Trần Thu Hà - Nguyễn Thiền Nghi - Trần Văn Liêm - Đặng Văn Sử - Trần Đức Tín - Trần Thanh Thoa
Tác phẩm "Chiều Mai Hịch" (Sơn dầu 2018) của HS Đặng Tiến
TRẦN THU HÀ
Mùa hoa dại
Ngày cha kéo lưới vớt bình minh tóc em còn để chỏm
Lời mẹ miết vào em đốt giá lạnh sương mù
Cánh đồng em đam mê đuổi bắt ngày no gió
Em nưng nức xanh.
Chiến tranh!
Tiếng roi quất vào khuôn mặt em bụm lại.
Chiến tranh nói gì? khi đạn bom trút xuống
Chiến tranh nói gì? khi Trường Sơn phừng phừng lửa cháy
Khi măng rừng củ rừng thay cơm
Khi trận sốt rét rừng trọc tóc
Chiến tranh nói gì? Ngày em vác cả mùa xuân ra trận.
Những đôi chân không ngủ khoác vị mặn thời gian
Ngày qua đi nói gì? Tuổi xuân em sưng tấy...
Chiến tranh - tuổi xuân - bóp mềm sự thật.
Em ơi - em ơi sao như điện giật
Chị ngân lên như giây đàn sắp đứt
Chị nhớ loài hoa dại trổ hoa... đã mấy mùa
Em ơi chị đang trổ hoa ngây ngất
Em ơi sao như điện giật, hai cơ thể sống rung chuông hòa quyện lấy nhau
Chiến tranh - chiến tranh nói gì?
Khi mẹ tìm con dồn mây thành áp thấp
Khi bàn tay bóp mềm sự thật
Ném vào nhau đốm than đỏ cuối cùng
Chiến tranh nói gì? khi tóc thề chấm vai vào hạ
Khi mùa của những con tim khát khao quyền được sống như cánh diều vàng bên cơn khát thủy tinh.
Em mơ mùa dâng xanh, ngày dâng cốm
Chiến tranh không thể xé rách được bóng em trên vách nắng
Khi em nhớ về mùa hoa dại trổ hoa...
NGUYỄN THIỀN NGHI
Cửa biển Vinh Hiền
Lên chưa lạy Phật
Chấp không thoát
Đầu tay vẽ đường cong
Ngón nào cũng chất đầy cầu vọng
Ngón của tâm chờ
Lặn nơi đâu
Nhớ xưa thiền sư chở đạo đến
Chỉ hỏi tâm
Chẳng hỏi quê
Gót người đổi đất rời xa bến
Quê ở nơi này
Thân về đâu
Trở về ngồi bên bờ biển vắng
Vàng con mắt ngó phía bên kia
Tôi không thấy bờ thấy bến
Chỉ thấy bóng mình
Sóng triều dâng.
TRẦN VĂN LIÊM
Đối thoại với cánh đồng
Ngày không chịu tới
Bỏ đêm lừng khừng gió khơi
Cơn giông ậm ực giục môi thóc ngậm sữa
Cho oằn oại thân lúa đầu thu
Nông phu bấm đốt tay
Thấp thỏm đợi ngày gặt hái
Phía rất gần đầu bờ
Từng cột mốc màu đỏ ầm ập găm lên mặt cánh đồng làng
Bờ thửa run chân dật dờ khép lại
Nỗi lo âu vắt ngang dòng kênh kệ khát khô
Buông tuồng cọng cỏ quàng quờ níu nhau...
Hết vụ này chim én rồi thôi bay
Tiếng cúc cù cu xa vắng
Lũ rô trê gặm nhấm bóng đêm dưới lạch cống tù
Sóng lúa chập chờn trong mơ
Mùa vàng thóc thơ lùi về dĩ vãng
Cái sân phơi sẽ mọc đầy rêu rụa
Đêm đêm trượt dài tiếng ếch nhái lênh đênh...
Mỗi khi hoàng hôn buông xuống
Nông phu lại ra đồng
Gặt
Bóng đêm.
