Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Ngọc Vượng - Đặng Văn Sử - Nguyễn Thị Bội Nhiên - Nhất Mạt Hương
Tác phẩm "Hoa xuân ca" (Sơn dầu, 80cm x 65cm, 2024) của họa sỹ Đặng Tiến
LÊ TẤN QUỲNH
Hồng Hạ
Những gió đã đi qua mấy thung đồi
Xanh
Màu xanh Hồng Hạ
Cuộn tròn rơm rạ những tổ chim
Nơi bếp lửa lăn mãi tiếng cười khuya
Và từng khuôn mặt ánh lên nỗi nhớ
Hồng Hạ thổi vào tôi ngọn nguồn của suối
Mải hát quên giấc ngủ mây bay
Những câu hát pha sương mù buổi sớm
Có thương nhau tháng tháng ngày ngày…
Hồng Hạ rót vào tôi ly rượu đoác
Chạm môi thôi đã chếnh choáng mưa rừng
Đôi khi chỉ nhìn mưa là đủ
Buổi chia tay ngấm cả rưng rưng…
Hồng Hạ bâng khuâng
Những bình minh cứ ngọt
Để tôi đi hoài những ngày ngược gió…
NGUYỄN NGỌC VƯỢNG
Cơn mê
Rúc vào bóng râm tuổi thơ cánh chuồn vang bay thấp
Trước khi cơn bão tức tưởi đổ về nào đâu ta có biết
Lối ngô đồng hôn mê
Mùa lá rụng mùa lá sum sê cưu mang thị xã quê mình qua bao mùa
tai biến!
Sáu mươi năm gác tay qua trán
Chuồn chuồn vang vẫn rộng trời xòe đôi cánh mỏng
Che chắn mùa suy ngẫm.
Mùa thu ấy
Mùa thu ấy xui ta về Cửa Sót
Những con sóng rụng tơi bời trên bãi cát hư hao
Mây thiếu phụ rót li chiều nghiêng ngả
Hốt biển về thay áo chiêm bao!
ĐẶNG VĂN SỬ
Khung chiều lạc phím
Dưới chiếc lá thiếu con sâu nên chim nhỏ buồn đôi mắt
như mùa đông trông về xứ sở
khói lam vòng man mác trên từng phím âm giai
và em có biết không, trong giấc mơ thiếu chăn đắp mộng
lạnh lùng từ cuộc nhớ hôm nao.
Dưới bóng tre thiếu con trâu nằm nhai lại nên mục đồng
từ tạ tiếng sáo vang
cỏ miết mọc xanh xao bờ
đủ trú ẩn cho tiếng cuốc kêu vào đêm thăm thẳm
đánh thức lòng - phiên bản đàn đầy tâm can
và ai thấy từng giọt sương tách mầm xuôi về biển.
Dưới mái hiên quen từ ngày người thiếu lại
nên cuộc tình hò hẹn đến khó tin!
để kẻ gió rít qua tay làm chiếc khăn vàng bay ngược
gã mưa khờ khạo miên trường đến tím nhau
và phía đàn sáu dây từ khung chiều lạc phím, còn chi?
NGUYỄN THỊ BỘI NHIÊN
Vẫn còn đây
Bên kia con đường là những mùa thu
Em và ta dắt nhau đi mãi
Như dưới bầu trời là dòng sông tuôn chảy
Dẫu chỉ là tới bể
Trong ngôi nhà trên đỉnh núi hoang vu
Em chỉ cho ta giá sương và ngọn lửa
Giữa những ngón tay đan vô thường năm, tháng
Để giữ ngày ta vẫn còn đây.
Em đợi ngày dưới những tàng cây
Ta dữ dội đắng cay và khát vọng
A ha! Nước mắt còn trong mộng
Trăng rụng vàng trên sóng và thơ.
NHẤT MẠT HƯƠNG
Ngày cạn
Khi ánh hoàng hôn vừa điểm mặt
Cơn gió thổi qua điểm cuối của ánh nhìn
Rải một nỗi buồn như răng cưa của lá.
Niềm vui
hiếm hoi
ồn ã…
Phía bên kia ngày trôi
Những vệt màu loang lổ
Vẽ dấu chân loài côn trùng rỉ rả
Và những bông hoa
Muộn phiền
hắt nỗi buồn riêng.
Đôi khi
Người ta thèm sự bình yên
Hơn cả ngọt ngào
Thèm sự tĩnh lặng
Hơn sẻ chia vô nghĩa.
Màn đêm bao bọc sự cô đơn
Và nỗi suy tư
cuộn mình
…nhân bản.
Ngày cạn
Từ bóng mình
Thanh thản
Chênh vênh!
