Trần Thị Huê - Tịnh Bình - Trần Đức Tín - Mai Hương
Tác phẩm “Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế” của NSNA Lê Đình Hoàng
TRẦN THỊ HUÊ
Gọi dòng sông thức dậy
Anh không nghĩ gặp em
Để tìm màu tóc mới
Gốc tóc tương tư
Giữa phố lạ
Xanh màu
Bài thơ lăn trên mi mắt
Gửi đêm
Rón rén đến ngột thở
Và rồi cây ở lại anh trở về
với cánh chim không mỏi
Về với cung bậc của chính dòng Lam
Cuộc đời xoay không tìm được nỗi niềm khác hơn
lúc mình thực sự
làm người đàn ông đang rối ren
Gặp em
Búp măng già
Em mảnh mai
Hiền thục
Em không đặt những câu hỏi
Em là người biến tấu đam mê
Khô cành
Trở thành giấc mơ đau
Và người con gái ấy cùng kéo tay
Gọi dòng sông thức dậy
Đẩy những mảnh vỡ vụn vào bờ
Nàng không đến từ thành phố
Không phải vàng son
Đủ để neo thuyền bé nhỏ
Của đời anh sau cơn bão tố đi qua...
TỊNH BÌNH
Thu về phố
Hàng cây cởi vạt áo xanh mùa hạ
Phố ban mai khe khẽ lời ca sương
Em nghe không chút tình thu e ấp
Thánh thót cung đàn huyễn hoặc phím âm trôi
Chiều khép hờ vạt nắng muộn trên mi
Loanh quanh phố những vòng xe trầm mặc
Chòm mây trắng bay cuối trời phiêu lãng
Tình hư vô nên đâu mặc cả nỗi niềm
Quán chơ vơ dăm câu thơ ngồi đợi
Cây bàng già cũng vờ trút lá thu
Phố buồn thiu tìm cơn mưa đi lạc
Cuối con đường hành khất một mùa thu
Vay phiến nắng trải mơ hồ lối cũ
Phố chợt trầm một nốt âm thu
Luồn ngực gió tìm heo may sót lại
Bầy cỏ hoang mọc thương nhớ xanh bờ...
TRẦN ĐỨC TÍN
Ca dao
em sinh ra trong ầu ơ của mẹ
những trời chiều kẽo kẹt tiếng đưa nôi
giọt mồ hôi lúa thơm mùi sữa
cha nhọc nhằn trên nước mặn đồng chua
tay cha chai
mắt mẹ đậm quầng
gánh rạ rơm chiều mang chút gió thu bay
ngày tháng đi nhanh
bóng câu qua cửa sổ
hòn than đáy lò... cháy tím cõi trời quê
anh yêu em, nên yêu luôn hạt lúa
yêu con nước lớn ròng, tiếng bìm bịp kêu nhau!
Thương con cúm núm còn kêu
cúm núm gọi buồn lênh đênh chiều chạng vạng
cánh cò cõng đôi mắt tha nhân không thể phá
vỡ đường trời
trái nhãn lồng, nhãn lòng rơi giữa Cửu Long
nếu tôi vẽ bức tranh đồng bằng không còn
đồng lúa chín
không còn cánh tay người gieo cho hạt đơm bông
bức tranh sẽ buồn sẽ khóc
bức tranh tuyệt vọng mênh mông
em đừng nhắc nữa chuyện oai hùng khởi thủy
hay gã thương hồ gối đêm lên bờ bãi ven sông
cổ tích không được viết
ầu ơ không được ru
em cũng thôi bà ba tím
thương con cúm núm còn kêu giữa Cửu Long
đã cạn dòng.
MAI HƯƠNG
Dưới bóng thâm nâu
Sau tất cả những bộn bề, tất bật
Con đã kịp về thăm lại vườn quê
Lá đổ mục chiều sương ngàn ngạt khói
Mái ngói trầm tư quặn tiếng thở thời gian...
Con đã về đây, tường rêu buốt lạnh
Hoa báo xuân nở nghẹn trước hiên nhà
Trái sung đỏ rơi đầy như nước mắt
Lâu lắm rồi, chẳng thấy bóng mẹ cha...
