bồng bềnh
Trong đêm đồng xanh
Tôi đã nghe năm người đàn bà hát
Tên các bài không còn nhớ hết
Nhưng bồng bềnh tôi…
Bồng bềnh mặt hồ
Bồng bềnh sông trôi
Bồng bềnh cuộc tình trong câu em hát
“Người tình quê, ơi người tình quê”.
Chẳng ai trong năm người là ca sĩ
Nhưng boléro thấm đẫm từng lời
Họ hát bằng hồn ngày xưa Hoàng Thị
Đã theo chồng, tình lỡ vẫn mang theo
Tháng sáu mưa những khúc ca buồn
Tôi có người em Vỹ Dạ
Thu quyến rũ đã xa
Trăng Bến Ngự câu thề vẫn đợi.
Những bài hát chuyền qua nhau
Không có mùi son phấn
Nỗi nhớ ai na ná của mình
Người hát bồng bềnh, bồng bềnh câu hát.
Trong đêm đồng xanh
Cùng bạn bè tôi nghe và hát.
Lắng hồn vào âm thanh
Bồng bềnh vào âm thanh
“Người tình quê, ơi người tình quê
Có nhớ xin trở về…”
LÊ VIẾT XUÂN
Người thơ
Có một người ẩn hiện trong tôi
Lúc đứng lúc ngồi
Chẳng khi nào đi cả
Vừa quen vừa lạ
Lúc khóc lúc cười
Lúc lặng tiếng im hơi
Khi ra rả lên đồng nhảy múa
Có lúc êm như lụa
Có khi cứng như gỗ
Điều nên quên lại nhớ
Cái cần nhớ lại quên
Thật khó gọi tên
Cứ như ma ám
Bạn nào phải bạn
Có lẽ Người trời
Bất chợt Nàng Thơ cất tiếng chào đời
Người kia biến mất!
NGUYỄN THIỀN NGHI
Vết tích
Mặc chiếc áo nỗi nhớ
Đi hay về cũng thế
Nhẹ hơn nắng
Nặng hơn mưa
Chạm góc nào
Cũng lên men cơn say
Đôi lúc bước qua ngày
Bằng đôi chân tiềm thức
Khi dự báo cơn gió mùa
Em bỏ quên trên cái giỏ cơn áp thấp
Tặng tôi
Làm cái cớ thở dài
Để lại tôi mảng khuyết tật
Soi mình vào
Không thấy tôi xưa
Không thấy ngày vui ngày buồn tròn trịa
Không thấy thuở em bòn mót niềm tin để tập đứng lên
Xót tay vét tận nỗi xa bằng ngón đơn ngón lẻ
Mới cảm nhận được những gì đã mất và những gì tiếc nuối va
chạm
Phát ra điệu kèn ai oán
Hạnh phúc tôi
Tôi tìm
Trên cuộc đời có người bảo thật có người bảo không
Nhưng những gì đã mất đi vá víu cái đang có
Hành hạ nhau
Nên thấy em như nhật nguyệt đổi màu
Ám vào giấc mơ tôi
Hóa cơn mộng du
Đi nhặt vết tích dán vào bóng trước và sau
Để ngẫm về cuộc người bắt gặp
Tựa vai mà đi
(TCSH341/07-2017)
Sinh 1962 ở Hà Nội, tốt nghiệp Đại học hàng hải tại Liên Xô (1986) và đã từng là thuyền trưởng Hải quân. Ngô Tự Lập đã xuất bản hơn chục đầu sách bao gồm thơ, truyện, tiểu luận và dịch thuật.Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt .
Sinh năm 1949 tại Bình Lục - Hà . Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.Tác phẩm đã xuất bản: Dấu lặng - (Thơ) NXB Văn học 1976; Đêm thiếu nữ - (Thơ) NXB Văn học 1978. Ngoài ra Trần Lan Vinh còn có thơ in trong các tuyển tập khác.
Sinh 1946 tại Liên Minh, Vụ Bản, Nam ĐịnhCử nhân nghệ thuật - Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội - Hội viên Hội Mỹ Thuật Hà Nội.Tác phẩm: Trại Muộn (thơ) NXB Văn học 1995; Mảnh trời qua ô cửa - (thơ) NXB Văn học 1997.
Một tiếng thôi mà bao hàm cả cộng đồng dân tộc, cả xứ sở thân yêu với đồng lúa cánh cò, với núi non điệp trùng và rừng vàng biển bạc, những người vợ thương chồng tạo vóc dáng vọng phu.
(Gửi nhà thơ L.M.T)Em tìm trong lá một vầng trăng xaEm tìm trong cỏ bóng chiều vừa qua.