(TCSH421/03-2024)
Tên thật: Trần Vương ThuấnSinh năm 1983 tại thị xã Phan Rang, Ninh ThuậnGiải Ba cuộc thi thơ 2001 - 2003 của Tạp chí Sông Hương
Tên thật: Trần Văn MườiSinh ngày 9.9.1982 tại Đông Yên, Phúc Thành, Yên Thành, Nghệ AnTốt nghiệp Đại học sư phạm Huế (Khoa ngữ văn)Đã có thơ, truyện đăng trên nhiều báo chí Trung ương và địa phương với các bút danh: Đinh Hạ, Minh Châu Trần, Trần Đông Yên Phương.Giải khuyến khích cuộc thi thơ lục bát của Báo Tuổi trẻ 2003.
Ditimloigiaicuocdoi là nickname của Bụi Trần đang “bế tắc chưa tìm lối thoát cho bệnh tật và đã sống như một phế phẩm suốt 5 năm tròn”. Thơ, hẳn là niềm ân sủng duy nhất có thể cứu rỗi tâm hồn của người bạn nhỏ đáng thương này dẫu Bụi Trần đang muốn khám phá nhiều thể loại khác nữa. Chúng tôi đọc được ở thơ Bụi Trần lời tri âm trong bản nhạc vút lên từ địa ngục của một nhạc sĩ quá cố. Nhưng ước vọng thoát khỏi niềm đau mang bản chất định nghiệp tại mỗi người là không lẫn lộn... TCSH
Điều bình thường lạ lẫm
Được nhìn lại Huế
Lê Vi Thủy - Thái Hải - Phạm Nguyên Tường - Lê Huy Hạnh - Nhất Lâm - Nguyễn Hoa
Huỳnh Quang Nam - Huy Phương - Trần Dzụ - Trần Hữu Lục - Lê Huy Mậu - Tôn Nữ Ngọc Hoa - Hồ Ngọc Chương
ĐINH THỊ NHƯ THÚYĐã buồn trước cho những ngày chưa đếnnhững chia xa đang sum họpnhững mỏi mệt đang hân hoannhững bóng tối khuất lấp đang rực sángĐã nhìn thấy vết chémròng ròng máu đỏ tươi trên da thịtnhư nhìn thấy bước chân người hành khấtchậm rãi lê trên đường
Ở những đỉnh cột
Như lời tình tự
Sinh năm Nhâm Thìn, Phan Văn Chương từng tham gia quân đội, hiện là hiệu trưởng trường THCS Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thơ đến với anh như người tình muộn. Có điều anh biết chọn lọc, học hỏi, vượt qua những cản trở thế tục, tiếp thu cái mới của đời sống văn học hôm nay đang chuyển đổi. Nhờ thế thơ anh sớm tạo được không gian riêng, cách nói riêng. Phan Văn Chương chứng minh rằng, ở bất kỳ lứa tuổi nào, người ta vẫn có thể tìm cách vượt lên, nếu tự mình khai phá, xác lập được con đường mình đang đi. HOÀNG VŨ THUẬT
Hoàng Vũ Thuật - Lê Thái Sơn - Thiết Mộc Lan - Ngô Hà Phương - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Quốc Hiền - Phan Bùi Bảo Thy
Năm sinh: 1950Quê quán: Đại Lộc, Quảng NamThơ đã in trên nhiều báo, tạp chí, tuyển tập (1971- 2004)Đã xuất bản: Trong hoàng hôn gió (1995), Trăng của ngày (1999), Thơ bốn câu (2001), Bài ca của gió (2002), Phía sau tôi (2003).
Bóng xưa Đập cổ kính ra tìm thấy bóng Xếp tàn y lại để cầm hơi Tự Đức
TRẦN PHƯƠNG TRÀ Kính viếng bác Hoài Chân Nguyễn Đức Phiên. đồng tác giả “Thi nhân Việt Nam”, 1941
Từ Nữ Triệu Vương - Trần Thị Vĩnh Liên - Chử Văn Long - Lê Văn Kính - Nguyễn Quốc Anh - Ma Trường Nguyên - Tôn Phong - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Đức Tiến - Đặng Nguyệt Anh
Lam Hạnh - Tuệ Lam - Chử Văn Long - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Khaly Chàm
Tên thật: Nguyễn Phạm Tú TrinhSinh 1983Sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănGiải nhất cuộc thi thơ “Đất nước và lục bát” của báo Tuổi Trẻ. 2003.
NGUYỄN TRỌNG TẠO chọn và giới thiệuThời Thơ Mới ở ta đã có thơ hình thoi, thơ hình tam giác, thơ hình thập giá... Và bây giờ thơ “tân hình thức” của người Việt ở hải ngoại cũng đã làm nao lòng một số người làm thơ trong nước. Những loại thơ hình thức ấy thường là bắt chước những cách tân kỳ dị của thơ phương Tây từ thế kỷ XIX đến ngày nay. Thực ra thì thơ chữ Nho ở ta cũng đã từng có thơ hình tròn, thậm chí có bài đọc được đến 18 cách, nhưng những “người hiện đại” ở ta lại thường vẫn chuộng thơ Tây và từ đó cũng “sáng tạo” ra những hình thức kỳ dị khác gây chú ý cho người đọc (xem).