ĐẶNG VĂN SỬ
Hỏi cuội
Tôi về hỏi cuội
thời gian
lặng im
cuội đứng xếp hàng uy nghiêm
đã không tuổi
gì có tên?
ngưỡng lên mà hỏi trên chùa Thúy Vân
Vết tích bom đạn bao lần
mài mòn với sóng
vũ vần… tư duy
nhiêu lần neo nhổ, thuyền đi
một thời Âm Phủ rầm rì bán - mua
chợ đời mất - được, hơn - thua
vòng xoay nhân thế nắng - mưa… cuộc bồng.
Tôi về
hỏi cuội
lời không
mênh mông oai mộng trắng đầm Cầu Hai
chỗ ngồi thiếu bóng hình ai
mạch thiên di
cánh sải dài… cuội đau.
TRẦN ĐỨC TÍN
Gục khóc yêu thương
Có những cuộc hành trình con không dám nói với mẹ
Mi mắt mẹ buồn như mảnh vỡ giọt sương
Có những con đường chẳng thể nhớ nổi tên
Nghe vang vọng chân đau hay đá sỏi
Chiếc áo cũ úa màu nhàu nát
Cái võng cuối trời ùa nỗi nhớ mông mênh
Tôi ly hương trong lòng như quán vắng,
Mái trọ nghèo in đậm vết rong rêu
Ra đi, ra đi không hẹn như người hẹn
Sao chiều bồn chồn đến tím biếc Hậu Giang
Mưa nhạt nhòa, mưa cũng đi hoang
Ra đi ra đi rưới đau buốt lên từng nền đất lạnh
Để lúc trở về gục khóc những yêu thương.
TRẦN THANH THOA
Nỗi buồn
Nỗi buồn mọc cánh bay lên từ đáy đêm hun hút
Đánh rơi ký ức lấm vết tro tàn của ngọn lửa thời gian
Em vớt bóng mình chìm giữa dòng nhớ quên dằng dặc
Ngồi một mình đan những ưu tư
Em và nỗi buồn thành tri kỷ…
Mùa hấp hối trên phiến ngày cũ mục
Những cánh sen tàn trong đêm trắng
Dưới đáy cầu thang phủ lớp bụi mờ
Con chuột một mình nằm gặm nhấm giấc mơ
Trong góc tối những vần thơ bật khóc
Nước mắt hát về nỗi đau căng đầy ngực đêm
Nước mắt hóa thành giọt nhớ lấm lem màu dĩ vãng
Những vì sao rơi lả tả xuống vực đạo nỗi buồn
Nơi khu vườn cũ vun đầy xác ký ức mong manh
Em đổ ngày vào đêm, đêm ngày lẫn lộn
Thành phố mùa này như kẻ hát rong
Lẻ loi hát những bản tình ca cất lên từ quá khứ
Từ trái tim cả tin vào tình yêu cuồng nhiệt mê dại
Chỉ còn lại những nỗi buồn đắm đuối
Trên mái nhà trầm mặc loang lổ vết thời gian…
(TCSH350/04-2018)
Sinh năm Nhâm Thìn, Phan Văn Chương từng tham gia quân đội, hiện là hiệu trưởng trường THCS Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thơ đến với anh như người tình muộn. Có điều anh biết chọn lọc, học hỏi, vượt qua những cản trở thế tục, tiếp thu cái mới của đời sống văn học hôm nay đang chuyển đổi. Nhờ thế thơ anh sớm tạo được không gian riêng, cách nói riêng. Phan Văn Chương chứng minh rằng, ở bất kỳ lứa tuổi nào, người ta vẫn có thể tìm cách vượt lên, nếu tự mình khai phá, xác lập được con đường mình đang đi. HOÀNG VŨ THUẬT
Hoàng Vũ Thuật - Lê Thái Sơn - Thiết Mộc Lan - Ngô Hà Phương - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Quốc Hiền - Phan Bùi Bảo Thy
Năm sinh: 1950Quê quán: Đại Lộc, Quảng NamThơ đã in trên nhiều báo, tạp chí, tuyển tập (1971- 2004)Đã xuất bản: Trong hoàng hôn gió (1995), Trăng của ngày (1999), Thơ bốn câu (2001), Bài ca của gió (2002), Phía sau tôi (2003).
