Huỳnh Gia - Lê Hào - Bùi Kim Anh - Nguyễn Hàn Chung - Phan Nam - Nguyễn Chí Ngoan - Võ Văn Luyến
Ảnh: internet
HUỲNH GIA
Bài ca dao của Mẹ
Giấu nỗi buồn vào đôi mắt đêm
Mẹ lầm lụi vá thời gian bằng chiếc kim nhẫn nại
vai gánh nhọc nhằn - bốn mùa khắc khoải
đầy ắp đa đoan
nặng trĩu thăng trầm
Giấc chiêm bao cuộc đời trống hoác mù tăm
bài ca dao vọng trong đêm xoáy sâu - rưng rức
Mẹ ru ngủ nỗi niềm bằng lo toan tất bật
như ru ngủ thời gian
Bài ca dao ôm cả đại ngàn
ru thời con gái chân lấm bùn gốc mạ
ru thuở yêu Cha - trái tim không mặc cả
ru phận làm dâu không than thở trách hờn
Ru ơi à... lần lượt những đứa con
rút từng giọt sữa non - bầu vú dần teo tóp
Mẹ trút cạn trái tim từng giọt
mong mỏi một trưởng thành
Rồi năm tháng trôi nhanh
vô tình bào mòn sức lực
bài ca dao thâm trầm thấm sâu vào lòng đất
nắm cỏ xanh rưng rưng nâng niu lần giấu cất
ru ngủ một đời người
ru ngủ một bao la
Mẹ đi xa...
vẫn để lại bên con âm vang lời ru vọng
ru bình yên nắng
ru bình yên mưa
ru bình yên từng giấc ngủ
bài ca dao dạt dào như tiếng sóng trùng khơi
LÊ HÀO
Bài hát và niềm mơ
Ở lưng chừng câu ca
niềm mơ bắt đầu đập cánh
Phố như bờ vai
để người cô đơn trở về nương tựa
để người si mê trở về úp mặt
đời mở ra ngôi nhà bình yên cho muôn số phận
từng ngọn nến rưng rưng
lệ tuôn máu đỏ...
cỏ mọc mà thương nhau
bằng lăng tím rộ chùm chùm
mùi hương đã lan qua những bụi gai và đọng vào nỗi đau
Niềm mơ chợt vỡ ra từ con sóng bạc đầu
bọt mềm trên tay, long lanh đôi mắt
những con thuyền buông neo vào ánh mặt trời
Niềm mơ lại quay về thực tại
chùng chình giữa muôn vì sao
giọng hát còn nghe thao thiết bên tai
bài hát ấy
đã cất lên từ trái tim của những người đi qua bão tố...
BÙI KIM ANH
Giấc ngủ quê
ta là đứa con gái sinh ra từ quê ngoại
iu ấp lòng bà thành hai tiếng quê hương
kí ức tuổi thơ lục lọi bộn bừa
chỉ còn lại một lần tắm ao nhà năm mười tuổi
chỉ còn lại một lối gập ghềnh cỏ ướt dẫn đến mộ ông giữa cánh đồng ngút lúa
không còn ai người thân
ta là khách trọ quê hương trả tiền phòng
lật mở mớ tóc xõa xòa mảnh trăng thượng tầng thõng qua ô cửa
gió vẫn gió thoảng hương cau đầu ngõ
gió chia cho thời gian mùa lúa
đêm nay gom cho ta những chữ cái rời rạc ghép
về hai chữ quê hương
mẹ gánh ta qua dòng sông xưa chỉ có bến phà gánh ta đi trên con đường dài không đo cây số
nắng khô tuổi thanh xuân cạn kiệt lúc tuổi già
ta ở phố dòng người xô vào bụi bặm
mỗi ngày tâm hồn mất đi yên lặng mỗi ngày vầng trán cày thêm rãnh lo toan
sự kỳ diệu như hạt thóc nhỏ nhoi như lặng lẽ đêm nay trăng chiếu giấc ngủ quê êm ả
sự kỳ diệu cho ta vượt qua bản ngã yếu hèn cho nhịp sống không tuột xuống con dốc của ghét ghen và thù hận
những tứ thơ giãy đạp con nước sông quê thèm ầu ơ của ngày xưa xa ngúc ngoắc
ta là khách trọ quê hương trả tiền phòng
NGUYỄN HÀN CHUNG
Ngày em trăm tuổi
Ngày em trăm tuổi anh ra
ma không còn đợi một tà áo bay
Những vờn những lượn trong ngày
xưa tàn cuộc rượu ta bày cuộc yêu
Ngày em trăm tuổi rất nhiều
anh trai thôi nói lời điêu với nàng
Những tình lữ những tình tang
bồng nhau vào cõi lỡ làng thiên thu
Ngày em trăm tuổi sa mù
mưa xanh nấm cỏ lu bù tội chung
Những chiều những tối âm cung
đàn ông lỗi nhịp anh hùng bụi khô
Ngày em trăm tuổi ta hồ
văn chương chi sự ô hô tiêu tùng
Những phường những bọn à không
ai còn khao khát ba vòng nữa đâu!