Bao mưa gió xin để ngoài liếp cửa
Con vụng về tạ lỗi trước trầm thơm
Hoa mẫu đơn rực lên như lửa
Màu cội nguồn cháy giữa tim con...
Chắp tay trước ban thờ, tìm câu kinh sám hối
Xin mưa xuân đừng khóc dưới hàng cau
Sau cuộc thiên di, cánh chim không lạc lối
Vẫn tìm về núp dưới bóng thâm nâu...
(TCSH53SDB/06-2024)
VĂN CÁT TIÊN
Hoàng Vân - Nguyễn Đạt - Vĩnh Nguyên - Ngàn Thương
Thanh Thảo - Phạm Ngọc Cảnh - Nguyễn Thị Hồng - Tạ Hữu Yên - Bảo Định Giang
Vương Kiều - Lê Đình Ty - Huệ Nguyên - Từ Nguyễn - Từ Dạ Linh - Hoàng Xuân Thảo - Đoàn Mạnh Phương
TRƯƠNG VĂN VĨNH
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
Tôn Phong - Nguyễn Thất Hanh - Bùi Tấn Xương - Trần Thị Ngọc Mai - Nguyễn Tuất
NGUYỄN VĂN DINH
NGỌC TUYẾT
Trần Xuân An - Lý Hoài Xuân - Mai Nguyên - Trần Thị Huyền Trang - Trần Bá Đại Dương - Nguyễn Loan - Trần Thị Hiền - Đỗ Văn Khoái - Phùng Tấn Đông - Hồ Huệ - Tôn Lệ Thu Châu - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Phi Trinh - Việt Trác
Tế Hanh - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Khắc Mai - Tuyết Nga - Thái Ngọc San - Đặng Thị Kim Liên - Trần Vạn Giả - Huỳnh Duy
HẢI KỲ
Lê Văn Ngăn - Nguyễn Xuân Thâm - Phan Lệ Dung - Bành Thanh Bần - Đào Duy Anh
LÂM THỊ MỸ DẠ
HỒNG NHUChiếc tàu cau (Trích)
Minh Huệ - Xuân Quỳnh - Phương Thúy - Trần Thị Hiền - Trần Hải Sâm - Trần Khắc Tám - Hà Linh Chi - Mai Văn Hoan - Văn Tăng - Thiệp Đáng - Nguyễn Thành Phong - Hà Nhật
LTS: “Đi về sao chửa về đi” có lẽ là câu nhắn nhủ nhiều ý nghĩa nhất của Đào Tiềm vào cuối cuộc nhân sinh. Mười năm trước, ở tuổi bảy mươi, sau hơn 50 năm gắn bó với thơ ca, nhà thơ Tường Linh đã viết bài “Khúc ca quy ẩn” như lời từ giã đời thơ.
LTS: Đỗ Hoàng, sinh ngày 11-10-1949 tại Lệ Ninh, Quảng Bình, có thơ in từ năm 1970 ở các sách báo Trung ương và địa phương. Các tập thơ đã được xuất bản: Mùa lên xanh (in chung) - NXB Tác phẩm Mới 1978; Những miền đất nhớ (in chung) - NXB Lao động năm 1983; Những cánh rừng (in chung) - NXB Thanh niên năm 1984…
Đông Hà - Từ Nguyễn - Đông Triều - Quách Thành - Nguyễn Nhã Tiên - Nguyễn Trọng Văn - Quang Huy - Lê Văn Doãn - Trần Nhuận Minh.
L.T.S: Lý Hoài Xuân: Tên thật là Nguyễn Quốc Duẩn, sinh ngày 26-12-1954 tại Lệ Ninh, Quảng Bình. Tốt nghiệp đại học Luật. In thơ từ năm 1973. Là một chiến sĩ quân đội có mặt trong chiến trường Trị Thiên trong những năm ác liệt nhất. Có nhiều bài thơ và truyện ngắn in trên các báo, tạp chí Văn nghệ, Văn nghệ quân đội , Quân đội nhân dân, Đại đoàn kết, Độc lập, Đất Quảng… và sách của NXB Thuận Hóa , Công an nhân dân.