Đợi tắt mặt trờiĐêm không trăng ta lầm lũi bước sóng đôi với biểnXa khơi thăm thẳm màn đen
Tôi vấp ngã vào ban mai trong trẻoNước sông Hương xanh rười rượi tháng tưMưa đầu hạ, sấm chớp chừng vội vãCơn gió hoang lạ lẫm bước tôi về
LTS: Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh 12 - 3 - 1946 tại Mộ Đức Quảng Ngãi. Tốt nghiệp khoa ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội 1969, vào bộ đội, làm báo ở Đài tiếng nói VN, đi chiến trường bộ cuối năm 1970. Là phóng viên chiến trường, ở Ban binh vận R. Sau giải phóng về trại sáng tác Quân khu 5, sau đó giải ngũ, về Hội Văn nghệ Nghĩa Bình và Hội Văn nghệ Quảng Ngãi. Hội viên Hội nhà văn, ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt . Đã in hơn 10 tập thơ và trường ca. Hai lần nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt cho hai tập thơ “Dấu chân qua trảng cỏ” và trường ca “Những ngọn sóng mặt trời”. Giờ vẫn làm thơ chơi và viết báo kiếm sống.
LTS: Trần Chấn Uy sinh năm 1957, tại Đức Thọ, Hà Tĩnh, hội viên Hội Nhà văn Việt . Anh là một nhà thơ trẻ đã có 5 tập thơ ra mắt bạn đọc. Trần Chấn Uy đi khắp nơi, say mê với cái mình đã chọn, diễn đạt nó với nhiều cung bậc. Tìm kiếm chân lý và cái đẹp để đưa vào thơ, với tấm lòng bao dung, nhân hậu, dưới góc độ nào, giọng thơ Trần Chấn Uy cũng chân chất, mộc mạc, nồng ấm. Nhà thơ Trần Chấn Uy hiện nay công tác ở Đài Truyền hình Khánh Hoà.
LTS: Dạy toán nhưng rất yêu thơ đó là điểm đặc biệt của con người Lê Quốc Hán. Lê Quốc Hán viết thơ nhiều. Thơ anh đã in hầu hết các báo ổ địa phương và trong nước. Thấm đẫm mồ hôi của người lao động, anh luôn nhìn cuộc đời với đôi mắt yêu thương, đầy trân trọng. Hồn hậu, mộc mạc, chân chất mà vẫn nói được cái mình gửi gắm không chút sáo cũ, âu đó cũng là điểm mạnh trong thơ Lê Quốc Hán.Lê Quốc Hán hiện nay là Tiến sĩ trường Đại học Sư phạm Vinh.
LTS: Sinh năm 1969 đã có 2 tập thơ riêng. Là một cây bút trẻ luôn có ý thức làm mới thơ. Tập thơ đầu tay “Dòng sông cháy” của chị vừa ra mắt bạn đọc đã nhận được giải thưởng văn học của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam 1997.Táo bạo, trăn trở cho cái mới. Khắt khe, đòi hỏi cao chính mình trong lao động nghệ thuật; Nguyễn Bảo Chân đã chọn cho mình một cách đi riêng trên con đường thơ ca. Với ngôn ngữ thơ hiện đại, với hình tượng thơ kỳ lạ - qua cảm xúc tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, Nguyễn Bảo Chân đã mang đến cho bạn đọc những bài thơ hay. Hiện nay Nguyễn Bảo Chân công tác ở Đài Truyền hình Việt - phụ trách chương trình “Tác phẩm và dư luận” trên sóng VTV3.
LTS: Sinh năm 1943 ở Hà Nội. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn là một cây bút nữ nổi tiếng. Với chất thơ dịu dàng, đằm thắm, chị đã đem đến cho thơ Việt một giọng riêng. Chị không tìm kiếm những tứ thơ lạ, mà làm lạ những tứ thơ tưởng như đã cũ. Với 6 tập thơ và 2 tập truyện thiếu nhi, Phan Thị Thanh Nhàn đã nhận được nhiều giải thưởng văn học. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn hiện nay là UVBCH Hội Nhà Văn Hà Nội và là chủ nhiệm câu lạc bộ nhà văn nữ Việt .
Giọng nói chỉ còn thoang thoảngđồng cỏ hoa vàng
Thiên niên kỷ mới vẫy ta sangkhốn nỗi quà xuân chưa sẵn sàng
Tặng nhà thơ Lâm Hiểu Đông Trời đang mưa mát câyQua công viên Thâm Quyến (*)- Cả thế giới trong nàyTựa bảo tàng bày biện
Tôi ra lệnh cho giao thừa dừng lạiThế kỷ XX khoan hãy ra điThế kỷ XXI đừng đến vội
Mùa thu hẹn ta về Hà NộiTa rong chơi quên cả lối vềMột mình phiêu lãng miền sơn cướcVui cùng trăng cụng chén sơn khê
Vô tư quá tôi trở thành khờ dạiNên chi lỡ hẹn một lời thề
Ba bông hoa mang đêm phi qua vườn saoanh và em định mệnh dịu sángmở địa cầu trinh tiếtlửa quàng xanh yếm cổ mùa đông
Cơn lũ xoáy mòn vai mẹGiạt trôi manh áo em thơNhận chìm bếp lửaNhững hạt lúa không biết lội