Ngày em trăm tuổi qua cầu
tre reo kệ gió giang đầu thổi khan
Những ai đã lỡ điêu tàn
tro bay về chốn hồng hoang đã đành
Ngày em trăm tuổi thiệt tình
nương theo bóng ngã vong linh cõi nào
PHAN NAM
Bản phác thảo đêm trắng
hôm qua
những bài thơ sải cánh tập bơi
nghiêng theo bàn chân lầy lội
và ánh mắt mẹ
và đôi mắt em
và cánh chim non sũng ướt
đang rũ đôi cánh về thiên đường
ngọn đèn lu lu xiên qua vách tường
ngăn cách manh chiếu với thế giới
ngăn cách ngọn khói với thế giới
ngăn cách bếp lửa với thế giới
con chữ
con
ấm áp
con chữ
con
vô hồn
vẫn mải miết phác thảo nếp nhăn hàng đêm
vẫn mải miết dán mình sau trang giấy
một gợn mây
một cơn gió
rớt xuống bậc thềm chưa thay hình đổi dạng
ba khuất sau hoàng hôn
mang theo hương lúa rụng cánh
bàn tay âm thầm gieo những đốm trắng
vẫy gọi tuổi thơ con kiếm tìm buổi nhọc nhằn chắc lép
mẹ vẫn ngồi đây
con vẫn ngồi đây
mẹ, gom góp từng đồng bạc lẻ đếm 1, 2, 3
con, nhào nặn những bài thơ viết cho X, Y, Z
mẹ bảo: tiền là thứ dơ nhất trên đời
đằng sau cơn lũ mùa lúa vẫn ngọt ngào phù sa...
NGUYỄN CHÍ NGOAN
Nỗi buồn thinh lặng
Đóng chặt ngày buồn mắc cạn
Và những giấc mơ quá cỡ trong bảng màu trung tính
Khi nỗi buồn xâm chiếm không nhường chỗ cho phút mong chờ
Câu thơ vụt lên rồi tan biến
Tôi đi về phía cuối con đường
Hai bên đường nhì nhùng lá cỏ
Lạ quen bủa nhau rót tràn cơn mê của đá
Rỗng mục đêm gầy mồ mả xanh rêu
Có vé khứ hồi nào cho những giấc mơ
Đồng cỏ non xanh của tuổi thơ trôi về phía mùa xa lắc
Xoắn ống quần chân chạm đất
Rách bươm mái nhà gió đêm ràn rạt thổi qua vai
Thõng tay bước về miền ngược nắng
Ký ức giăng mắc vào nhau trong muôn vàn lối rẽ
Nỗi nhớ không hình thù
Trôi vào muôn nghìn bến lạ
Tôi thinh lặng
Mặc niệm nỗi buồn
Mặt trời lên từ phía không người
Tuổi thơ qua gọn lỏn
Những ánh nhìn.
VÕ VĂN LUYẾN
Ngày cũ phố cũ hồn cũ
chiều ơi chiều tâm thanh hòa sóng nhạc trổi nhịp từ buổi tiền vu quy chấm than một nhan sắc một tâm hồn không có trong sự thật ta với mình ới ời nhau một cốc rượu một yêu tin một vọng niệm một chân thân rạn vỡ một chói lóa ma trơi hữu hình
thôi quên đi thứ thơ vần vần vè vè chữ như xác lá rũ mục xả mùi
hôi mù lòa con mắt
thôi quên đi tháng ngày nguyện cầu một lộc phát một u mê dương
trần rước về giông bão.
