Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Ngọc Vượng - Đặng Văn Sử - Nguyễn Thị Bội Nhiên - Nhất Mạt Hương
Tác phẩm "Hoa xuân ca" (Sơn dầu, 80cm x 65cm, 2024) của họa sỹ Đặng Tiến
LÊ TẤN QUỲNH
Hồng Hạ
Những gió đã đi qua mấy thung đồi
Xanh
Màu xanh Hồng Hạ
Cuộn tròn rơm rạ những tổ chim
Nơi bếp lửa lăn mãi tiếng cười khuya
Và từng khuôn mặt ánh lên nỗi nhớ
Hồng Hạ thổi vào tôi ngọn nguồn của suối
Mải hát quên giấc ngủ mây bay
Những câu hát pha sương mù buổi sớm
Có thương nhau tháng tháng ngày ngày…
Hồng Hạ rót vào tôi ly rượu đoác
Chạm môi thôi đã chếnh choáng mưa rừng
Đôi khi chỉ nhìn mưa là đủ
Buổi chia tay ngấm cả rưng rưng…
Hồng Hạ bâng khuâng
Những bình minh cứ ngọt
Để tôi đi hoài những ngày ngược gió…
NGUYỄN NGỌC VƯỢNG
Cơn mê
Rúc vào bóng râm tuổi thơ cánh chuồn vang bay thấp
Trước khi cơn bão tức tưởi đổ về nào đâu ta có biết
Lối ngô đồng hôn mê
Mùa lá rụng mùa lá sum sê cưu mang thị xã quê mình qua bao mùa
tai biến!
Sáu mươi năm gác tay qua trán
Chuồn chuồn vang vẫn rộng trời xòe đôi cánh mỏng
Che chắn mùa suy ngẫm.
Mùa thu ấy
Mùa thu ấy xui ta về Cửa Sót
Những con sóng rụng tơi bời trên bãi cát hư hao
Mây thiếu phụ rót li chiều nghiêng ngả
Hốt biển về thay áo chiêm bao!
ĐẶNG VĂN SỬ
Khung chiều lạc phím
Dưới chiếc lá thiếu con sâu nên chim nhỏ buồn đôi mắt
như mùa đông trông về xứ sở
khói lam vòng man mác trên từng phím âm giai
và em có biết không, trong giấc mơ thiếu chăn đắp mộng
lạnh lùng từ cuộc nhớ hôm nao.
Dưới bóng tre thiếu con trâu nằm nhai lại nên mục đồng
từ tạ tiếng sáo vang
cỏ miết mọc xanh xao bờ
đủ trú ẩn cho tiếng cuốc kêu vào đêm thăm thẳm
đánh thức lòng - phiên bản đàn đầy tâm can
và ai thấy từng giọt sương tách mầm xuôi về biển.
Dưới mái hiên quen từ ngày người thiếu lại
nên cuộc tình hò hẹn đến khó tin!
để kẻ gió rít qua tay làm chiếc khăn vàng bay ngược
gã mưa khờ khạo miên trường đến tím nhau
và phía đàn sáu dây từ khung chiều lạc phím, còn chi?
NGUYỄN THỊ BỘI NHIÊN
Vẫn còn đây
Bên kia con đường là những mùa thu
Em và ta dắt nhau đi mãi
Như dưới bầu trời là dòng sông tuôn chảy
Dẫu chỉ là tới bể
Trong ngôi nhà trên đỉnh núi hoang vu
Em chỉ cho ta giá sương và ngọn lửa
Giữa những ngón tay đan vô thường năm, tháng
Để giữ ngày ta vẫn còn đây.
Em đợi ngày dưới những tàng cây
Ta dữ dội đắng cay và khát vọng
A ha! Nước mắt còn trong mộng
Trăng rụng vàng trên sóng và thơ.
NHẤT MẠT HƯƠNG
Ngày cạn
Khi ánh hoàng hôn vừa điểm mặt
Cơn gió thổi qua điểm cuối của ánh nhìn
Rải một nỗi buồn như răng cưa của lá.
Niềm vui
hiếm hoi
ồn ã…
Phía bên kia ngày trôi
Những vệt màu loang lổ
Vẽ dấu chân loài côn trùng rỉ rả
Và những bông hoa
Muộn phiền
hắt nỗi buồn riêng.
Đôi khi
Người ta thèm sự bình yên
Hơn cả ngọt ngào
Thèm sự tĩnh lặng
Hơn sẻ chia vô nghĩa.
Màn đêm bao bọc sự cô đơn
Và nỗi suy tư
cuộn mình
…nhân bản.
Ngày cạn
Từ bóng mình
Thanh thản
Chênh vênh!