Bóng xưa Đập cổ kính ra tìm thấy bóng Xếp tàn y lại để cầm hơi Tự Đức
TRẦN PHƯƠNG TRÀ Kính viếng bác Hoài Chân Nguyễn Đức Phiên. đồng tác giả “Thi nhân Việt Nam”, 1941
Từ Nữ Triệu Vương - Trần Thị Vĩnh Liên - Chử Văn Long - Lê Văn Kính - Nguyễn Quốc Anh - Ma Trường Nguyên - Tôn Phong - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Đức Tiến - Đặng Nguyệt Anh
Lam Hạnh - Tuệ Lam - Chử Văn Long - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Khaly Chàm
Tên thật: Nguyễn Phạm Tú TrinhSinh 1983Sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănGiải nhất cuộc thi thơ “Đất nước và lục bát” của báo Tuổi Trẻ. 2003.
NGUYỄN TRỌNG TẠO chọn và giới thiệuThời Thơ Mới ở ta đã có thơ hình thoi, thơ hình tam giác, thơ hình thập giá... Và bây giờ thơ “tân hình thức” của người Việt ở hải ngoại cũng đã làm nao lòng một số người làm thơ trong nước. Những loại thơ hình thức ấy thường là bắt chước những cách tân kỳ dị của thơ phương Tây từ thế kỷ XIX đến ngày nay. Thực ra thì thơ chữ Nho ở ta cũng đã từng có thơ hình tròn, thậm chí có bài đọc được đến 18 cách, nhưng những “người hiện đại” ở ta lại thường vẫn chuộng thơ Tây và từ đó cũng “sáng tạo” ra những hình thức kỳ dị khác gây chú ý cho người đọc (xem).
…Cả rừng cây thấy mẹ cườiMẹ ơi! nước mắt đầy cơi đựng trầuThác ngàn xa vẫn nguyện cầuVô thường! mẹ nhuộm biếc màu trời xanh.
Có phải em là HuếDùng dằng tôi chẳng muốn xaHỡi em gái Huế dạo qua bên cầuMắt đen, tóc mượt mái đầuCười duyên như thể từ lâu thương rồi
Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Tùng Bách - Nguyễn Sĩ Cứ - Lê Anh Dũng - Văn Công Hùng - Lê Thiếu Nhơn - Công Nam - Nguyễn Thiền Nghi - Nhất Lâm - Ngô Minh - Trần Văn Khởi - Lê Ngã Lễ - Trương Đăng Dung - Đặng Kim Liên - Tạ Vũ - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Hàn Chung
Sinh năm: 1952 tại Nga Sơn, Thanh Hoá.Hiện đang công tác tại Hà Nội.Tiến sĩ Sử học, Phó giáo sư Xã hội học.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
...Ta cứ hẹn gặp nhau nơi HuếGió xòa lang thang tóc thả mờiMắt lá nghiêng cười cho ai đợiAnh để lòng bỏ ngỏ cõi hoang...
Khoảnh khắc Cõi yêu Tự khúc
Võ Quê - Nguyễn Xuân Sang - Hồ Ngọc Chương - Duy Phi - Trần Thị Ngọc Lan - Nguyễn Hưng Hải - Huy Tập - Vương Anh
Sinh ngày 10-3-1973Quê quán: Phong Điền Thừa Thiên HuếHiện công tác tại Văn phòng Hội Nhà Văn TP Hồ Chí Minh
HỒ CHÍ MINH(Hồ Chí Minh Toàn tập (tập 7, tr.277) NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2000)
Phạm Xuân Trường - Đức Sơn - Hoàng Quý - Hoàng Niên