phố nhớ phố nhớ áo trắng môi ngoan ném hờn dỗi lên trăng khuyết một vòng tay lạc gió lời thề
nhớ rừng thẳm núi cao tuổi xanh mây trắng vút đường bay ý nghĩ chim ưng sải cánh
nhớ rét ngọt khói tỏa khuya khoắt thèm một hơi ấm một chiêm bao đi về thênh thang vụng dại
nhớ sao trời lấp lánh lúng liếng xô nghiêng đồi chè chớm nụ đẫm sương đập nhịp song đôi đá lăn lóc đá chân quên đường về.
ta bỏ ta bỏ tháng ngày bận rộn bỏ bơ vơ lối cỏ đan thành ký ức rạch những đường kỷ hà lên số phận
còn gì không hỡi ngọn sóng cường triều ngập đồng ngập bãi ngập tâm tình ngập bèo bọt ngậm ngùi
còn gì không trăng gió ngút ngàn hoa trái bất tận lòng lại quay quắt một bóng chim tăm cá một xa xôi cổ tích
còn gì không hồn ơi hồn ơi mưa móc đời người một trời thao thiết.
(TCSH351/05-2018)
HÀ TÚC TRÍ
Đinh Cường - Nguyễn Ngọc Phú - Tần Hoài Dạ Vũ - Châu Thu Hà - Vi Thùy Linh - Đinh Thị Như Thúy - Nguyễn Nhã Tiên - Hà Duy Phương - Chử Thu Hằng - Thùy Nhiên Trương Hà
NGUYÊN QUÂN
VŨ THỊ MAI OANH
(Viết cho ai yêu thiên nhiên Nhật Bản)
HẢI HẠC PHAN
NGUYỄN TRỌNG TẠO
Khaly Chàm - Phan Hoàng - Trần Hữu Dũng - Phan Hoàng Phương - Vũ Thiên Kiều
KHẾ IÊM
Lynh Bacardi, tên thật là Phạm Thị Thùy Linh, sinh ngày 03/04/1981. Làm thơ, viết văn, đồng thời là một dịch giả chưa từng học qua trường lớp chính quy nào. Đến với thơ văn từ năm 2003, Lynh Bacardi không ngừng nỗ lực cách tân và đã tạo cho mình một lối viết đầy bản sắc trong thế hệ trẻ luôn có ý hướng cách tân hiện nay. Thế mạnh của Lynh chính là sự vượt thoát trong tư tưởng, dám bội ước với lối thi pháp truyền thống và nói lên được những khát vọng của giới nữ.
XUÂN CAO
VĂN CAO
Tần Hoài Dạ Vũ - Nguyễn Thanh Mừng - Phạm Nguyên Tường - Nguyễn Nguyên An - Lãng Hiển Xuân - Trần Tịnh Yên - Nhất Lâm - Nguyễn Đông Nhật - Trương Văn Nhân - Miên Di - Nguyễn Lãm Thắng - Huỳnh Thúy Kiều - Ngàn Thương - Hoàng Cát - Đức Sơn - Lệ Thu - Hồng Vinh - Ngô Thiên Thu - Lưu Ly - Ngô Công Tấn - Nguyễn Minh Khiêm - Nguyễn Khắc Thạch - Nguyễn Thường Kham - Từ Hoài Tấn - Nguyên Tiêu - Phan Lệ Dung - Phan Trung Thành - Tôn Phong - Trần Áng Sơn - Lê Ngã Lễ - Trần Vạn Giã - Từ Nguyễn
ĐẶNG NHẬT TRUNG
HOÀNG NGỌC QUÝ
NGUYỄN MAN KIM
NGÔ ĐÌNH HẢI
Đinh Thu - Nguyễn Văn Thanh - P.n.thường Đoan - Trần Nhuận Minh - Trọng Hướng - Lâm Anh - Đoàn Mạnh Phương - Đỗ Hàn - Trần Phương Kỳ - Nguyễn Văn Quang - Nguyễn Loan - Triệu Nguyên Phong - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thiền Nghi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Đạt - Trường Thắng - Lê Nguyễn - Trịnh Bửu Hoài
LTS: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 có ý nghĩa lớn là làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, làm lung lay ý chí xâm lược buộc Mỹ phải “xuống thang chiến tranh”, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa quyết định của cuộc kháng chiến.
Nguyễn Tùng Linh - Lê Thị Mây - Phạm Sông Hồng - Y Phương - Thuận Vi - Nguyễn Khắc Thạch - Đặng Thị Vân Khanh
HỒ HỒNG TRÂM