(TCSH421/03-2024)
LTS: Hải Kỳ tên thật Trần Văn Hải. Sinh năm 1948 ở Đồng Hới. Thơ in từ năm 1969 trên các tập san, báo văn nghệ ở địa phương và Trung ương. Với tâm hồn say đắm, nhạy cảm thơ Hải Kỳ hướng tới những tìm tòi phát hiện chất liệu mới trong đời sống, với giọng thơ khỏe, tránh lặp lại mình.
XUÂN HOÀNGĐồng hới
Hoàng Vũ Thuật - Đông Triều - Đỗ Quyên - Đoàn Mạnh Phương - Đào Duy Anh - Nguyễn Thị Anh Đào - Nguyễn Văn Hùng - Phan Lệ Dung - Trần Phương Trà
PHAN TRUNG THÀNHLời tạ của hải cẩu Hải Dương
HOÀNG VŨ THUẬTBài hát trong bóng đêm
Nguyễn Khoa Điềm - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ - Trần Hạ Tháp - Lê Tấn Quỳnh - Nguyên Quân - Đức Sơn - Nguyễn Văn Quang - Lê Ngã Lễ - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Xuân Hoàng - Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Hạ Nguyên
Anh Ngọc - Lâm Thị Mỹ Dạ - Nguyễn Thị Hồng - Phạm Tấn Hầu - Phạm Đình Ân - Phạm Hồ Thu - Trần Hoàng Phố - Vĩnh Nguyên - Hải Vân - Trinh Đường - Hoàng Minh Nhân - Hoàng Nhuận Cầm - Trịnh Trang Quỳnh - Đỗ Hoàng - Lê Nguyên Hồng
Vĩnh Nguyên - Trần Thị Linh Chi - Lưu Ly - Triệu Nguyên Phong - Tây Linh Phạm Xuân Phụng - Ngàn Thương - Từ Nguyễn - Trần Tịnh Yên - Tuệ Lam - Lê Huỳnh Lâm
Nguyễn Xuân Sanh - Trần Mạnh Hảo - Ý Nhi - Võ Văn Trực - Văn Tăng - Trần Hải Sâm - Thúc Hoàng - Quốc Minh - Trần Hữu Lục
Trần Trình Lãm - Châu Thu Hà - Nguyễn Tiến Chủng - Trịnh Hải Yến - Khaly Chàm - Nguyễn Quang Hưng - Huỳnh Ngọc Lan - Đông Hương
LTS: Phan Duy nhân là bút hiệu của một nhà thơ quen biết với bạn đọc trẻ miền Nam từ đầu những năm 60. Tên thật là Phan Chánh Dinh sinh năm 1941 quê xã Triệu Thượng, huyện Triệu Hải, Bình Trị Thiên, trưởng thành trong phong trào đấu tranh yêu nước của sinh viên Huế. “Thư gửi các bạn sinh viên” của anh in ở tuần báo Sinh viên Huế năm 1964 có thể xem là bài thơ mở đầu cho dòng thơ ca tranh đấu của tuổi trẻ đô thị miền Nam trong tù (Côn Đảo 1968-1973) và sau ngày giải phóng Phan Duy Nhân vẫn tiếp tục sáng tác, dù ít xuất hiện trên báo chí.
LTS: Hoàng Vũ Thuật, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam sinh năm 1945 ở Lệ Ninh - Bình Trị Thiên. Xuất thân là một giáo viên, sau chuyển qua làm công tác văn nghệ. Bạn đọc đã quen tên anh trên các mặt báo, tạp chí Trung ương và địa phương. Tập thơ “Những bông hoa trên cát” xuất bản 1980 đã khẳng định bước đi ban đầu khá vững tay của anh.
THANH THẢOKhối vuông ru-bích
Lý Hoài Xuân - Nguyễn Loan - Trương Kiến Giang - Xuân Diệu - Chế Lan Viên - Nguyễn Hới Thọ - Nguyễn Hoa - Nguyễn Hữu Quý - Dương Toàn Thắng
ĐINH CƯỜNGCào lá ngoài sân đêm
Đức Sơn - Nguyễn Trường - Phan Lệ Dung - Nguyễn Đông Nhật - Kiêm Thêm - Nhất Lâm - Nguyễn Man Kim - Phạm Thị Điểm
LÊ THỊ KIM
Thu Bồn - Nguyễn Duy - Ngô Thế Oanh - Nguyễn Thụy Kha - Thế Dũng - Đỗ Văn Khoái - Mai Văn Hoan
NGUYỄN NGỌC PHÚBuổi sáng
LƯU QUANG VŨ...Và anh tồn tại